Trong lĩnh vực y tế, các TCPCPNN đã phê duyệt và tài trợ nhiều dự án với quy mô khá lớn, đặc biệt là dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị y tế cho 152 trạm y tế của tỉnh Thừa Thiên Huế do tổ chức The Atlantic Philanthropies tài trợ với tổng vốn 8.500.000 USD thực hiện trong 3 năm (2008 – 2011). Một số dự án đáng chú ý như: Tăng cường năng lực đào tạo nghề bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị y tế” trị giá 1 triệu Euro (2009 – 2010) của tổ chức CESVI – Italia; Cơ quan Hợp tác quốc tế Hoa Kỳ viện trợ cho Hội Chữ thập đỏ Việt Nam 500.000 Franc Thụy Sỹ để thực hiện dự án “Sáng kiến về phòng ngừa và ứng phó với đại dịch cúm gia cầm ở người”; Henry Jackson Foundation Medical Research International tài trợ dự án “Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm virus cúm A/ H5N1 trong huyết thanh ở người tại cộng đồng” với trị gía hơn 1,6 triệu USD; dự án “Chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS của tổ chức Medicins du Monde với số vốn tài trợ 750 ngàn USD trong ba năm 2009 – 2011; Oxford University Clinical Research Unit (Anh) với dự án “So sánh Oseltamir liều cao so với liều chuẩn để điều trị cúm nặng và cúm gia cầm” trị giá 3,6 triệu USD….Một số doanh nghiệp nước ngoài cũng có những dự án tài trợ trong lĩnh vực sản xuất vắc xin và huyết học-truyền máu như Công ty Sanofi Pasteur hay Novartis Pharma…
Một số TCPCPNN tiếp tục triển khai các dự án đã cam kết trong lĩnh vực phát triển kinh tế, phát triển cộng đồng, đồng thời thông qua các chương trình, dự án mới. World Vision International đã phê duyệt tài trợ “Chương trình phát triển vùng Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị” trị giá 1,5 triệu USD thực hiện giai đoạn 2009 – 2013 và dự án “Phát triển cộng đồng huyện Hoà Vang” thực hiện năm 2009 với trị giá 688.703 USD. Tổ chức Cordaid – Hà Lan tài trợ dự án “Giảm nghèo cho người dân tộc tại thị xã Kon Tum” trị giá 582.000 Euro giai đoạn 2009 – 2010. Oxfam Anh và Oxfam Mỹ cam kết thực hiện một số dự án phát triển trong lĩnh vực giáo dục, giảm nghèo và phát triển sinh kế trong giai đoạn 2009 – 2012 với tổng giá trị cam kết khoảng 900.000 USD. Một số khác thực hiện tài trợ thông qua hình thức cung cấp tín dụng vĩ mô để phát triển kinh tế như Development International Desjardins; Habitat for Humanity International, Cordail…
Ngoài các lĩnh vực trên, các tổ chức PCPNN còn quan tâm tài trợ các lĩnh vực chính sách, pháp luật, tăng cường sự tham gia của người dân, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn động vật hoang dã, rà phá bom mìn, tái định cư sau chiến tranh, chất độc da cam/ dioxin.
Bên cạnh các hoạt động nhân đạo, từ thiện, một số tổ chức PCPNN tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong đấu tranh dư luận về các vấn đề dân chủ, nhân quyền tôn giáo, công bằng thương mại. Đặc biệt đáng lưu ý là việc Quỹ Ford đã tham gia điều trần tại Quốc hội Mỹ nhằm vận động quốc hội Mỹ thông qua chính sách về vấn đề chất độc da cam Việt Nam và Hội Luật gia Dân chủ quốc tế đã tổ chức toà án lương tâm nhân dân quốc tế tại Paris.
Trong 6 tháng đầu năm nay, có 17 tổ chức mới PCPNN gửi hồ sơ đăng ký hoạt động mới, tuy nhiên cũng có các tổ chức thông báo chấm dứt hoạt động tại Việt Nam như: IPAS, BCCDC. Quỹ Ford thông báo sẽ đóng cửa Văn phòng đại diện tại Việt Nam từ tháng 9/2009, song vẫn tiếp tục tài trợ cho các dự án trong các lĩnh vực chất độc da cam và học bổng quốc tế.
Cũng trong 6 tháng đầu năm, Ban Điều phối viện trợ nhân dân Paccom đã phối hợp với các địa phương, Văn phòng đại diện và Văn phòng dự án của các TCPCPNN đón và làm việc với 322 đoàn; tổ chức các hội nghị xúc tiến và gặp gỡ các TCPCPN nhằm tổng kết và tiếp tục xây dựng định hướng và ưu tiên viện trợ tại các địa phương.
T.Nguyên
Một số TCPCPNN tiếp tục triển khai các dự án đã cam kết trong lĩnh vực phát triển kinh tế, phát triển cộng đồng, đồng thời thông qua các chương trình, dự án mới. World Vision International đã phê duyệt tài trợ “Chương trình phát triển vùng Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị” trị giá 1,5 triệu USD thực hiện giai đoạn 2009 – 2013 và dự án “Phát triển cộng đồng huyện Hoà Vang” thực hiện năm 2009 với trị giá 688.703 USD. Tổ chức Cordaid – Hà Lan tài trợ dự án “Giảm nghèo cho người dân tộc tại thị xã Kon Tum” trị giá 582.000 Euro giai đoạn 2009 – 2010. Oxfam Anh và Oxfam Mỹ cam kết thực hiện một số dự án phát triển trong lĩnh vực giáo dục, giảm nghèo và phát triển sinh kế trong giai đoạn 2009 – 2012 với tổng giá trị cam kết khoảng 900.000 USD. Một số khác thực hiện tài trợ thông qua hình thức cung cấp tín dụng vĩ mô để phát triển kinh tế như Development International Desjardins; Habitat for Humanity International, Cordail…
Ngoài các lĩnh vực trên, các tổ chức PCPNN còn quan tâm tài trợ các lĩnh vực chính sách, pháp luật, tăng cường sự tham gia của người dân, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn động vật hoang dã, rà phá bom mìn, tái định cư sau chiến tranh, chất độc da cam/ dioxin.
Bên cạnh các hoạt động nhân đạo, từ thiện, một số tổ chức PCPNN tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong đấu tranh dư luận về các vấn đề dân chủ, nhân quyền tôn giáo, công bằng thương mại. Đặc biệt đáng lưu ý là việc Quỹ Ford đã tham gia điều trần tại Quốc hội Mỹ nhằm vận động quốc hội Mỹ thông qua chính sách về vấn đề chất độc da cam Việt Nam và Hội Luật gia Dân chủ quốc tế đã tổ chức toà án lương tâm nhân dân quốc tế tại Paris.
Trong 6 tháng đầu năm nay, có 17 tổ chức mới PCPNN gửi hồ sơ đăng ký hoạt động mới, tuy nhiên cũng có các tổ chức thông báo chấm dứt hoạt động tại Việt Nam như: IPAS, BCCDC. Quỹ Ford thông báo sẽ đóng cửa Văn phòng đại diện tại Việt Nam từ tháng 9/2009, song vẫn tiếp tục tài trợ cho các dự án trong các lĩnh vực chất độc da cam và học bổng quốc tế.
Cũng trong 6 tháng đầu năm, Ban Điều phối viện trợ nhân dân Paccom đã phối hợp với các địa phương, Văn phòng đại diện và Văn phòng dự án của các TCPCPNN đón và làm việc với 322 đoàn; tổ chức các hội nghị xúc tiến và gặp gỡ các TCPCPN nhằm tổng kết và tiếp tục xây dựng định hướng và ưu tiên viện trợ tại các địa phương.
T.Nguyên