Ảnh: Mai Dung
Cùng dự có ông Bùi Chí Loan, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Cựu chiến binh; ôngTô Năm, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam; các Ủy viên Ban Chấp hành Hội hữu nghị Việt - Mỹ và các cựu chiến binh thành phố Đà Nẵng.
Chủ trì buổi giao lưu, ông Huỳnh Đức Trường, Chủ tịch Liên hiệpđã giới thiệu tổng quan về chức năng, nhiệm vụ của Liên hiệp và Hội Việt - Mỹ, tóm tắt các hoạt động hòa bình, đoàn kết, hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân thành phố Đà Nẵng nói riêng, nhân dân Việt Nam nói chung với nhân dân Mỹ trong những năm gần đây. Ông đánh giá cao hoạt động của các tổ chức VFP, FRDvề những đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy hàn gắn vết thương chiến tranh, hỗ trợ nhân đạo và đấu tranh đòi công lý cho các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Ông hi vọng trong buổi giao lưu, lãnh đạo các Hội hữu nghị Việt - Mỹ, Hội Cựu Chiến binh và Hội Nạn nhân chất độc da cam thành phố sẽ có những ý kiến trao đổi và thông tin đến các thành viênĐoàn về những chương trình giao lưu, hợp tác nhân dân Việt - Mỹ; về vai trò của cựu chiến binh hai nước trong việc cung cấp thông tin để tìm kiếm hài cốt của bộ đội Việt Nam và quân nhân Mỹ; về các dự án tẩy rửa chất độc da cam/đioxin, các dự án hỗ trợ y tế, viện trợ nhân đạovà giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam,...
PGS.TS. Phan Văn Hòa, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Mỹ thành phố Đà Nẵng bày tỏ vui mừng được gặp những người bạn Mỹ đã tích cực ủng hộ Việt Nam từ trước đến nay. Ông cho rằng: “Hòa giải là điều rất cần thiết, có ích cho việc phát triển trong quan hệ hai bên trong tương lai, nhất là thế hệ trẻ của hai nước”. Là người thầy nhiều năm gắn bó với công tác giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, ông mong muốn thông qua Quỹ Hòa giải và Phát triển, cần đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ của Mỹ hiểu về Việt Nam quá khứ và hiện tại để một khi họ hiểu sâu sắc về quá khứ thì họ sẽ giải quyết được vấn đề của hiện tại và tương lai có liên quan đến Việt Nam; đồng thời ông hy vọngthông qua sự hợp tác của các tổ chức VFP và FRD với các tổ chức nhân dân của thành phố Đà Nẵng sẽ giúp các sinh viên, thế hệ trẻ thành phố có cái nhìn sâu sắc về quan hệ hữu nghị Việt - Mỹ; đặt nền móng và thúc đẩy các hoạt độnghợp tác cụ thể, thiết thực và hiệu quả hơn trong thời gian đến.
Ảnh: Mai Dung
Thành viên của các Đoàn VFP và FRD - những người từng tham gia các phong trào phản đối chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam trước đây và nay tích cực trong việc góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước và hàn gắn vết thương chiến tranh- đã bày tỏ sự phấn khởi của họ trong hành trình đến thăm Việt Nam, chuyến thăm là dịp để họ tìm hiểu lịch sử, đất nước và con người Việt Nam, thành tựu trong công cuộc đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế của Việt Nam thông qua các buổi làm việc với các cơ quan, tổ chức của Việt Nam. Các thành viên trong hai đoàn đã đề xuất một số giải phápnhằm tiếp tục giải quyết hậu quả chiến tranh như: tăng cường các chương trình giao lưu hữu nghị giữa cựu chiến binh hai nước, giao lưu nhân dân, tìm kiếm các cơ hội giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam,…Một thành viên của Đoàn FRD, bà Geralynn Kaln rất quan tâm đến nạn nhân chất độc da cam thành phố và bà hứa sẽ làm cầu nối giới thiệu một trường đại học y khoa của Mỹ với Hội Nạn nhân chất độc da cam thành phố để hai bên có những hợp tác, hỗ trợ y tế giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/đioxin.
Ảnh: Mai Dung
Chia sẻ tại buổi Giao lưu, ông Bùi Chí Loan, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thành phố đã giới thiệu tóm tắt về Hội và có một số ý kiến về việc cung cấp, trao đổi thông tin giữa cựu chiến binh hai nước để các cơ quan chức năng thực hiện có hiệu quả công tác tìm kiếm hài cốt bộ đội Việt Nam và quân nhân Mỹ đến nay vẫn còn mất tích; ông đề nghị các cựu chiến binh, các nhà hoạt động hòa bình, cánh tả Mỹ góp tiếng nói đấu tranh với chính phủ Mỹ đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam và khắc phục hậu quả bom mìn còn sót lại sau chiến tranh.
Ông Tô Năm, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam thành phố giới thiệu với các đoàn Mỹ về hoạt động của Hội trong thời gian qua và cho biết hiện nay thế hệ thứ 3 của người Việt Nam vẫn bị ảnh hưởng chất độc da cam. Mặc dù đã được Đảng, Nhà nước, xã hội và các tổ chức quốc tế quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ nhưng nhìn chung đời sống của nạn nhân còn nhiều khó khăn. Ông cảm ơn sự giúp đỡ của các tổ chức cựu chiến binh Mỹ đã dành cho nạn nhân chất độc da cam thành phố trong thời gian qua và đề nghị các tổ chức VFP, FRD nói riêng và các cơ quan, tổ chức, xã hội Mỹ nói chung tiếp tục hỗ trợ để góp phần nâng cao đời sống của nạn nhân chất độc da cam trong thời gian tới.
Ngoài ra, các đoàn cũng đã đi thăm Trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc da cam/đioxin và trẻ em bất hạnh thuộc Hội nạn nhân chất độc da cam thành phố.
Mai Dung - Liên hiệp Hữu nghị Đà Nẵng