Cử tri bầu cử để chọn những người thay mặt mình để lãnh đạo đất nước là một hoạt động chính trị thuần túy ở nhiều quốc gia. Căng thẳng, cam go, thậm chí phải đấu tranh quyết liệt của nhiều lực lượng cử tri cũng như giữa các ứng viên là chuyện thường tình. Nhưng ở Việt Nam, thật thú vị, hoạt động chính trị này không chỉ trọng đại, nghiêm túc, khắt khe trong chính trị mà còn rất háo hức, thuận hòa, tưng bừng, hân hoan trong đời sống của mọi tầng lớp dân chúng cũng như các thành phần ứng viên… Đó là cảm nhận chung của bạn bè khắp năm châu khi trò chuyện với Thời Đại về ngày hội toàn dân của chúng ta.
Bài 1: NGẬP TRÀN HỨNG KHỞI
“Bầu cử ở Việt Nam có đầy màu sắc của lễ hội với băng rôn, áp phích khắp nơi. Không khí thật tưng bừng khi loa phường thông tin về các ứng viên. Bài hát về bầu cử tràn ngập phố phường với giai điệu hiện đại, tươi trẻ. Ca khúc vừa tạo hứng thú vừa truyền đi những thông điệp dễ nhớ và hữu ích cho ngày bầu cử…”- Ouan Yang, bạn trẻ người Lào đang học thạc sĩ tại Học viện Ngoại giao đã nói với Thời Đại.
Sắc màu và nhạc điệu
Cristy Fannie Suarez Bonotan (25 tuổi, người Philippines, Giáo viên tiếng Anh tại TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đã ở Việt Nam được 4 năm.
Trong khi đó, Rufino Aybar (22 tuổi, người Tây Ban Nha, hiện là sinh viên khoa Luật Quốc tế, Học viện Ngoại giao Việt Nam) lại ấn tượng với bài hát về bầu cử: “Gần đây có một bài hát nằm trong chiến dịch truyền thông của VTV Digital-Đài Truyền hình Việt Nam mang tên “Bài ca bầu cử 2021” do nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền sáng tác, ca sĩ Amee cùng GreyD thể hiện.Cristy Fannie Suarez Bonotan (25 tuổi, người Philippines, Giáo viên tiếng Anh tại TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đã ở Việt Nam được 4 năm, lần đầu được chứng kiến không khí bầu cử đầy sắc màu và nhạc điệu ở Việt Nam, cô chia sẻ: “Ngoài đường, tôi thấy nhiều pano, áp phích và tranh vẽ về bầu cử (tranh cổ động-PV) rất thú vị. Khi nhìn tranh vẽ được dựng lên đường phố có nhiều thành phần như công nhân, sinh viên, quân đội, người làm công chức, nông dân và người dân tộc cầm trên tay tờ phiếu chuẩn bị cho vào hòm thì tôi hiểu được ý nghĩa của cuộc bầu cử này là toàn dân đi bầu cử, không phân biệt bạn ở tầng lớp nào, sắc tộc nào, thành phần công việc nào… miễn bạn là người Việt Nam, có quyền công dân ở Việt Nam đều có thể tham gia bầu cử. Tôi rất thích ý nghĩa và cả cách thể hiện trên bức tranh”.
Rufino Aybar (22 tuổi, người Tây Ban Nha, hiện là sinh viên khoa Luật Quốc tế, Học viện Ngoại giao Việt Nam). |
Đồng quan điểm, Ouan Yang, bạn trẻ người Lào đang học thạc sĩ tại Học viện Ngoại giao cũng ấn tượng về “Bài ca bầu cử 2021”. Ouan Yang nhận định: “Bài hát có giai điệu hiện đại, vui tươi, phù hợp với giới trẻ, vừa tạo được sự hứng thú và giải trí vừa truyền đi những thông điệp dễ nhớ và hữu ích trong dịp bầu cử.Bài hát có giai điệu rất dễ nghe, dễ nhớ và lời ca đầy ý nghĩa. Bài hát được viết ở ngôi kể thứ nhất, thể hiện cảm xúc của một công dân vào ngày đi bầu cử. Thực sự là lần đầu nghe bài hát tôi đã cảm thấy rất bất ngờ vì sự nhẹ nhàng, lôi cuốn, đảm bảo nghe xong là bạn có thể lẩm nhẩm theo lời của ca khúc không mấy khó khăn, nhất là giọng hát dễ thương của Amee thì đã quá gần gũi với các bạn trẻ rồi”.
Ouan Yang, sinh viên người Lào đang học thạc sĩ tại Học viện Ngoại giao.
“Tôi có nghe bài hát có tên là “Mừng ngày hội non sông” phát trên loa truyền thanh. Tuy không hiểu lời và phần lớn ý nghĩa của bài hát này, nhưng tôi thấy bài này có giai điệu rộn ràng, tươi vui và nghĩ nó rất có ý nghĩa với người Việt Nam vì thấy nhiều phương tiện thông tin đại chúng cùng phát nhiều lần”, Cristy Fannie Suarez Bonotan cho biết.Nội dung bài hát mang tính khuyến khích giới trẻ chủ động, dùng quyền và nghĩa vụ công dân thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình qua việc đi bầu cử. Thông điệp này khi được truyền tải bằng âm nhạc sẽ trở nên sinh động, mang tới một không khí mới mẻ và trẻ trung, cổ vũ cho cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Tôi tin rằng nhiều bạn trẻ sau khi nghe bài hát sôi động này sẽ càng thêm ý thức được rằng đi bầu cử là vì tương lai của nước nhà và sẽ có trách nhiệm với lá phiếu mà họ cầm trên tay”.
Trách nhiệm và cảm hứng
“Cách đây mấy ngày thôi tôi đến nhà một bạn Việt Nam, chị ấy tên là Duyên, hơn tôi tầm 10 tuổi. Tôi không nhớ rõ tên khu vực nhà chị ấy, chỉ nhớ địa chỉ trong tin nhắn điện thoại là ngõ 179 phố Vĩnh Hưng (Quận Hoàng Mai, Hà Nội - PV). Khi tôi đến nhà, thấy bố mẹ chị ấy vừa được phát thẻ cử tri và một tập tài liệu được in màu, trong đó có hình ảnh và thông tin các ứng viên Đại biểu Quốc hội và ứng viên Hội đồng nhân dân thành phố. Tôi thấy 2 bác rất chăm chú đọc các tài liệu này và nói chuyện về bầu cử cùng một số người hàng xóm sang chơi, họ rất nghiêm túc. Có một số ứng viên trong danh sách có vẻ họ biết rất rõ, một số ứng viên khác thì tôi thấy 2 bác lấy điện thoại ra và lên mạng tìm hiểu thông tin sau đó chia sẻ cho những người bên cạnh cùng đọc, rồi bàn luận”. Liv Lavidaloca (23 tuổi, đến từ TP.Brighton, Vương quốc Anh) đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội chia sẻ. Liv Lavidaloca nhận định đây là điều rất độc đáo, thể hiện sự trách nhiệm của cán bộ địa phương trong việc đưa thông tin đầy đủ về ứng viên đến người dân.
Liv Lavidaloca (23 tuổi, đến từ TP.Brighton, Vương quốc Anh) đang là giảng viêng tiếng Anh, họa sĩ tự do tại Việt Nam. |
Trong khi đó, Rufino Aybar (22 tuổi, người Tây Ban Nha, hiện là sinh viên khoa Luật Quốc tế, Học viện Ngoại giao Việt Nam) lại có cảm nhận về niềm tin và sự hứng khởi của người dân Việt Nam đối với kỳ bầu cử Quốc hội: “Sự hứng khởi đó đi vào trong từng câu chuyện hàng ngày của người dân, đi tới đâu tôi cũng cảm nhận được sự quan tâm của mọi người tới kỳ bầu cử. Có lẽ là niềm tin của mọi công dân đối với Quốc hội và Chính phủ là điều tôi ấn tượng nhất. Đúng là càng trong những thời điểm khó khăn thì càng cảm nhận được sự đoàn kết của người dân Việt Nam. Suốt hai tuần vừa qua, hầu như ngày nào đứng trong thang máy nơi sinh sống tôi cũng nghe thấy từ các bạn trẻ cho tới các cô, bác và cụ già lớn tuổi đều nhắc tới chuyện chuẩn bị đi bầu cử.
Trên TikTok hàng ngày tôi vẫn thấy các đoạn video liên quan tới ngày bầu cử. Thú vị lắm, có bạn năm nay tròn 18 tuổi thì háo hức với lần bầu cử đầu tiên khi ghi các dòng caption như: “Các bạn đã được tham gia bầu cử chưa?”, “Nơi mình ở đã chuẩn bị xong cho bầu cử ĐBQH rồi các bạn ơi”, hoặc “Ai năm nay là lần đầu đi bầu cử comment cho tôi biết với nào”…
TTĐN