Năm 2023, với chủ đề “Hợp tác địa phương: Động lực thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững, toàn diện sau đại dịch Covid-19”, Hội nghị là dịp tổng kết, đánh giá kết quả những nội dung đã triển khai hợp tác giữa các địa phương Việt Nam và Pháp; trao đổi những khó khăn, thách thức và đưa ra giải pháp nhằm tăng cường thúc đẩy, triển khai thực hiện chính sách quan hệ hợp tác, liên kết và thiết lập quan hệ đối tác cùng có lợi giữa các địa phương hai nước, góp phần thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Pháp.
Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam và Pháp lần thứ 12 tập trung trao đổi, thảo luận xoay quanh 4 phiên hội thảo chuyên đề: Đô thị bền vững; Môi trường, nước và xử lý nước; Văn hóa, di sản và du lịch; Thành phố thông minh và số hóa.
Hội nghị lần thứ 12 dự kiến có sự tham gia của 50 địa phương Việt Nam, 12 địa phương Pháp với trên 800 đại biểu của cả phía Việt Nam và Pháp, bao gồm lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan, lãnh đạo các chính quyền địa phương, đại diện các Hội hữu nghị, cộng đồng người Việt Nam tại Pháp, nhân sỹ trí thức Việt kiều yêu nước tại Pháp, đại diện các dự án hợp tác giữa Việt Nam - Pháp, một số tổ chức phi Chính phủ, các Viện nghiên cứu, các trường đại học và cộng đồng doanh nghiệp của hai nước Việt Nam và Pháp.
Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam-Pháp lần thứ 12 dự kiến diễn ra từ ngày 13 đến 16/4 tới. Ảnh: Hanoi.gov.vn |
Ngoài các phiên hội thảo chuyên đề, nhiều hoạt động bên lề cũng được tổ chức nhằm thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết, giao lưu giữa các địa phương, đối tác của hai nước gồm: Không gian quảng bá các địa phương “Sắc màu Việt Nam” với quy mô 80 gian hàng quảng bá, giới thiệu về văn hóa, địa điểm du lịch, các sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng của các địa phương Việt Nam.,,
Hợp tác giữa các địa phương (còn gọi là hợp tác phi tập trung) Việt Nam-Pháp được đặt nền móng từ năm 1989 với việc thành lập quan hệ đối tác giữa thành phố Hà Nội và Vùng Ile-de-France. Đến năm 1996, Hà Nội thiết lập quan hệ với thành phố Toulouse.
Hơn 30 năm qua, hình thức hợp tác này không ngừng được củng cố, phát triển và đã trở thành kiểu mẫu cho quan hệ hữu nghị, truyền thống, hợp tác nhiều mặt giữa các cấp địa phương của hai nước.
Đến nay, đã có trên 33 tỉnh, thành phố của Việt Nam và 24 địa phương của Pháp hợp tác với 55 dự án và thỏa thuận hợp tác cấp địa phương. Các dự án hợp tác tập trung vào các lĩnh vực phù hợp với nhu cầu của địa phương Việt Nam và thế mạnh của Pháp như văn hóa, ngôn ngữ, du lịch, bảo tồn-bảo tàng di sản, nước và vệ sinh môi trường, quy hoạch đô thị, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, đào tạo nghề, y tế, phát triển bền vững, môi trường, phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Đến nay, đã có trên 33 tỉnh, thành phố của Việt Nam và 24 địa phương của Pháp hợp tác với 55 dự án và thỏa thuận hợp tác cấp địa phương. Các dự án hợp tác tập trung vào các lĩnh vực phù hợp với nhu cầu của địa phương Việt Nam và thế mạnh của Pháp như văn hóa, ngôn ngữ, du lịch, bảo tồn - bảo tàng di sản, nước và vệ sinh môi trường, quy hoạch đô thị, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, đào tạo nghề, y tế, phát triển bền vững, môi trường, phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Q.Hoa t.h / Thời Đại