![]() |
Công trình xây dựng Khoa mắt - Trung tâm Chống bệnh xã hội tỉnh Vĩnh Long do Tổ chức phi chính phủ AP (Mỹ) tài trợ. |
Các nhà báo tham gia đoàn đã có dịp tới thăm các Liên hiệp địa phương tại các tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Quảng Trị, Huế, Bắc Giang và Hải Phòng; nghe báo cáo về kết quả đạt được trong những năm qua của công tác đối ngoại nhân dân tại các địa phương; thăm một số mô hình, dự án hiệu quả do các tổ chức phi chính phủ nước ngoài thực hiện và ghi nhận hiệu quả của công tác phi chính phủ trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương triển khai dự án.
Tham gia đoàn báo chí có đại diện các báo: Lao động, Tiền phong, Thanh niên, Người Lao động, Hà Nội mới, Thời báo Ngân hàng, Nhân dân, Quân đội nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Điện tử Đảng Cộng sản, Đài truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Tp. Hà Nội, Đài truyền hình Tp. Hồ Chí Minh và 3 hệ của Đài Tiếng nói Việt Nam: VOV1, VOV Tivi, VOV4.
Trang web Vietpeace xin trích dẫn một số bài thu hoạch được từ chuyến đi này.
GÓP PHẦN GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ CỤ THỂ Ở ĐỊA PHƯƠNG
(Hà Nội mới) Kiên Giang những ngày này đang sáng thêm niềm vui. Vùng đất cách mạng ở phía Tây Tổ quốc đang đổi thay từng ngày. Tuyến đường liên thôn, liên xã nối với khu căn cứ U Minh Thượng vừa chính thức khánh thành, tiếp thêm sức sống mới cho người dân miền Tây. Những ngôi nhà mới, khang trang, vùng cỏ bàng trải dài mát rượi… đã giúp đổi thay cuộc sống của người dân miền sông nước. Thành quả ấy có được, cùng với nỗ lực của chính quyền địa phương phải kể đến sự vận dụng sáng tạo của Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Kiên Giang trong công tác vận động và quản lý viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
Đường liên xã Thạch Yên - Hòa Chánh - Vĩnh Hòa dẫn vào khu căn cứ Tỉnh ủy ở huyện U Minh Thượng vừa khánh thành với tổng kinh phí trên 100 tỷ đồng từ nguồn vốn viện trợ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, ông Lê Văn Hồng (Hai Hồng), Chủ tịch Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Kiên Giang cho biết, đây là những xã có chi bộ đầu tiên của tỉnh Kiên Giang và nơi đóng quân của các lực lượng vũ trang, dân - quân - chính - đảng trong 2 cuộc kháng chiến trường kỳ chống giặc ngoại xâm. Con đường bê tông này dài 23,5km, rộng 3,5m, vượt qua 15 cây cầu kiên cố, đưa vào sử dụng từ ngày 16-9-2010 đã giải quyết được phần lớn nhu cầu về giao thông nông thôn, đáp ứng sự mong mỏi của người dân. Công trình không chỉ đánh dấu sự đổi thay về diện mạo vùng nông thôn mà còn là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Trao đổi với chúng tôi, bác Trịnh Văn Sủi, 87 tuổi, ở ấp Vĩnh Hưng, xã Hòa Chánh cho biết: Ngày xưa đi lại cực lắm. Người lớn vất vả đã đành, thương nhất vẫn là tụi nhỏ. Mùa nước lên, cầu khỉ trơn trợt, đường lầy lội sình bùn… khiến nhiều cháu không thể đến trường. Giờ thì khác. Đây đúng là công trình thế kỷ. Chúng tôi sẵn sàng hiến thêm đất để Nhà nước mở rộng con đường. Còn theo chị Dương Thị Bé, ở ấp Vĩnh Hưng, xã Hòa Chánh: Ngày xưa đi lại khó khăn bộn bề, nhiều lúc phải lội nước. Bây giờ có đường mới, giao thông thuận tiện, dân phấn khởi lắm, mừng lắm.
Tính đến nay, qua vận động của Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị, các đối tác đã tài trợ số tiền hơn 360 tỷ đồng để phục vụ các công trình giao thông nông thôn và người nghèo ở vùng sâu, vùng xa. Cùng với đó, những dự án đang triển khai như Làng cầu vồng (dự án xóa bãi rác) do Tổ chức Habitat tài trợ với tổng kinh phí 875.000 USD, xây dựng 100 căn nhà có đủ điện, nước cho người dân sống trên núi rác ở thành phố Rạch Giá, hay như dự án Khai thác bền vững đồng cỏ bàng kết hợp với bảo tồn nghề thủ công địa phương tại xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành do Hội Sếu quốc tế tài trợ với tổng kinh phí hơn 200.000 USD… đã góp phần giúp tỉnh xóa đói, giảm nghèo, phát triển bền vững.
Điều đáng mừng là qua các dự án này, các đối tác đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang lại chính là cầu nối mời gọi thêm các tổ chức đến tìm hiểu và tham gia tài trợ cho các dự án khác, giúp thắt chặt tình đoàn kết giữa Kiên Giang và nhân dân các nước.
NHỮNG MÔ HÌNH CẦN NHÂN RỘNG
(Hà Nội mới) Không biển, không biên giới, không có rừng, đó là thế khó cho Vĩnh Long trong công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài - tâm sự rất thật của Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Vĩnh Long Trần Văn Khái đã mở đầu câu chuyện với chúng tôi như thế. Vậy mà tính từ đầu năm đến nay, công tác vận động viện trợ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở tỉnh đã đạt gần 50 tỷ đồng và 1,5 triệu USD…
Từ sự hỗ trợ thuận lợi của địa phương
Anh Nguyễn Văn Nam, cán bộ chuyên trách của Liên hiệp, theo dõi 19/40 dự án các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (NGOs) của tỉnh cho biết: Thành lập từ năm 1986 với tên gọi Hội Hữu nghị các nước tỉnh Vĩnh Long, 10 năm đầu, hoạt động của hội rất cầm chừng, có lúc, anh em làm đối ngoại nhân dân của tỉnh chỉ ngồi chờ… quyết định giải thể. Khó khăn là thế nhưng ai cũng hy vọng. Năm 1996, hội chính thức mang tên Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Vĩnh Long. Kể từ đó, hoạt động của liên hiệp được hỗ trợ rất nhiều, được tạo mọi điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ. Con số vận động kinh phí đóng góp của các NGOs cho các dự án, hoạt động trên địa bàn tỉnh theo từng năm là minh chứng thực tế nhất. Ông Nguyễn Văn Việt, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Vĩnh Long, Chủ tịch Liên hiệp cho biết, công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài năm 2008 đạt 50 tỷ đồng, năm 2009 là 60 tỷ đồng và năm 2010 này dự kiến đạt 80 tỷ đồng.
Đến cái tâm với nghề
Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Vĩnh Long Trần Văn Khái tâm sự, vùng nông thôn miền Tây Nam bộ này cá sẵn dưới ao, cây trái đầy trong vườn, thiên nhiên ưu đãi nên người dân cũng không quan tâm cuộc sống của mình nhiều lắm. Tính người miền Tây khoáng đạt, niềm nở và không có thói quen tích lũy nên rất khó cho công tác xóa đói giảm nghèo. Giải bài toán ấy như thế nào? - đây là câu hỏi luôn thường trực đối với cán bộ lãnh đạo của tỉnh. Anh Khái cho biết, Liên hiệp chỉ có 7 người nhưng đều làm việc với hai, ba lần công suất.
Từng bước, Liên hiệp dần thành công trong nhiệm vụ của mình. Riêng trong 10 tháng từ đầu năm đến nay, đã có 11 tổ chức NGOs tham gia đóng góp trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, giúp xây dựng hơn 50 căn nhà tình thương, hỗ trợ vay tín dụng cho 6.150 hộ gia đình nghèo… với số tiền tài trợ hơn 18 tỷ đồng (chiếm hơn 23% tổng số tiền viện trợ). Ví dụ như nhờ có Quỹ Dariu (Thụy Sĩ), chương trình Tín dụng nhỏ hiệu quả lớn đã thay đổi được nếp nghĩ của người miền Tây. Cái quý không phải là vay được bao nhiêu - anh Khái nhấn mạnh - vấn đề cốt lõi là giúp người dân có thói quen tiết kiệm.
Điển hình nhân rộng
Thành công của Vĩnh Long cũng là thành công của công tác đối ngoại nhân dân. Liên hiệp ở đây không chỉ làm tốt nhiệm vụ chuyên trách về công tác đối ngoại mà còn là đầu mối trong việc vận động viện trợ phi chính phủ. 5 năm qua, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Vĩnh Long đã vận động NGOs xây dựng hơn 1.400km đường giao thông nông thôn, 11 cây cầu bê tông kiên cố, 8 nhà máy nước, 100% tuyến y tế cơ sở được hỗ trợ. Những dự án tập trung vào các lĩnh vực nhỏ, nhưng thiết yếu đã phát huy được tính hiệu quả góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân ở các vùng sâu, vùng xa trong tỉnh.
PV
Tham gia đoàn báo chí có đại diện các báo: Lao động, Tiền phong, Thanh niên, Người Lao động, Hà Nội mới, Thời báo Ngân hàng, Nhân dân, Quân đội nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Điện tử Đảng Cộng sản, Đài truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Tp. Hà Nội, Đài truyền hình Tp. Hồ Chí Minh và 3 hệ của Đài Tiếng nói Việt Nam: VOV1, VOV Tivi, VOV4.
Trang web Vietpeace xin trích dẫn một số bài thu hoạch được từ chuyến đi này.
GÓP PHẦN GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ CỤ THỂ Ở ĐỊA PHƯƠNG
(Hà Nội mới) Kiên Giang những ngày này đang sáng thêm niềm vui. Vùng đất cách mạng ở phía Tây Tổ quốc đang đổi thay từng ngày. Tuyến đường liên thôn, liên xã nối với khu căn cứ U Minh Thượng vừa chính thức khánh thành, tiếp thêm sức sống mới cho người dân miền Tây. Những ngôi nhà mới, khang trang, vùng cỏ bàng trải dài mát rượi… đã giúp đổi thay cuộc sống của người dân miền sông nước. Thành quả ấy có được, cùng với nỗ lực của chính quyền địa phương phải kể đến sự vận dụng sáng tạo của Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Kiên Giang trong công tác vận động và quản lý viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
Đường liên xã Thạch Yên - Hòa Chánh - Vĩnh Hòa dẫn vào khu căn cứ Tỉnh ủy ở huyện U Minh Thượng vừa khánh thành với tổng kinh phí trên 100 tỷ đồng từ nguồn vốn viện trợ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, ông Lê Văn Hồng (Hai Hồng), Chủ tịch Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Kiên Giang cho biết, đây là những xã có chi bộ đầu tiên của tỉnh Kiên Giang và nơi đóng quân của các lực lượng vũ trang, dân - quân - chính - đảng trong 2 cuộc kháng chiến trường kỳ chống giặc ngoại xâm. Con đường bê tông này dài 23,5km, rộng 3,5m, vượt qua 15 cây cầu kiên cố, đưa vào sử dụng từ ngày 16-9-2010 đã giải quyết được phần lớn nhu cầu về giao thông nông thôn, đáp ứng sự mong mỏi của người dân. Công trình không chỉ đánh dấu sự đổi thay về diện mạo vùng nông thôn mà còn là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Trao đổi với chúng tôi, bác Trịnh Văn Sủi, 87 tuổi, ở ấp Vĩnh Hưng, xã Hòa Chánh cho biết: Ngày xưa đi lại cực lắm. Người lớn vất vả đã đành, thương nhất vẫn là tụi nhỏ. Mùa nước lên, cầu khỉ trơn trợt, đường lầy lội sình bùn… khiến nhiều cháu không thể đến trường. Giờ thì khác. Đây đúng là công trình thế kỷ. Chúng tôi sẵn sàng hiến thêm đất để Nhà nước mở rộng con đường. Còn theo chị Dương Thị Bé, ở ấp Vĩnh Hưng, xã Hòa Chánh: Ngày xưa đi lại khó khăn bộn bề, nhiều lúc phải lội nước. Bây giờ có đường mới, giao thông thuận tiện, dân phấn khởi lắm, mừng lắm.
Tính đến nay, qua vận động của Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị, các đối tác đã tài trợ số tiền hơn 360 tỷ đồng để phục vụ các công trình giao thông nông thôn và người nghèo ở vùng sâu, vùng xa. Cùng với đó, những dự án đang triển khai như Làng cầu vồng (dự án xóa bãi rác) do Tổ chức Habitat tài trợ với tổng kinh phí 875.000 USD, xây dựng 100 căn nhà có đủ điện, nước cho người dân sống trên núi rác ở thành phố Rạch Giá, hay như dự án Khai thác bền vững đồng cỏ bàng kết hợp với bảo tồn nghề thủ công địa phương tại xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành do Hội Sếu quốc tế tài trợ với tổng kinh phí hơn 200.000 USD… đã góp phần giúp tỉnh xóa đói, giảm nghèo, phát triển bền vững.
Điều đáng mừng là qua các dự án này, các đối tác đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang lại chính là cầu nối mời gọi thêm các tổ chức đến tìm hiểu và tham gia tài trợ cho các dự án khác, giúp thắt chặt tình đoàn kết giữa Kiên Giang và nhân dân các nước.
NHỮNG MÔ HÌNH CẦN NHÂN RỘNG
(Hà Nội mới) Không biển, không biên giới, không có rừng, đó là thế khó cho Vĩnh Long trong công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài - tâm sự rất thật của Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Vĩnh Long Trần Văn Khái đã mở đầu câu chuyện với chúng tôi như thế. Vậy mà tính từ đầu năm đến nay, công tác vận động viện trợ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở tỉnh đã đạt gần 50 tỷ đồng và 1,5 triệu USD…
Từ sự hỗ trợ thuận lợi của địa phương
Anh Nguyễn Văn Nam, cán bộ chuyên trách của Liên hiệp, theo dõi 19/40 dự án các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (NGOs) của tỉnh cho biết: Thành lập từ năm 1986 với tên gọi Hội Hữu nghị các nước tỉnh Vĩnh Long, 10 năm đầu, hoạt động của hội rất cầm chừng, có lúc, anh em làm đối ngoại nhân dân của tỉnh chỉ ngồi chờ… quyết định giải thể. Khó khăn là thế nhưng ai cũng hy vọng. Năm 1996, hội chính thức mang tên Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Vĩnh Long. Kể từ đó, hoạt động của liên hiệp được hỗ trợ rất nhiều, được tạo mọi điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ. Con số vận động kinh phí đóng góp của các NGOs cho các dự án, hoạt động trên địa bàn tỉnh theo từng năm là minh chứng thực tế nhất. Ông Nguyễn Văn Việt, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Vĩnh Long, Chủ tịch Liên hiệp cho biết, công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài năm 2008 đạt 50 tỷ đồng, năm 2009 là 60 tỷ đồng và năm 2010 này dự kiến đạt 80 tỷ đồng.
Đến cái tâm với nghề
Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Vĩnh Long Trần Văn Khái tâm sự, vùng nông thôn miền Tây Nam bộ này cá sẵn dưới ao, cây trái đầy trong vườn, thiên nhiên ưu đãi nên người dân cũng không quan tâm cuộc sống của mình nhiều lắm. Tính người miền Tây khoáng đạt, niềm nở và không có thói quen tích lũy nên rất khó cho công tác xóa đói giảm nghèo. Giải bài toán ấy như thế nào? - đây là câu hỏi luôn thường trực đối với cán bộ lãnh đạo của tỉnh. Anh Khái cho biết, Liên hiệp chỉ có 7 người nhưng đều làm việc với hai, ba lần công suất.
Từng bước, Liên hiệp dần thành công trong nhiệm vụ của mình. Riêng trong 10 tháng từ đầu năm đến nay, đã có 11 tổ chức NGOs tham gia đóng góp trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, giúp xây dựng hơn 50 căn nhà tình thương, hỗ trợ vay tín dụng cho 6.150 hộ gia đình nghèo… với số tiền tài trợ hơn 18 tỷ đồng (chiếm hơn 23% tổng số tiền viện trợ). Ví dụ như nhờ có Quỹ Dariu (Thụy Sĩ), chương trình Tín dụng nhỏ hiệu quả lớn đã thay đổi được nếp nghĩ của người miền Tây. Cái quý không phải là vay được bao nhiêu - anh Khái nhấn mạnh - vấn đề cốt lõi là giúp người dân có thói quen tiết kiệm.
Điển hình nhân rộng
Thành công của Vĩnh Long cũng là thành công của công tác đối ngoại nhân dân. Liên hiệp ở đây không chỉ làm tốt nhiệm vụ chuyên trách về công tác đối ngoại mà còn là đầu mối trong việc vận động viện trợ phi chính phủ. 5 năm qua, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Vĩnh Long đã vận động NGOs xây dựng hơn 1.400km đường giao thông nông thôn, 11 cây cầu bê tông kiên cố, 8 nhà máy nước, 100% tuyến y tế cơ sở được hỗ trợ. Những dự án tập trung vào các lĩnh vực nhỏ, nhưng thiết yếu đã phát huy được tính hiệu quả góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân ở các vùng sâu, vùng xa trong tỉnh.
PV