Thường vụ Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam họp ngày 10/3/2009 xem đây là một quyết định sai lầm, phi lý, bất công và phi đạo lý.
Trong mười năm từ 1961 đến 1971, Mỹ đã rải một khối lượng lớn chất độc hóa học ở miền Nam Việt Nam, gây tai họa không thể lường được đối với môi trường sinh thái và con người, với 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm, nhiều người là phụ nữ và trẻ em, lây truyền đến nay là thế hệ thứ 3 và có thể còn tiếp tục lâu dài, ảnh hưởng đến an sinh xã hội và sự phát triển của đất nước.
Trái với luật pháp Mỹ và quốc tế, các tòa án Mỹ đã từ chối trả lại công lý đối với hàng triệu người Việt Nam đang phải chịu đựng hậu quả qua nhiều thế hệ, coi nhẹ những thiệt hại đối với môi trường nhiều nơi ở Việt Nam, đặc biệt là những địa điểm gọi là “điểm nóng” vẫn còn bị ô nhiễm chất độc da cam/dioxin. Rất đáng tiếc là tòa án tối cao Mỹ đã ra quyết định như trên trong khi Chính phủ Mỹ, Quốc hội Mỹ đã có những động thái ban đầu và nhiều tổ chức chính trị, xã hội và nhân đạo Mỹ đã có những bước đi tích cực theo hướng giải quyết hậu quả chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam.
Tòa án tối cao Mỹ tưởng ra quyết định như vậy là có thể chấm dứt được vụ kiện. Nhưng họ không hiểu rằng nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới vì công lý và quyền con người sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa cuộc đấu tranh về pháp lý, về nhân đạo và về dư luận cho đến khi công bằng và lẽ phải được trả lại cho các nạn nhân Việt Nam cũng như nạn nhân các nước khác.
Sau khi phát đơn kiện vào tháng 1 năm 2004, đã diễn ra Hội nghị Quốc tế ở Stockholm và Hội nghị Quốc tế về hậu quả chất độc da cam ở Việt Nam tại Hội trường Thượng viện Pháp tháng 3 năm 2005. Từ đó nhiều hoạt động đã liên tục diễn ra trên thế giới, kể cả ở Mỹ, đặc biệt là ở Châu Âu, các nước có nạn nhân như Hàn Quốc, Niu Di Lân, Ôxtrâylia, Canada…
Chúng tôi hoan nghênh các tổ chức và cá nhân trong nước và trên thế giới, kể cả ở Mỹ đã lên tiếng phản đối quyết định của Tòa án Tối cao Mỹ và cam kết sẽ tiếp tục có những hoạt động mới kêu gọi lương tri mọi người, tiếp tục giúp đỡ nạn nhân về tinh thần và vật chất, đấu tranh đến cùng đòi trả lại công lý cho nạn nhân. Đó cũng là sự góp phần vào cuộc đấu tranh cho hòa bình, chống việc sử dụng vũ khí hóa học và các vũ khí giết người hàng loạt.
Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động của sự nghiệp chính nghĩa đó và kêu gọi nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới hãy ủng hộ và giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam.
Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2009
Trong mười năm từ 1961 đến 1971, Mỹ đã rải một khối lượng lớn chất độc hóa học ở miền Nam Việt Nam, gây tai họa không thể lường được đối với môi trường sinh thái và con người, với 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm, nhiều người là phụ nữ và trẻ em, lây truyền đến nay là thế hệ thứ 3 và có thể còn tiếp tục lâu dài, ảnh hưởng đến an sinh xã hội và sự phát triển của đất nước.
Trái với luật pháp Mỹ và quốc tế, các tòa án Mỹ đã từ chối trả lại công lý đối với hàng triệu người Việt Nam đang phải chịu đựng hậu quả qua nhiều thế hệ, coi nhẹ những thiệt hại đối với môi trường nhiều nơi ở Việt Nam, đặc biệt là những địa điểm gọi là “điểm nóng” vẫn còn bị ô nhiễm chất độc da cam/dioxin. Rất đáng tiếc là tòa án tối cao Mỹ đã ra quyết định như trên trong khi Chính phủ Mỹ, Quốc hội Mỹ đã có những động thái ban đầu và nhiều tổ chức chính trị, xã hội và nhân đạo Mỹ đã có những bước đi tích cực theo hướng giải quyết hậu quả chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam.
Tòa án tối cao Mỹ tưởng ra quyết định như vậy là có thể chấm dứt được vụ kiện. Nhưng họ không hiểu rằng nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới vì công lý và quyền con người sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa cuộc đấu tranh về pháp lý, về nhân đạo và về dư luận cho đến khi công bằng và lẽ phải được trả lại cho các nạn nhân Việt Nam cũng như nạn nhân các nước khác.
Sau khi phát đơn kiện vào tháng 1 năm 2004, đã diễn ra Hội nghị Quốc tế ở Stockholm và Hội nghị Quốc tế về hậu quả chất độc da cam ở Việt Nam tại Hội trường Thượng viện Pháp tháng 3 năm 2005. Từ đó nhiều hoạt động đã liên tục diễn ra trên thế giới, kể cả ở Mỹ, đặc biệt là ở Châu Âu, các nước có nạn nhân như Hàn Quốc, Niu Di Lân, Ôxtrâylia, Canada…
Chúng tôi hoan nghênh các tổ chức và cá nhân trong nước và trên thế giới, kể cả ở Mỹ đã lên tiếng phản đối quyết định của Tòa án Tối cao Mỹ và cam kết sẽ tiếp tục có những hoạt động mới kêu gọi lương tri mọi người, tiếp tục giúp đỡ nạn nhân về tinh thần và vật chất, đấu tranh đến cùng đòi trả lại công lý cho nạn nhân. Đó cũng là sự góp phần vào cuộc đấu tranh cho hòa bình, chống việc sử dụng vũ khí hóa học và các vũ khí giết người hàng loạt.
Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động của sự nghiệp chính nghĩa đó và kêu gọi nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới hãy ủng hộ và giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam.
Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2009