Để có nguồn nước cho ăn uống và sinh hoạt, các hộ dân miền núi thường dẫn trực tiếp nguồn nước từ khe núi cao về. Nước bị đục khi trời mưa và dễ bị tắc do lá cây, đất cát chui vào đường ống, đồng thời dễ bị ô nhiễm bởi lưu vực nước thường có hộ chăn nuôi, trang trại hoặc ruộng trồng lúa, hoa màu.
Sau khi tham gia tập huấn 80% thành viên đã có khả năng tự gia công, lắp đặt và quản lý vận hành hệ thống xử lý nước đầu nguồn, mang lại nguồn nước sinh hoạt sạch và trong hơn cho gia đình.
ChildFund Việt Nam tập huấn cho người dân Cao Bằng làm sạch nước đầu nguồn với hệ thống lọc tự chế. |
Ngoài ra, dự án cũng tổ chức Tập huấn về quản lý, vận hành cho các tổ quản lý, vận hành công trình cấp nước tại huyện.
Trước đó, cũng tại Cao Bằng, ChildFund Việt Nam đã tổ chức Hội thảo trực tuyến chia sẻ những kiến thức về an toàn mạng cho 60 đại biểu là cha, mẹ các em học sinh khối lớp 6 và 7, ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tin học, giáo viên phụ trách đội trường THCS Hợp Giang và đại diện từ Phòng giáo dục và công an thành phố Cao Bằng.
Theo chia sẻ của đại diện cha, mẹ các em học sinh, đây là lần đầu tiên họ có cơ hội được học hỏi và trao đổi về những kiến thức an toàn mạng cho trẻ, tuy nhiên các kiến thức được truyền đạt rất hấp dẫn và dễ hiểu thông qua những video ngắn.
Ngoài kiến thức về 6 tính chất cơ bản của Internet, những lợi ích và rủi ro trẻ sẽ gặp trên mạng, buổi hội thảo còn chia sẻ những phương pháp giúp cha mẹ và giáo viên đồng hành cùng trẻ giữ an toàn trên môi trường mạng.
Hội thảo được kỳ vọng sẽ tiếp tục được tổ chức cho khối lớp 8 và 9 trong thời gian tới.
N.Nghiêm/Thời đại