Trong bài phát biểu bế mạc, đại diện Ban Tổ chức, ông Andy Rutherford, mô tả cuộc họp như là một thành công xuất sắc. Theo thống kê chính thức, ngày đầu tiên, diễn đàn có khoảng 800 đại biểu tham gia, nhờ sức hút của diễn đàn, các cuộc hội thảo sau đã có hơn 1000 người tham gia, bao gồm đại diện của các tổ chức và công dân của hai châu lục. Qua Diễn đàn, nổi nên nhiều vấn đề bao gồm bảo trợ xã hội phổ quát và truy cập vào các dịch vụ thiết yếu, chủ quyền lương thực và quản lý đất, quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững, sản xuất và sử dụng năng lượng bền vững, việc làm và sinh kế bền vững. Các đại biểu đã đặt ra yêu cầu và các khuyến nghị khác nhau mà họ cho rằng các nhà lãnh đạo ở mỗi nước nói riêng, lãnh đạo ở hai châu lục nói chung cần phải giải quyết.
Một trong những khuyến nghị mà các nhà lãnh đạo nên theo đuổi là việc phát triển và thỏa thuận của một Hiến chương Liên Hợp Quốc về hàng hoá chung của nhân loại, mà sẽ tìm cách thiết lập sở hữu chung của các nguồn tài nguyên, hàng hoá, dịch vụ.
Diễn đàn cũng kêu gọi chính phủ các nước nhận ra sự phức tạp trong những nguyên nhân gốc rễ của đói nghèo. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc tạo điều kiện cho công dân của tất cả các nước có cơ hội để có tiếng nói của mình, tôn trọng ý kiến, và tham gia vào việc ra quyết định có ảnh hưởng đến chính đời sống của người dân. Các đại biểu đã đề nghị cam kết ngày càng tăng để tiến tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân, sử dụng năng lượng hợp lý, có quy trình xử lý rác thải khoa học đảm bảo việc bảo vệ môi trường và có khả năng tái tạo thành hàng hóa…
Cuối cùng, các đại biểu đã kêu gọi các chính phủ của họ, ưu tiên cho việc tìm ra các giải pháp dài hạn để thúc đẩy hòa bình, an ninh và phát triển bền vững; ưu tiên cho các phương tiện bất bạo động giải quyết xung đột trên quan điểm đối xử công bằng giữa người với người và sử dụng các công ước quốc tế hợp tác khu vực.
Đăng Thái