Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình tại cuộc họp báo chiều nay ở Hà Nội.
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao diễn ra vào chiều nay 10/7, vấn đề Biển Đông và những diễn biến xung quanh vụ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng thềm lục địa của Việt Nam vẫn được các phóng viên trong và ngoài nước quan tâm đặc biệt.
Sau phần thông tin về các hoạt động ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã dành thời gian để trả lời câu hỏi của các phóng viên.
Lao động: Xin ông cho biết ý kiến về việc Trung Quốc bắt giữ ngư dân Việt Nam và đến nay Việt Nam đã có biện pháp gì để bảo hộ công dân?
Ngay sau khi có thông tin về vụ việc, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc cũng như các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại Trung Quốc tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân, đồng thời xác minh các vấn đề liên quan đến vụ việc.
Theo thông tin mới nhất từ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu, vào lúc 9 giờ sáng ngày 10/7/2014, đại diện Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu đã tiến hành thăm lãnh sự và có các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết đối với sáu ngư dân của tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 94912 TS bị Trung Quốc bắt giữ.
Sức khỏe các ngư dân hoàn toàn ổn định. Hiện các ngư dân đang bị lưu giữ tại cảng Tam Á, thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam. Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu đang tiếp tục làm việc chặt chẽ với các cơ quan chức năng tỉnh Hải Nam làm rõ các vấn đề liên quan đến vụ việc.
Tiền phong: Theo một số nguồn tin, sáng ngày 8/7, Đại sứ quán VN tại Campuchia đã bị một nhóm người Campuchia quấy rối, đe dọa và cản trở hoạt động? Xin ông có thể cho biết thêm về thông tin này?
Việc một số phần tử cực đoan tại Campuchia kiếm cớ tổ chức biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia là hành động sai trái, gây mất trật tự tại Campuchia và không phù hợp giữa quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa hai nước và chúng tôi đã đề nghị phía cơ quan chức năng của Campuchia xử lý vụ việc trên.
Dân Trí: Tại cuộc họp báo ngày 26/6, ông có cho biết giàn khoan Nam Hải 09 đang nằm ở vùng chồng lấn đang được phân định giữa VN và Trung Quốc. Xin ông có thể cho biết vị trí hiện nay của giàn khoan Nam Hải 09 và các giàn khoan khác mà Trung Quốc đã đưa ra Biển Đông?
Cho đến nay, theo cơ quan chức năng vị trí của giàn khoan Nam Hải 09 vẫn ở nguyên tọa đọa mà cơ quan chức năng đã xác định như chúng tôi đã thông báo vào ngày 26/6 và chúng tôi sẽ theo sát thông tin về giàn khoan này.
Tuổi trẻ: Liên quan đến vụ bắt giữ tàu cá và 6 ngư dân VN, ông có thể cho biết kết quả làm việc giữa Bộ Ngoại giao VN và DSQ Trung Quốc tại Hà Nội?
Như trên tôi đã thông báo, sau khi sự việc xảy ra, Bộ Ngoại giao VN đã làm việc chặt chẽ với cơ quan chức năng của TQ để xác minh vị trí, tọa độ của việc tàu cá và ngư dân bị bắt giữ.
Tiền phong: Vừa qua Tòa án trọng tài quốc tế ra phán quyết về vụ tranh chấp chủ quyền trên Vịnh Bengal giữa Bangladesh và Ấn Độ với phần thắng nghiêng về phía Bangladesh. Trước đó, Bangladesh cũng được Tòa án LHQ về Luật Biển đưa ra phán quyết có lợi trong tranh chấp với Myanmar tại Vịnh Bengal. Đề nghị Người phát ngôn cho biết Việt Nam có kế hoạch nghiên cứu kinh nghiệm thành công và rút ra bài học cho Việt Nam trong các tranh chấp với Trung Quốc không?
Những vụ việc và kết quả vừa rồi phóng viên nêu đã cho thấy và khẳng định một lần nữa các biện pháp pháp lý là những biện pháp hòa bình, văn minh, phù hợp với việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình hiện nay. Để tăng cường mối quan hệ với tòa trọng tài quốc tế thì Việt Nam sẽ cũng nghiên cứu kỹ các tiền án, vụ án, cùng các chuẩn mực quốc tế liên quan đến vấn đề.
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao diễn ra vào chiều nay 10/7, vấn đề Biển Đông và những diễn biến xung quanh vụ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng thềm lục địa của Việt Nam vẫn được các phóng viên trong và ngoài nước quan tâm đặc biệt.
Sau phần thông tin về các hoạt động ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã dành thời gian để trả lời câu hỏi của các phóng viên.
Lao động: Xin ông cho biết ý kiến về việc Trung Quốc bắt giữ ngư dân Việt Nam và đến nay Việt Nam đã có biện pháp gì để bảo hộ công dân?
Ngay sau khi có thông tin về vụ việc, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc cũng như các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại Trung Quốc tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân, đồng thời xác minh các vấn đề liên quan đến vụ việc.
Theo thông tin mới nhất từ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu, vào lúc 9 giờ sáng ngày 10/7/2014, đại diện Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu đã tiến hành thăm lãnh sự và có các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết đối với sáu ngư dân của tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 94912 TS bị Trung Quốc bắt giữ.
Sức khỏe các ngư dân hoàn toàn ổn định. Hiện các ngư dân đang bị lưu giữ tại cảng Tam Á, thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam. Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu đang tiếp tục làm việc chặt chẽ với các cơ quan chức năng tỉnh Hải Nam làm rõ các vấn đề liên quan đến vụ việc.
Tiền phong: Theo một số nguồn tin, sáng ngày 8/7, Đại sứ quán VN tại Campuchia đã bị một nhóm người Campuchia quấy rối, đe dọa và cản trở hoạt động? Xin ông có thể cho biết thêm về thông tin này?
Việc một số phần tử cực đoan tại Campuchia kiếm cớ tổ chức biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia là hành động sai trái, gây mất trật tự tại Campuchia và không phù hợp giữa quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa hai nước và chúng tôi đã đề nghị phía cơ quan chức năng của Campuchia xử lý vụ việc trên.
Dân Trí: Tại cuộc họp báo ngày 26/6, ông có cho biết giàn khoan Nam Hải 09 đang nằm ở vùng chồng lấn đang được phân định giữa VN và Trung Quốc. Xin ông có thể cho biết vị trí hiện nay của giàn khoan Nam Hải 09 và các giàn khoan khác mà Trung Quốc đã đưa ra Biển Đông?
Cho đến nay, theo cơ quan chức năng vị trí của giàn khoan Nam Hải 09 vẫn ở nguyên tọa đọa mà cơ quan chức năng đã xác định như chúng tôi đã thông báo vào ngày 26/6 và chúng tôi sẽ theo sát thông tin về giàn khoan này.
Tuổi trẻ: Liên quan đến vụ bắt giữ tàu cá và 6 ngư dân VN, ông có thể cho biết kết quả làm việc giữa Bộ Ngoại giao VN và DSQ Trung Quốc tại Hà Nội?
Như trên tôi đã thông báo, sau khi sự việc xảy ra, Bộ Ngoại giao VN đã làm việc chặt chẽ với cơ quan chức năng của TQ để xác minh vị trí, tọa độ của việc tàu cá và ngư dân bị bắt giữ.
Tiền phong: Vừa qua Tòa án trọng tài quốc tế ra phán quyết về vụ tranh chấp chủ quyền trên Vịnh Bengal giữa Bangladesh và Ấn Độ với phần thắng nghiêng về phía Bangladesh. Trước đó, Bangladesh cũng được Tòa án LHQ về Luật Biển đưa ra phán quyết có lợi trong tranh chấp với Myanmar tại Vịnh Bengal. Đề nghị Người phát ngôn cho biết Việt Nam có kế hoạch nghiên cứu kinh nghiệm thành công và rút ra bài học cho Việt Nam trong các tranh chấp với Trung Quốc không?
Những vụ việc và kết quả vừa rồi phóng viên nêu đã cho thấy và khẳng định một lần nữa các biện pháp pháp lý là những biện pháp hòa bình, văn minh, phù hợp với việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình hiện nay. Để tăng cường mối quan hệ với tòa trọng tài quốc tế thì Việt Nam sẽ cũng nghiên cứu kỹ các tiền án, vụ án, cùng các chuẩn mực quốc tế liên quan đến vấn đề.