Tại hội thảo, các học giả đã tập trung vào việc phân tích về các vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp ở biển Đông trong thời gian gần đây giữa Trung Quốc với một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và Philippin; đề xuất các phương án giải quyết các tranh chấp hiện nay ở Biển Đông.
Ảnh: A P
Các ý kiến đều cho rằng tình hình biển Đông vẫn sẽ diễn biến phức tạp do Trung Quốc cố tình không tuân thủ luật pháp quốc tế, tiếp tục triển khai các hoạt động gây căng thẳng và quân sự hóa ở biển Đông; rằng việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở biển Đông là bổn phận và trách nhiệm của các quốc gia và là yếu tố quan trọng để đảm bảo hòa bình, an ninh, tự do hàng hải, hàng không và thương mại quốc tế. Hội thảo kêu gọi các bên liên quan tôn trọng luật pháp quốc tế, chấm dứt các hành động căng thẳng, đơn phương phá vỡ nguyên trạng ở biển Đông; thiện chí hợp tác gìn giữ hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực; chung tay bảo vệ môi trường sinh thái biển và sự đa dạng sinh học ở biển Đông.
Với mong muốn giới thiệu rõ hơn về thực trạng tranh chấp trên biển Đông, Ban tổ chức đã trưng bày hơn 30 bức ảnh về bản đồ lịch sử biển Đông qua các thời kỳ và hình ảnh các bãi, đá trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trước, trong và sau khi Trung Quốc triển khai các hoạt động phá vỡ nguyên trạng, quân sự hóa và tác động của việc làm này đối với anh ninh, tự do hàng hải và môi trường sinh thái biển ở khu vực.
Ban AP