Danh mục
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Văn bản
  • Lịch sử truyền thống
  • Hòa bình - hữu nghị
  • Công tác PCPNN
  • Cơ quan Thường trực
  • Tổ chức thành viên ở Trung ương
  • Liên hiệp CTCHN tỉnh, thành phố
  • Biên giới - Biển đảo
  • Bạn bè năm châu
  • Đối ngoại và hội nhập
  • Tri thức chuyên sâu
  • Video
  • Hình ảnh
  • Liên hệ
Vufo.org.vn

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Hòa bình - hữu nghị
  • Công tác PCPNN
  • Tư liệu
    • Văn bản
    • Lịch sử truyền thống
  • Liên hệ
  • Copy link
  • Trang chủ
  • Bạn bè năm châu
17/03/2025, 9:25 AM

Cựu binh Mỹ và tiếng vĩ cầm dưới chân tượng đài Sơn Mỹ

57 năm sau thảm sát Sơn Mỹ (còn gọi là Mỹ Lai), một cựu binh Mỹ vẫn đều đặn trở lại nơi này, kéo khúc nhạc tưởng niệm, mong ước xoa dịu nỗi đau chiến tranh và gửi thông điệp hòa bình đến thế giới.

Ngày 16/3, dưới chân tượng đài tại Khu Chứng tích Sơn Mỹ (xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi), cựu binh Mỹ Mike Boehm lại kéo vĩ cầm, như ông đã làm suốt hơn hai thập kỷ qua. Tiếng đàn trầm buồn vang lên giữa không gian lặng lẽ, như nén lòng tưởng nhớ 504 thường dân vô tội đã ngã xuống trong vụ thảm sát kinh hoàng 57 năm trước.

Ông Mike Boehm kéo vĩ cầm dưới chân tượng đài Sơn Mỹ. (Ảnh: Znews)

Mỗi năm, ông Boehm đều bay nửa vòng trái đất để trở lại. “Tôi kéo đàn để tưởng niệm các nạn nhân vụ thảm sát Sơn Mỹ. Đồng thời, mong tiếng đàn này góp phần xây dựng Sơn Mỹ phát triển, điểm đến của những người yêu chuộng hòa bình”, ông nói.

Sáng 16/3/1968, tại thôn Mỹ Lai, làng Sơn Mỹ (xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi), một trung đội lính lục quân Mỹ đổ quân bất ngờ và bắn xối xả thảm sát 504 thường dân vô tội nơi đây. Trong đó có 182 phụ nữ, 60 cụ già, 173 trẻ em và 189 trung niên.

Vụ thảm sát đã gây chấn động dư luận thế giới về tội ác mà quân đội Mỹ đã gây ra cho nhân dân Việt Nam, tạo nên làn sóng phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam ngay trên đất Mỹ và trên thế giới.

Mike Boehm từng gia nhập sư đoàn bộ binh đóng quân ở Củ Chi (Sài Gòn) năm 1968. Vừa đặt chân đến Việt Nam, ông đã thấy sự ác liệt của chiến tranh khi quân giải phóng tấn công Sài Gòn trong chiến dịch Mậu Thân. Khi biết về thảm sát Sơn Mỹ, ông mang trong lòng nỗi ám ảnh kéo dài hàng chục năm.

Năm 1998, nhân tưởng niệm 30 năm vụ thảm sát, ông trở lại nơi này cùng hai cựu binh Mỹ từng giải cứu những phụ nữ và trẻ em trước họng súng của đồng đội. Tại đây, ông đã chơi một bản nhạc nói về nỗi lòng của người phụ nữ đợi chồng trong cuộc nội chiến nước Mỹ hơn 200 năm trước bằng cây violin cũ kỹ. Từ đó đến nay, tiếng vĩ cầm của ông trở thành một phần trong lễ tưởng niệm ngày thảm sát mỗi năm.

Boehm dành phần đời mình cho các hoạt động thiện nguyện. Từ năm 1993, ông thành lập tổ chức Madison Quakers, hỗ trợ phụ nữ nghèo tại Quảng Ngãi mua bò giống, xây nhà tình thương và trao học bổng cho trẻ em.

“Tôi rất vui khi thấy người dân ở đây sống tốt hơn”, ông nói.

504 bông hồng của cựu binh Billy Kelly. (Ảnh: Báo Kinh tế & Đô thị)

Không thể trở lại vì tuổi cao, cựu binh Mỹ Billy Kelly - từng đóng quân ở Đức Phổ (Quảng Ngãi) năm 1968-1969 - gửi 504 bông hồng để tưởng niệm 504 người dân Sơn Mỹ. Kèm theo đó là tấm thiệp với dòng chữ: “Never forget” – Không bao giờ quên. Ông Kelly chưa bao giờ nguôi ngoai nỗi day dứt về những gì đã diễn ra trên mảnh đất này. Suốt nhiều năm, ông đều trở lại Sơn Mỹ, dự lễ tưởng niệm 504 thường dân vô tội.

Cùng ngày, ông Ronald L. Haeberle, phóng viên chiến trường Mỹ, người chụp những bức ảnh thảm sát Sơn Mỹ, cũng có mặt tại lễ tưởng niệm. Những bức ảnh của ông từng gây chấn động thế giới, trở thành bằng chứng không thể chối cãi về tội ác chiến tranh, góp phần thúc đẩy phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam ngay trên đất Mỹ.

Ông Ronald L. Haeberle (áo xanh), tác giả của những bức ảnh về thảm sát Sơn Mỹ, dâng hương tại lễ tưởng niệm. (Ảnh: Báo Kinh tế & Đô thị)

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, mỗi khi nhắc đến Sơn Mỹ, nỗi đau thương, mất mát vẫn không thể nào nguôi trong tâm trí người dân Sơn Mỹ, hàng triệu người dân Việt Nam và nhân dân thế giới yêu chuộng hòa bình. Nhưng người dân Sơn Mỹ đã khép lại quá khứ để cùng hướng đến tương lai tươi đẹp, biến nỗi đau thành động lực, cùng nhau xây dựng quê hương, đất nước; đẩy mạnh vun đắp tình hữu nghị, vì hòa bình và sự tiến bộ của nhân loại.

Ông Nguyễn Văn Thành, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi cho biết: "Thảm sát Sơn Mỹ không phải là vụ việc duy nhất, nhưng là vụ việc điển hình cho những tội ác mà các thế lực hiếu chiến gây ra trên mảnh đất Quảng Ngãi. Chúng ta cùng khép lại quá khứ để cùng hướng đến tương lai, kết thân bè bạn với các quốc gia, các dân tộc cùng khát vọng hòa bình, tiến bộ. Đây là lẽ sống, là đạo lý thấm đậm trong cách ứng xử của mỗi người dân Việt Nam".

Theo Thời Đại

Tiêu điểm
Việt Nam trong cảm nhận của Nghị sĩ trẻ toàn cầu

Việt Nam trong cảm nhận của Nghị sĩ trẻ toàn cầu

Tin đọc nhiều
1

Tiễn biệt người bạn thuỷ chung của Việt Nam - Giáo sư Jean Pierre Archambault

2

Việt Nam bước vào Kỷ nguyên mới: Vươn tầm bằng nội lực

3

Một người Thụy Điển yêu Hội An

4

Du kích quân Nicaragua và tấm ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong túi ngực

5

Chủ tịch Khamtai Siphandone: Nhà lãnh đạo xuất sắc của Lào, người bạn lớn của Việt Nam

Tin liên quan

Tưởng nhớ Ông Marcel Winter – Người bạn Séc chí tình của Nhân dân Việt Nam

50 năm Thống nhất đất nước: Hồi ức của một người bạn Argentina

Thông cáo đặc biệt về quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone

Chủ tịch Khamtai Siphandone: Nhà lãnh đạo xuất sắc của Lào, người bạn lớn của Việt Nam

Nguyên Chủ tịch nước CHDCND Lào Khamtai Siphandone từ trần, Lào tổ chức quốc tang 5 ngày

Nghệ sĩ Dominique Des Miscault: Người kết nối văn hóa Việt Nam-Pháp

Tiễn biệt người bạn thuỷ chung của Việt Nam - Giáo sư Jean Pierre Archambault

Tổng thống Timor-Leste: Việt Nam giành được sự tôn trọng của cộng đồng quốc tế

Doseba Tua Sinay cùng tấm lòng yêu thương dành cho trẻ em Việt Nam

Du kích quân Nicaragua và tấm ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong túi ngực

LIÊN HIỆP CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ VIỆT NAM

Trụ sở: 105A, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: +84.24. 3845 6303; Email: vufo.vufo@gmail.com
Bản quyền thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Top