Cụ thể: đối với cây trồng địa phương cần lựa chọn các loài cây phù hợp với điều kiện có độ pH thấp như nhóm cây trồng hằng năm gồm Bắp (ngô), họ bầu bí, dưa hấu, khoai tây, khoai lang, mía, đậu phộng (lạc), đậu tương, rau gia vị… và nhóm cây trồng lâu năm gồm trà, tiêu, thuốc lá, thanh long, chè, quýt.
Người dân cũng được khuyến nghị trồng các loại cây bản địa như tràm gió, sở, táu… để giảm thiểu bớt sự rửa trôi và suy thoái chất dinh dưỡng trong đất. Đồng thời, cây tràm gió (Melaleuca cajupiti) còn là một loại cây có giá trị kinh tế khi được khai thác để chế biến thành tinh dầu tràm.
Các nhà nghiên cứu cũng đề xuất một số phương án kỹ thuật để cải tạo tính chất vật lý (tơi xốp, thoáng khí), cải tạo tính chất hóa học – đất phèn chua và cải tạo tính chất sinh học của đất trước khi trồng cây để đạt hiệu quả cao.
Theo Liên hiệp Thừa Thiên Huế, trong những năm qua một diện tích lớn đất cát tại thôn Lương Mai bị bỏ hoang, không thể sử dụng do người dân gặp nhiều khó khăn trong canh tác. Bên cạnh đó với nhiều bom chùm, vật nổ tồn tại trước đó cũng đặt ra giả thiết đất ở đây có thể bị ô nhiễm bởi các chất độc hại như chì, asen, đồng từ các vật liệu chưa nổ do quá trình oxi hóa diễn ra trong thời gian dài.
Nhân viên NPA lấy mẫu đất tại thôn Lương Mai để khảo sát. Ảnh: HueFO |
Tháng 9/2021, HueFO đã phối hợp với tổ chức NPA triển khai chương trình “Tăng cường hiệu quả sử dụng đất sau rà phá thông qua phân tích môi trường đất tại thôn Lương Mai, xã Phong Chương, huyện Phong Điền” nhằm xác định tính chất thổ nhưỡng và mức độ ô nhiễm do các vật liệu chưa nổ giúp người dân có phương án sử dụng đất an toàn và hiệu quả. Đây cũng là hoạt động thí điểm để làm tiền đề xây dựng các dự án quy mô lớn và dài hơi hơn trong thời gian tới.
Q.Hoa t.h / Thoidai