Tại cuộc họp các ủy viên Ban Chấp hành đã được cập nhật thông tin về các hành động của Trung Quốc khi xâm phạm chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam và về các hành động cũng như lời nói sai trái khác của Trung Quốc. Các đại biểu cũng được nghe trình bày về quan điểm và các biện pháp đang và có thể sẽ được tiến hành của Việt Nam nhằm kiên quyết đấu tranh chống lại sự vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một bên tham gia. Hành động trên của Trung Quốc đã gây căng thẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh-an toàn hàng hải, hàng không tại khu vực Biển Đông và đến hòa bình, ổn định, phát triển tại khu vực và trên thế giới.
Kết thúc cuộc họp, toàn thể Ban Chấp hành đã nhất trí Hội sẽ có hành động lên tiếng công khai và mạnh mẽ về việc Trung Quốc xâm phạm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Ngày 28-5, Hội Hữu nghị Hy Lạp-Việt Nam đã có thư gửi Chủ tịch Hội, ông Giannis Agrigiannakis ký, gửi Đại sứ Việt Nam tại Hy Lạp. Bức thư viết: “Chúng tôi, Hội Hữu nghị Hy Lạp-Việt Nam, quan ngại sâu sắc về các sự kiện liên quan đến các hoạt động của giàn khoan dầu của Trung Quốc trong vùng biển của Việt Nam. Các hành động đơn phương luôn đe dọa ổn định và có thể ảnh hưởng tới an ninh của khu vực và tại Biển Đông. Tự do hàng hải và an ninh của người dân được luật pháp quốc tế bảo hộ, và điều đó giúp bảo đảm hòa bình và hợp tác giữa các dân tộc để cùng chung sống. Chúng tôi ủng hộ các biện pháp hòa bình của Việt Nam, bao gồm cả các hành động mang tính pháp lý, để bảo vệ chủ quyền và bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.”
Trước đó, tại cuộc họp định kỳ của Ủy ban ASEAN tại Athens (gồm đại sứ và các quan chức ngoại giao các nước ASEAN tại Athens: Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam), Đại sứ nước ta tại Hy Lạp Vũ Bình đã thông báo đầy đủ, chi tiết về hành động xâm phạm chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền và quyền tài phán Việt Nam và các hành động sai trái khác của Trung Quốc, vi phạm UNCLOS 1982, DOC mà Trung Quốc là một bên tham gia.
Đại sứ nước ta cũng giải thích rõ với các đồng nghiệp ASEAN về lập trường, chính sách và các biện pháp hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế đang và có thể được áp dụng của Việt Nam. Đại sứ đồng thời thông tin cụ thể về Tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN, thái độ của các nước và phản ứng của dư luận thế giới về các hành động đơn phương, vi phạm của Trung Quốc và trao Đại sứ các nước ASEAN tại Athens các tài liệu liên quan.
Tại cuộc gặp, các nhà ngoại giao các nước ASEAN đã bày tỏ quan ngại về sự vi phạm luật pháp quốc tế, về các hành động đơn phương đi ngược lại với DOC của Trung Quốc; đồng thời bày tỏ thái độ ủng hộ đối với các biện pháp Việt Nam đang tiến hành và không đồng tình với các hành động, việc làm cũng như lời nói của phía Trung Quốc.
Kết thúc cuộc họp, toàn thể Ban Chấp hành đã nhất trí Hội sẽ có hành động lên tiếng công khai và mạnh mẽ về việc Trung Quốc xâm phạm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Ngày 28-5, Hội Hữu nghị Hy Lạp-Việt Nam đã có thư gửi Chủ tịch Hội, ông Giannis Agrigiannakis ký, gửi Đại sứ Việt Nam tại Hy Lạp. Bức thư viết: “Chúng tôi, Hội Hữu nghị Hy Lạp-Việt Nam, quan ngại sâu sắc về các sự kiện liên quan đến các hoạt động của giàn khoan dầu của Trung Quốc trong vùng biển của Việt Nam. Các hành động đơn phương luôn đe dọa ổn định và có thể ảnh hưởng tới an ninh của khu vực và tại Biển Đông. Tự do hàng hải và an ninh của người dân được luật pháp quốc tế bảo hộ, và điều đó giúp bảo đảm hòa bình và hợp tác giữa các dân tộc để cùng chung sống. Chúng tôi ủng hộ các biện pháp hòa bình của Việt Nam, bao gồm cả các hành động mang tính pháp lý, để bảo vệ chủ quyền và bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.”
Trước đó, tại cuộc họp định kỳ của Ủy ban ASEAN tại Athens (gồm đại sứ và các quan chức ngoại giao các nước ASEAN tại Athens: Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam), Đại sứ nước ta tại Hy Lạp Vũ Bình đã thông báo đầy đủ, chi tiết về hành động xâm phạm chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền và quyền tài phán Việt Nam và các hành động sai trái khác của Trung Quốc, vi phạm UNCLOS 1982, DOC mà Trung Quốc là một bên tham gia.
Đại sứ nước ta cũng giải thích rõ với các đồng nghiệp ASEAN về lập trường, chính sách và các biện pháp hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế đang và có thể được áp dụng của Việt Nam. Đại sứ đồng thời thông tin cụ thể về Tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN, thái độ của các nước và phản ứng của dư luận thế giới về các hành động đơn phương, vi phạm của Trung Quốc và trao Đại sứ các nước ASEAN tại Athens các tài liệu liên quan.
Tại cuộc gặp, các nhà ngoại giao các nước ASEAN đã bày tỏ quan ngại về sự vi phạm luật pháp quốc tế, về các hành động đơn phương đi ngược lại với DOC của Trung Quốc; đồng thời bày tỏ thái độ ủng hộ đối với các biện pháp Việt Nam đang tiến hành và không đồng tình với các hành động, việc làm cũng như lời nói của phía Trung Quốc.