Xin ông cho biết một số vấn đề quan tâm chính trong Hội nghị vừa qua?
Vì đây là cuộc họp khu vực Châu Âu nên tình hình châu Âu sẽ là mối quan tâm chính của Hội nghị. Có rất nhiều vấn đề mà nổi lên ở khu vực này ví dụ như là vấn đề lá chắn tên lửa. Nó giống như sự trở lại thời kỳ chiến tranh lạnh tạo quan hệ căng thẳng giữa hai nước Nga và Mỹ. Từ năm 2000, Mỹ đã có dự định lập lá chắn tên lửa ở châu Âu.
Thứ hai là những ảnh hưởng của cuộc chiến tại Iraq và Afganixtan trong bối cảnh nhiều nước châu Âu hiện nay là thành viên của tổ chức NATO và một trong số này đang tham gia liên minh chống Iraq và Afganixtan. Các vấn đề nội bộ của châu Âu như thay đổi Hiến pháp làm tăng quyền lực của Liên minh châu Âu và nâng cao vai trò và vị trí của một số nước lớn trong EU như Pháp, Đức hay là vấn đề Kosovo, những người nói tiếng Anbani ở khu vực phía Nam vùng Secbi đang đấu tranh đòi độc lập… Tất cả những vấn đề này đòi hỏi có sự giải quyết kịp thời.
Vậy vai trò của HĐHBTG trong giai đoạn hiện nay là như thế nào?
Trước khi LX sụp đổ thì chỗ dựa chính của phong trào hòa bình thế giới là các nước XHCN, các nước Liên Xô và Đông Âu. Đó là chỗ dựa vững chắc về đường lối cũng như ủng hộ vật chất. Còn hiện nay, nhìn chung tình hình thế giới đang có những diễn biến phức tạp đòi hỏi tổ chức hòa bình thế giới phải luôn có sự đấu tranh để duy trì tôn chỉ, mục đích ban đầu. Hiện nay vấn đề hòa bình không chỉ là đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc mà còn bao hàm một số vấn đề khác như phát triển, hợp tác, môi sinh… và nhiều vấn đề riêng của mỗi nước.
Trong Hội nghị vừa qua, vấn đề nào của Việt Nam đã thu hút được sự chú ý của các đại biểu?
Tại Hội nghị lần này, chúng ta đã nêu ra một số vấn đề trong đó nòng cốt là vấn đề chất độc da cam và những ảnh hưởng của nó đến người dân Việt Nam sau chiến tranh. Đây là hậu quả lớn nhất, nặng nề nhất còn tồn tại sau chiến tranh. HĐHBTG đã bày tỏ sự cảm thông sâu sắc và khẳng định sẽ ủng hộ Việt Nam trong vụ kiện của các nạn nhân da cam Việt Nam với các công ty hoá học Mỹ, tích cực tham gia đòi công lý cho các nạn nhân da cam của Việt Nam. Vừa qua HĐHBTG đã ra tuyên bố ủng hộ Việt Nam trong vụ kiện này, tham gia ký tên ủng hộ Việt Nam và sẵn sàng giúp đỡ các đề xuất của chúng ta cho vấn đề này.
Xin ông cho biết mối quan hệ của Việt Nam với HĐHBTG ?
Việt Nam được coi là một trong những thành viên sáng lập ra HĐHBTG và tham gia rất tích cực vào tổ chức này. Ngay từ Hội nghị đầu tiên, Việt Nam đã tham gia với đoàn đại biểu gồm 11 người, trong đó có một số người tham gia sáng lập tiêu biểu như Giáo sư Phạm Như Thông, Lê Văn Thiêm và một số trí thức Viêt kiều. Bản thân phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, kết thúc chiến tranh và công cuộc đổi mới hiện nay của Việt Nam chính là những minh chứng cho việc thực hiện mục tiêu giữ gìn hoà bình của HĐHBTG. Với Việt Nam thì HĐHBTG là một trong những tổ chức nòng cốt có tham gia vào phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, kết thúc chiến tranh ở Việt Nam. Chúng ta cũng đã nhiều lần đứng ra tổ chức thành công những hội nghị quan trọng của HĐHBTG. Theo dự kiến thì có thể trong năm nay Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị của HĐHBTG.
Xin cảm ơn ông!
Vì đây là cuộc họp khu vực Châu Âu nên tình hình châu Âu sẽ là mối quan tâm chính của Hội nghị. Có rất nhiều vấn đề mà nổi lên ở khu vực này ví dụ như là vấn đề lá chắn tên lửa. Nó giống như sự trở lại thời kỳ chiến tranh lạnh tạo quan hệ căng thẳng giữa hai nước Nga và Mỹ. Từ năm 2000, Mỹ đã có dự định lập lá chắn tên lửa ở châu Âu.
Thứ hai là những ảnh hưởng của cuộc chiến tại Iraq và Afganixtan trong bối cảnh nhiều nước châu Âu hiện nay là thành viên của tổ chức NATO và một trong số này đang tham gia liên minh chống Iraq và Afganixtan. Các vấn đề nội bộ của châu Âu như thay đổi Hiến pháp làm tăng quyền lực của Liên minh châu Âu và nâng cao vai trò và vị trí của một số nước lớn trong EU như Pháp, Đức hay là vấn đề Kosovo, những người nói tiếng Anbani ở khu vực phía Nam vùng Secbi đang đấu tranh đòi độc lập… Tất cả những vấn đề này đòi hỏi có sự giải quyết kịp thời.
Vậy vai trò của HĐHBTG trong giai đoạn hiện nay là như thế nào?
Trước khi LX sụp đổ thì chỗ dựa chính của phong trào hòa bình thế giới là các nước XHCN, các nước Liên Xô và Đông Âu. Đó là chỗ dựa vững chắc về đường lối cũng như ủng hộ vật chất. Còn hiện nay, nhìn chung tình hình thế giới đang có những diễn biến phức tạp đòi hỏi tổ chức hòa bình thế giới phải luôn có sự đấu tranh để duy trì tôn chỉ, mục đích ban đầu. Hiện nay vấn đề hòa bình không chỉ là đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc mà còn bao hàm một số vấn đề khác như phát triển, hợp tác, môi sinh… và nhiều vấn đề riêng của mỗi nước.
Trong Hội nghị vừa qua, vấn đề nào của Việt Nam đã thu hút được sự chú ý của các đại biểu?
Tại Hội nghị lần này, chúng ta đã nêu ra một số vấn đề trong đó nòng cốt là vấn đề chất độc da cam và những ảnh hưởng của nó đến người dân Việt Nam sau chiến tranh. Đây là hậu quả lớn nhất, nặng nề nhất còn tồn tại sau chiến tranh. HĐHBTG đã bày tỏ sự cảm thông sâu sắc và khẳng định sẽ ủng hộ Việt Nam trong vụ kiện của các nạn nhân da cam Việt Nam với các công ty hoá học Mỹ, tích cực tham gia đòi công lý cho các nạn nhân da cam của Việt Nam. Vừa qua HĐHBTG đã ra tuyên bố ủng hộ Việt Nam trong vụ kiện này, tham gia ký tên ủng hộ Việt Nam và sẵn sàng giúp đỡ các đề xuất của chúng ta cho vấn đề này.
Xin ông cho biết mối quan hệ của Việt Nam với HĐHBTG ?
Việt Nam được coi là một trong những thành viên sáng lập ra HĐHBTG và tham gia rất tích cực vào tổ chức này. Ngay từ Hội nghị đầu tiên, Việt Nam đã tham gia với đoàn đại biểu gồm 11 người, trong đó có một số người tham gia sáng lập tiêu biểu như Giáo sư Phạm Như Thông, Lê Văn Thiêm và một số trí thức Viêt kiều. Bản thân phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, kết thúc chiến tranh và công cuộc đổi mới hiện nay của Việt Nam chính là những minh chứng cho việc thực hiện mục tiêu giữ gìn hoà bình của HĐHBTG. Với Việt Nam thì HĐHBTG là một trong những tổ chức nòng cốt có tham gia vào phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, kết thúc chiến tranh ở Việt Nam. Chúng ta cũng đã nhiều lần đứng ra tổ chức thành công những hội nghị quan trọng của HĐHBTG. Theo dự kiến thì có thể trong năm nay Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị của HĐHBTG.
Xin cảm ơn ông!
Hội đồng Hoà bình thế giới được thành lập 4/1949 do sáng kiến tham gia của các trí thức tiến bộ và ủng hộ sự tiến bộ hoà bình thế giới như nhà bác học Anhxtanh, Picasso,… và đã được sự ủng hộ rất tích cực của các Đảng Cộng sản. Ngay lúc đó đoàn Việt Nam có 11 đại biểu tham dự Hôi nghị này. Hiện nay tất cả các nước đều có các tổ chức tham gia vào HĐHBTG, hầu hết là các tổ chức mang màu sắc tiến bộ, cánh tả có mục tiêu đấu tranh vì hòa bình. Mục tiêu chủ yếu của Hội đồng Hoà bình thế giới là chống chủ nghĩa đế quốc, nguyên nhân gây lên chiến tranh, đe doạ hoà bình thế giới và chống vũ khí hạt nhân nhằm thiết lập nền hoà bình, dân chủ, công bằng và bền vững. Suốt từ khi thành lập đến nay thì mục tiêu này vẫn không hề thay đổi. Phải nói rằng đây là một trong những tổ chức nòng cốt một nhân tố tích cực của phong trào đấu tranh vì hoà bình của nhân dân thế giới. |