1. Hội bạn
![]() |
Mátcơva ngày 14/9, nghĩa trang danh nhân Novodevitse
Buổi sáng chủ nhật đầu thu Mátxcơva trời lạnh và nghĩa trang cũng như trong giấc ngủ muộn. Nhưng khi đồng hồ vừa chỉ đúng 8 giờ 30 sáng và cánh cổng màu xanh từ từ mở ra thì một dòng những bông hoa cẩm chướng màu đỏ thẫm đã tràn vào phía trong, tiếng xôn xao phá đi sự im lặng của buổi sáng.
Nằm ở phía Tây Nam thành phố, Novodevitse vốn là một tu viện và đến thế kỷ 15 thì những ngôi mộ đầu tiên của giới giáo sĩ và quý tộc đã bắt đầu xuất hiện. Sau Cách mạng tháng Mười, Trung ương Đảng Cộng sản Liên xô đã quyết định biến nơi này thành nghĩa trang của các nhân vật có “vị thế xã hội”, đó là các nhà văn, nghệ sĩ, các tướng lĩnh quân đội, các nhà bác học và các nhà hoạt động chính trị nổi tiếng . Đây là nơi yên nghỉ của Gôgôn và Sêkhốp, Tolstôi và Maiakovski; danh họa Lêvitan; nhà soạn nhạc Prokofiev và Roprokovits. Các ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên xô là Khrutsov, Gromycô, Molotov … cũng có mặt ở đây. Lô xô dưới những tán cây xanh là các tượng bán thân của các danh nhân, tất cả đều rất sống động và mang một nét bí ẩn sâu sa, có cảm giác như lịch sử và nền văn hóa đầy thăng trầm nhưng cũng vô cùng vĩ đại của nước Nga như hiển hiện đâu đây.
Ở phía cuối (Khu mới ) của nghĩa trang, ngay đầu dãy là mộ của Trung tướng, Phi công vũ trụ German Titov, Anh hùng Liên Xô, Anh hùng Việt Nam. G.Titov được biết đến như một huyền thoại không gian, phi hành gia thứ 2 sau I.Gagarin nhưng ít ai biết rằng trong suốt 25 năm cho tới năm 1991, ông chính là vị chủ tịch đáng kính của Hội Hữu nghị Nga-Việt. Dưới thời của ông, Hội Xô-Việt có 33 chi hội ở các nước cộng hoà, các vùng, khu vực và thành phố trên toàn Liên Xô. Gần 3.000 nhà máy, xí nghiệp, cơ quan, nông trường, các cơ sở giáo dục và trường học đã tham gia vao Hội hữu nghị Xô Việt như các chi hội cơ sở cấp 1. Ban chấp hành Hội khi đó có tới 177 người với đội tiên phong của Hội là các chuyên gia quân sự và dân sự đã từng chiến đầu và làm việc tại Việt Nam trong những năm chiến tranh chống Mỹ ác liệt cũng như khôi phục và xây dựng kinh tế trong thời bình.
Buổi sáng chủ nhật đầu thu Mátxcơva trời lạnh và nghĩa trang cũng như trong giấc ngủ muộn. Nhưng khi đồng hồ vừa chỉ đúng 8 giờ 30 sáng và cánh cổng màu xanh từ từ mở ra thì một dòng những bông hoa cẩm chướng màu đỏ thẫm đã tràn vào phía trong, tiếng xôn xao phá đi sự im lặng của buổi sáng.
Nằm ở phía Tây Nam thành phố, Novodevitse vốn là một tu viện và đến thế kỷ 15 thì những ngôi mộ đầu tiên của giới giáo sĩ và quý tộc đã bắt đầu xuất hiện. Sau Cách mạng tháng Mười, Trung ương Đảng Cộng sản Liên xô đã quyết định biến nơi này thành nghĩa trang của các nhân vật có “vị thế xã hội”, đó là các nhà văn, nghệ sĩ, các tướng lĩnh quân đội, các nhà bác học và các nhà hoạt động chính trị nổi tiếng . Đây là nơi yên nghỉ của Gôgôn và Sêkhốp, Tolstôi và Maiakovski; danh họa Lêvitan; nhà soạn nhạc Prokofiev và Roprokovits. Các ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên xô là Khrutsov, Gromycô, Molotov … cũng có mặt ở đây. Lô xô dưới những tán cây xanh là các tượng bán thân của các danh nhân, tất cả đều rất sống động và mang một nét bí ẩn sâu sa, có cảm giác như lịch sử và nền văn hóa đầy thăng trầm nhưng cũng vô cùng vĩ đại của nước Nga như hiển hiện đâu đây.
Ở phía cuối (Khu mới ) của nghĩa trang, ngay đầu dãy là mộ của Trung tướng, Phi công vũ trụ German Titov, Anh hùng Liên Xô, Anh hùng Việt Nam. G.Titov được biết đến như một huyền thoại không gian, phi hành gia thứ 2 sau I.Gagarin nhưng ít ai biết rằng trong suốt 25 năm cho tới năm 1991, ông chính là vị chủ tịch đáng kính của Hội Hữu nghị Nga-Việt. Dưới thời của ông, Hội Xô-Việt có 33 chi hội ở các nước cộng hoà, các vùng, khu vực và thành phố trên toàn Liên Xô. Gần 3.000 nhà máy, xí nghiệp, cơ quan, nông trường, các cơ sở giáo dục và trường học đã tham gia vao Hội hữu nghị Xô Việt như các chi hội cơ sở cấp 1. Ban chấp hành Hội khi đó có tới 177 người với đội tiên phong của Hội là các chuyên gia quân sự và dân sự đã từng chiến đầu và làm việc tại Việt Nam trong những năm chiến tranh chống Mỹ ác liệt cũng như khôi phục và xây dựng kinh tế trong thời bình.
Chúng tôi chuyền nhau những chiếc cốc đựng rượu vodka Nga, một miếng bánh mỳ cá hồi và lặng lẽ đặt xuống phiến đá trước ngôi mộ của German Titov. Như cái cách mà người Việt tưởng niệm bạn cũ. Và khi đó tất cả mới chợt nhận ra rằng: Ngày được chọn để kỷ niệm sinh nhật Vàng 50 năm của Hội Nga Việt không phải là ngày 30 tháng 7 như bản tin chính thức của báo Sự thật đã đưa mà chính là ngày sinh nhật của German Titov: 11-9-1935.
2. Lễ kỷ niệm
![]() |
Hơn 4 tiếng đồng hồ của buổi lễ kỷ niệm hầu như đã chứng kiến một “trận mưa” điện chúc mừng, lời phát biểu, lẵng hoa, quà tặng.. từ khắp mọi nơi gửi về. Vladimir Buyanov, Chủ tịch Hội Nga- Việt có lẽ là người hạnh phúc nhất. Sau những năm tháng đầy khó khăn của thập niên 90 khi Liên Xô tan rã, Hội Xô-Việt cũng phải ngừng hoạt động; Hội hữu nghị với Việt Nam sau đó đựoc thành lập không còn sự ủng hộ của Nhà nước và phải tự túc tất cả các hoạt động, đến nay đội ngũ của Hội Nga -Việt đã bao gồm gần 3.000 thành viên tích cực. Ngoài các thành phố như Mat- xcơva, Ekaterenburg và Vladivostock là nhữg trung tâm tập trung đông người Việt thì hơn 20 tỉnh thành khác của nước Nga cũng đã có các tổ chức xã hội “liên quan mật thiết đến Việt Nam”.
Từ Việt Nam Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã gửi Điện mừng và Quyết định trao tặng Huân chương Hữu nghị cho Hội Hữu nghị Liên bang Nga-Việt Nam. Đây là lần thứ ba Huân chương cao quý của Việt Nam được gắn lên lá cờ của Hội bạn với hình quốc kỳ hai nước và vòng tròn ôm lấy hai cánh tay đang nắm lấy nhau trên nền những tia nắng mặt trời đang lên của một ngày mới.
Nhân dịp lễ kỷ niệm, Thủ tướng V.Putin cũng đã gửi thư chúc mừng tới Hội hữu nghị Nga - Việt. Ông viết “ Trong lịch sử hợp tác của hai đất nước chúng ta đã có không ít những trang sử rực rỡ và đáng nhớ gắn liền với hoạt động của tổ chức đầy uy tín của các bạn, tổ chức đang thực hiện sứ mạng cao quý gắn kết hai dân tộc, tăng cường tình đoàn kết và hiểu biết giữa nhân dân hai nước…”. Thủ tướng Nga cũng đề cập tới khái niệm “ngoại giao nhân dân” và cho rằng những hình thức ngoại giao như vậy trong nhiều trường hợp sẽ giúp củng cố nền tảng hợp tác chiến lược, sự phát triển ổn định và bền vững cho quan hệ LB Nga và Việt Nam. Ngoại giao nhân dân theo Thủ tướng Putin chính là các mối liên kết nhân văn, thực hiện các dự án văn hóa - giáo dục, giúp công dân hai nước thêm hiểu biết lẫn nhau… những lĩnh vực mà mà ông mong muốn Hội Nga-Việt sẽ đẩy mạnh hoạt động trong thời gian tới. Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Lavrov cũng khẳng định Việt Nam là đối tác truyền thống và tin cậy của Nga trong khu vực châu Á Thái Bình Dương và tin rằng “ kinh nghiệm phong phú và sự hiểu biết nhiều mặt của các thành viên Hội hữu nghị Nga Việt sắp tới sẽ lại trở thành cấp thiết và là chỗ dựa vững chắc để củng cố vị trí của nước Nga ở Đông Nam Á”.
Không thể kể hết những tình cảm mà Hội Nga-Việt nhận đuợc trong ngày kỷ niệm Vàng của mình. Về phía Việt Nam có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, Hội Hữu nghị Việt Nga, Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga, Hội người Việt ở Nga…Về phía Nga có thư chúc mừng của Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Hạ viện, Bộ Ngoại giao Nga, chính quyền Matxcova, các viện nghiên cứu châu Á, các tổ chức cựu chiến binh và tổ chức xã hội, nữ du hành gia Terescova; lãnh đạo đảng Cộng sản trong Hạ viện Nga Ziuganov… Tất cả đều vui mừng nhận thấy từ những năm tháng vinh quang khi Liên Xô giúp đỡ Việt Nam chống lại xâm lược Mỹ đến nay quan hệ Việt Nam-LB Nga đã tiếp tục củng cố sâu sắc thêm bằng việc ký Tuyên bố Đối tác chiến lược năm 2001. Trong sự phát triển đáng kể này có sự đóng góp quan trọng và mang tính xây dựng của Hội hữu nghị Nga- Việt.
Có một sự kiện đáng nhớ là trước ngày lễ chính thức một tháng, ngày 8/8, nhân kỷ niệm 75 năm Hạm đội Biển Bắc của Nga, 50 năm thành lập Hội Nga- Việt và 15 năm thành lập Học viện Kinh tế và Pháp luật Matxcơva, GS Buyanov, người cũng đồng thời là Hiệu trưởng Học viện này đã đẫn một đoàn sinh viên lên chinh phục đỉnh Elbrus, đỉnh núi cao nhất châu Âu. Đúng vào ngày khai mạc Olympic Bắc Kinh và mở màn trận chiến Nam Ossetia, biểu tưởng của tình hữu nghị Nga-Việt cũng đã được gắn lên đỉnh mái nhà Kavkaz. Lễ kỷ niệm đã đến sớm, cho cả Nga và cả Việt Nam.
3. Nước Nga không xa
Trở lại với ý kiến của Bộ trưởng Ngoại giao LB Nga S.Lavrov “ kinh nghiệm phong phú và sự hiểu biết nhiều mặt của các thành viên Hội hữu nghị Nga Việt sắp tới sẽ lại trở thành cấp thiết và là chỗ dựa vững chắc để củng cố vị trí của nước Nga ở Đông Nam Á”. Với những thành viên Hội Nga-Việt mà chúng tôi đã từng được găp ở Mátxcơva thì nước Nga quả là đang sở hữu một kho báu hiểu biết về Việt Nam.
Cách đây gần 2 năm, tại trụ sở của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam 105A Quan Thánh đã có một buổi ra mắt ấm cúng với sự có mặt của Chủ tịch Hội Nga-Việt V.P Buyanov cuốn sách “Liên xô một từ không bao giờ quên”, một tập hợp hồi ký của các chuyên gia Liên Xô (trước đây) từng công tác tại Việt Nam. Tác giả là các nhà ngoại giao kỳ cựu như Saplin B.N- Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên Xô tại Việt Nam trong hơn 11 năm (1974-1986) và sau đó Thứ trưởng Ngoại giao Liên Xô; Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Nga Việt Gladunov E.P, người có hơn 10 năm là Vụ trưởng trong Ban đối ngoại TW đảng Cộng sản Liên Xô, phụ trách công tác với Việt Nam; Phó chủ tịch Hội Kobelev E.V, một trong những sinh viên Nga đầu tiên sang học tiếng Việt tại Đại học tổng họp Hà Nội vào năm 1961 và có hơn 20 năm công tác tại Ban đối ngoại TW đảng Cộng sản Liên Xô, làm việc trong nhóm về Việt Nam- Lào- Campuchia; tiến sĩ sử học Loksin G.M, chuyên gia về công tác Hoà bình của Liên Xô truớc đây và là một trong những sinh viên đầu tiên được đào tạo chuyên ngành Việt Nam tại Đại học Ngoại giao Matxcơva năm 1961…Họ đã trở thành các học giả nổi tiếng về Việt Nam, nghiên cứu hoặc giảng dạy tại các viện chuyên ngành về châu Á của Liên bang Nga.
Trong cuốn “Liên Xô một từ không quên” chúng ta còn gặp lại Chuyên gia trưởng Liên Xô trên công trường xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Anh hùng Lao động CHXHCN Việt Nam Bôgasencô; người đứng đầu Zarubezneft Oxatchiuk E.I hay Xvetov P.U, phóng viên thuờng trú báo Sự Thật tại Đông Nam Á và đại diện Trung tâm hợp tác quốc tế về văn hoá và khoa học nga ở Việt Nam…Dưới tiêu đề “Không thể nào quên”, các chuyên gia Liên Xô dù công tác ở cương vị nào đã từng sống và làm việc tại Việt Nam đều kể lại những tình tiết “chân thực, hấp dẫn và vô cùng cảm động” về những sự kiện, những công trình và những con người Việt Nam mà họ đã có dịp cùng chứng kiến và tham gia đóng góp trong một giai đoạn lịch sử đầy vinh quang của đất nước Việt Nam anh em. Họ đều là những thành viên được vinh danh trong Ban chấp hành của Hội Nga Việt vì những đóng góp không mệt mỏi cho tình hữu nghị giữa hai dân tộc.
Năm 2001, Tổng thống Nga Putin trong chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam đã có buổi gặp mặt cảm động với các cựu sinh viên đã tốt nghiệp các trường đại học ở Liên Xô và Nga . Ông nói “chúng ta, những con người khác nhau về tuổi tác và nghề nghiệp nhưng đều có chung một tiểu sử- gắn bó với Liên bang Xô Viết”. Trong hơn 50 năm của tình hữu nghị được kế thừa từ Liên Xô cũ đến nay đã có 12.000 quân nhân Xô Viết từng thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình với Việt Nam, hơn 30 ngàn chuyên gia Liên Xô và Nga đã từng làm việc ở Việt Nam tại các thời điểm khác nhau và đã giúp đất nước xây dựng hơn 300 công trình kinh tế quốc dân quan trọng. Gần 40 ngàn cán bộ đã được đào tạo trình độ đại học tại Liên Xô và nước Nga, trong đó có gần 4.000người đã bảo vệ học vị phó tiến sĩ và tiến sĩ, trên 150 ngàn người Việt Nam được đào tạo lại hoặc bổ túc nghề nghiệp tại Liên Xô (cũ). Những “dấu ấn Nga” này là vô giá cho cả LB Nga và Việt Nam.
Thượng tướng Khiupênhen A.I, Chủ tịch Hội cựu chiến binh Binh chủng phòng không Nga, thành viên Ban Chấp hành hội Nga-Việt là một tướng lĩnh hay mặt áo dân sự. Có lẽ vì ông còn là một tiến sĩ giáo sư, chuyên gia về khoa học quân sự. Cuốn sách mà ông tặng cho Hội Việt Nga mang tên Việt Nam không quên- từ máy bay do thám Lockheed U-2 đến chiến thắng B-52 vừa được phát hành với lời đề tặng nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày chiếc máy bay do thám Lookheed U2 bị bắn hạ tại Xverdlovsk (1/5/1960) và 50 năm ngày những chuyên gia quân sự Liên Xô lần đầu tới Việt Nam (năm 1960). Ông Khiupênhen cho biết, đây là cuốn sách nói về những sự kiện còn ít ngưòi biết tới về giúp đỡ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam trong thời kỳ chống Mỹ, dưới cái nhìn của những người “trực tiếp tham gia và chứng kiến”. Các nhà nghiên cứu Nga cho rằng, lịch sử hợp tác kỹ thuật quân sự Việt Nga còn được biết tới quá ít trong một cuộc chiến mà Mỹ không thể thắng và đã được mổ xẻ rất nhiều. Cũng trong dịp kỷ niêmh 50 năm ngày thành lập Hội Nga Việt, một cuốn kỷ yếu Tình hữu nghị được thử thách qua thời gian đã đuợc phát hành với nhiều hình ảnh tư liệu quý về quan hệ hai nước.
Cách đây gần 2 năm, tại trụ sở của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam 105A Quan Thánh đã có một buổi ra mắt ấm cúng với sự có mặt của Chủ tịch Hội Nga-Việt V.P Buyanov cuốn sách “Liên xô một từ không bao giờ quên”, một tập hợp hồi ký của các chuyên gia Liên Xô (trước đây) từng công tác tại Việt Nam. Tác giả là các nhà ngoại giao kỳ cựu như Saplin B.N- Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên Xô tại Việt Nam trong hơn 11 năm (1974-1986) và sau đó Thứ trưởng Ngoại giao Liên Xô; Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Nga Việt Gladunov E.P, người có hơn 10 năm là Vụ trưởng trong Ban đối ngoại TW đảng Cộng sản Liên Xô, phụ trách công tác với Việt Nam; Phó chủ tịch Hội Kobelev E.V, một trong những sinh viên Nga đầu tiên sang học tiếng Việt tại Đại học tổng họp Hà Nội vào năm 1961 và có hơn 20 năm công tác tại Ban đối ngoại TW đảng Cộng sản Liên Xô, làm việc trong nhóm về Việt Nam- Lào- Campuchia; tiến sĩ sử học Loksin G.M, chuyên gia về công tác Hoà bình của Liên Xô truớc đây và là một trong những sinh viên đầu tiên được đào tạo chuyên ngành Việt Nam tại Đại học Ngoại giao Matxcơva năm 1961…Họ đã trở thành các học giả nổi tiếng về Việt Nam, nghiên cứu hoặc giảng dạy tại các viện chuyên ngành về châu Á của Liên bang Nga.
Trong cuốn “Liên Xô một từ không quên” chúng ta còn gặp lại Chuyên gia trưởng Liên Xô trên công trường xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Anh hùng Lao động CHXHCN Việt Nam Bôgasencô; người đứng đầu Zarubezneft Oxatchiuk E.I hay Xvetov P.U, phóng viên thuờng trú báo Sự Thật tại Đông Nam Á và đại diện Trung tâm hợp tác quốc tế về văn hoá và khoa học nga ở Việt Nam…Dưới tiêu đề “Không thể nào quên”, các chuyên gia Liên Xô dù công tác ở cương vị nào đã từng sống và làm việc tại Việt Nam đều kể lại những tình tiết “chân thực, hấp dẫn và vô cùng cảm động” về những sự kiện, những công trình và những con người Việt Nam mà họ đã có dịp cùng chứng kiến và tham gia đóng góp trong một giai đoạn lịch sử đầy vinh quang của đất nước Việt Nam anh em. Họ đều là những thành viên được vinh danh trong Ban chấp hành của Hội Nga Việt vì những đóng góp không mệt mỏi cho tình hữu nghị giữa hai dân tộc.
Năm 2001, Tổng thống Nga Putin trong chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam đã có buổi gặp mặt cảm động với các cựu sinh viên đã tốt nghiệp các trường đại học ở Liên Xô và Nga . Ông nói “chúng ta, những con người khác nhau về tuổi tác và nghề nghiệp nhưng đều có chung một tiểu sử- gắn bó với Liên bang Xô Viết”. Trong hơn 50 năm của tình hữu nghị được kế thừa từ Liên Xô cũ đến nay đã có 12.000 quân nhân Xô Viết từng thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình với Việt Nam, hơn 30 ngàn chuyên gia Liên Xô và Nga đã từng làm việc ở Việt Nam tại các thời điểm khác nhau và đã giúp đất nước xây dựng hơn 300 công trình kinh tế quốc dân quan trọng. Gần 40 ngàn cán bộ đã được đào tạo trình độ đại học tại Liên Xô và nước Nga, trong đó có gần 4.000người đã bảo vệ học vị phó tiến sĩ và tiến sĩ, trên 150 ngàn người Việt Nam được đào tạo lại hoặc bổ túc nghề nghiệp tại Liên Xô (cũ). Những “dấu ấn Nga” này là vô giá cho cả LB Nga và Việt Nam.
Thượng tướng Khiupênhen A.I, Chủ tịch Hội cựu chiến binh Binh chủng phòng không Nga, thành viên Ban Chấp hành hội Nga-Việt là một tướng lĩnh hay mặt áo dân sự. Có lẽ vì ông còn là một tiến sĩ giáo sư, chuyên gia về khoa học quân sự. Cuốn sách mà ông tặng cho Hội Việt Nga mang tên Việt Nam không quên- từ máy bay do thám Lockheed U-2 đến chiến thắng B-52 vừa được phát hành với lời đề tặng nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày chiếc máy bay do thám Lookheed U2 bị bắn hạ tại Xverdlovsk (1/5/1960) và 50 năm ngày những chuyên gia quân sự Liên Xô lần đầu tới Việt Nam (năm 1960). Ông Khiupênhen cho biết, đây là cuốn sách nói về những sự kiện còn ít ngưòi biết tới về giúp đỡ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam trong thời kỳ chống Mỹ, dưới cái nhìn của những người “trực tiếp tham gia và chứng kiến”. Các nhà nghiên cứu Nga cho rằng, lịch sử hợp tác kỹ thuật quân sự Việt Nga còn được biết tới quá ít trong một cuộc chiến mà Mỹ không thể thắng và đã được mổ xẻ rất nhiều. Cũng trong dịp kỷ niêmh 50 năm ngày thành lập Hội Nga Việt, một cuốn kỷ yếu Tình hữu nghị được thử thách qua thời gian đã đuợc phát hành với nhiều hình ảnh tư liệu quý về quan hệ hai nước.
Không chỉ tập trung vào những vấn đề lịch sử, một cuộc hội thảo về chủ đề Hợp tác Nga -Việt trong điều kiện kinh tế mới đã được tổ chức với nhiều báo cáo nghiên cứu về Việt Nam và nền kinh tế thị trường; lịch sử và triển vọng quan hệ kinh tế thuơng mại Nga Việt, vai trò của hội hữu nghị trong phát triển kinh tế…. Từ hai thế kỷ trước, các nhà buôn Nga đã biết rõ cần phải buôn bán với phương Đông, trong đó có Việt Nam như thế nào; có thể mua được gì đất nước xa xôi này và bài học rút ra là: nền tảng cho mối quan hệ đã có nhưng nếu không có sự quan tâm đúng mức sẽ không đạt được kết quả mong muốn. Năm 2007, buôn bán thương mại hai chiều của Nga và Việt Nam mới đạt 1,4 tỷ USD trong khi thương mại Nga- Trung là 40 tỷ USD, Việt –Trung cũng đạt 10 tỷ USD và mức kim ngạch này cũng chỉ chiếm 0,3% tổng kim ngạch buôn bán cả năm của nước Nga. Nhìn nhận về triển vọng phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt Nga, giáo sư Voronin A.C thuộc Viện Viễn Đông cho rằng Nga hiện nay là một cường quốc thực sự về năng lượng và các khoa học mới (nano,vật liệu mới …) và một trong những điều kiện quan trọng và cần thiết nhất cho việc hợp tác thành công là phải đảm bảo việc cung cấp thông tin lien tục, cập nhật phục vụ cho việc hoạch định các dự án hợp tác …
Nói về thông tin, lại nhớ anh phóng viên Shorkov Dmitri đã thông báo cho các bạn Việt Nam một tin có vẻ như là…rất mới, ấy là đài Tiếng nói Nước Nga của anh có chương trình tiếng Việt đã từ hàng chục năm nay rồi .“Và các bạn có thể nghe đài bằng 33 thứ tiếng, y như đài BBC ấy”, Dmitri nói. Quả thật khi vào địa chỉ, câu chuyện về đoàn hữu nghị Việt Nam đến thăm Thành phố du hành vũ trụ Ngôi Sao đã được tường thuật chi tiết và bằng tiếng Việt rất ngon lành…
Ban biên tập cuốn Liên Xô hai chữ không quên cũng như Thượng tuớng Khiupênhen nay đã ở tuổi 80 đều mong muốn đề tặng những cuốn sách mà mình đã dày công biên tập và nỗ lực tìm nguồn tài chính để in ấn cho thế hệ trẻ, những nguời cần được biết thêm và tiếp thu lịch sử của một tình hữu nghị thuỷ chung, sâu sắc. Và Hội Nga-Việt cũng với mong muốn hướng về tương lai đã đề xuất xây dựng một trường đại học tổng hợp Nga tại Việt Nam, đồng thời đề nghị tu chỉnh lại đảo Titov ở Vịnh Hạ Long để tất cả các tàu Nga tới Việt Nam đều sẽ ghé qua thăm đảo như một biểu tượng của tình hữu nghị. Để tôn vinh quá khứ…
Nói về thông tin, lại nhớ anh phóng viên Shorkov Dmitri đã thông báo cho các bạn Việt Nam một tin có vẻ như là…rất mới, ấy là đài Tiếng nói Nước Nga của anh có chương trình tiếng Việt đã từ hàng chục năm nay rồi .“Và các bạn có thể nghe đài bằng 33 thứ tiếng, y như đài BBC ấy”, Dmitri nói. Quả thật khi vào địa chỉ, câu chuyện về đoàn hữu nghị Việt Nam đến thăm Thành phố du hành vũ trụ Ngôi Sao đã được tường thuật chi tiết và bằng tiếng Việt rất ngon lành…
Ban biên tập cuốn Liên Xô hai chữ không quên cũng như Thượng tuớng Khiupênhen nay đã ở tuổi 80 đều mong muốn đề tặng những cuốn sách mà mình đã dày công biên tập và nỗ lực tìm nguồn tài chính để in ấn cho thế hệ trẻ, những nguời cần được biết thêm và tiếp thu lịch sử của một tình hữu nghị thuỷ chung, sâu sắc. Và Hội Nga-Việt cũng với mong muốn hướng về tương lai đã đề xuất xây dựng một trường đại học tổng hợp Nga tại Việt Nam, đồng thời đề nghị tu chỉnh lại đảo Titov ở Vịnh Hạ Long để tất cả các tàu Nga tới Việt Nam đều sẽ ghé qua thăm đảo như một biểu tượng của tình hữu nghị. Để tôn vinh quá khứ…
(Ghi chép của Thái Như)