Ngày thành lập: 23/05/1985
Chủ tịch: TS. Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Ban Chấp hành TƯ Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Phó Chủ tịch:
1. TS. Mai Anh, nguyên đại biểu Quốc hội khóa XI, Chủ tịch Hội Tin học Viễn thông Hà Nội.
2. TS. Nguyễn Thuý Hiền, Phó Chánh án Tòa án ND tối cao.
3. TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
4. Ths Phạm Thị Thái, Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Ban Châu Âu, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam
5. GS. TSKH Hoàng Văn Huây, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
6. TS. Nguyễn Toàn Thắng, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội ngân hàng Việt Nam.
7. TS. Lê Viết Thái, nguyên Trưởng ban Thể chế kinh tế, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ.
Tổng Thư ký: Ths. Phạm Thị Thái, nguyên Trưởng Ban Châu Âu, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam
Thư ký thường trực: Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Trưởng Ban Châu Âu, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam
Liên hệ:
Địa chỉ: 105A Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (84-80) 43066
Email: tungnguyen@vufo.org.vn
Website: www.hoivietnamduc.vn
Thông tin khác:
- Hội hữu nghị Việt Nam - Tây Đức được thành lập năm 1985 do cố GS Hoàng Đình Cầu làm Chủ tịch Hội.
- Năm 1990, Hội hữu nghị Việt Nam – Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) được thành lập do GSTS. NSND Đình Quang làm Chủ tịch Hội theo Quyết định số 175/CT ngày 23/5/1990 của Hội đồng Bộ trưởng nay là Thủ tướng Chính phủ.
- Sau khi nước Đức thống nhất năm 1991, hai Hội hữu nghị của Việt Nam với Tây Đức và CHDC Đức sáp nhập thành Hội hữu nghị Việt Nam - Đức, gọi tắt là Hội hữu nghị Việt - Đức (Hội) và lấy ngày 23/05/1985 làm ngày thành lập Hội. Cố GS Hoàng Đình Cầu là Chủ tịch Hội; GS.TS NSND Đình Quang, GS Trọng Bằng và GS.TSKH. Hoàng Văn Huây được bầu làm Phó Chủ tịch Hội.
- Năm 1998, Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng bầu GS.TSKH Hoàng Văn Huây, Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường làm Chủ tịch Hội; Giáo sư Đình Quang và Giáo sư Trọng Bằng tiếp tục đảm nhiệm cương vị Phó Chủ tịch Hội.
- Năm 2007, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Hội, GS.TSKH. Hoàng Văn Huây được bầu lại làm Chủ tịch. Các ông Lê Kế Sơn, Phan Thanh Tịnh, Trần Quang Vũ và Lưu Quang Minh được bầu làm Phó Chủ tịch Hội; bà Phạm Thị Thái làm Tổng thư ký Hội. Tháng 7/2009, Ban Chấp hành Hội khoá 2007-2013 đã nhất trí bầu bổ sung đồng chí Chu Tuấn Cáp, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao làm Phó Chủ tịch Hội; đồng thời miễn nhiệm chức Phó Chủ tịch Hội đối với đồng chí Trần Quang Vũ.
- Ngày 03/11/2012, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV nhiệm kỳ 2012-2017 được tổ chức. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Hội có 63 Uỷ viên, ông Vũ Huy Hoàng, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công thương làm Chủ tịch Hội; các Phó Chủ tịch Hội gồm các đồng chí Hoàng Văn Huây (nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội nhiệm kỳ III), ông Chu Tuấn Cáp (nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Chủ tịch Hội nhiệm kỳ III), ông Phan Thanh Tịnh (nguyên Viện trưởng Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghiệp sau thu hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phó Chủ tịch Hội nhiệm kỳ III), bà Nguyễn Thuý Hiền (Thứ trưởng Bộ Tư pháp), ông Mai Anh (nguyên Đại biểu Quốc hội khoá XI, Chủ tịch Hội Tin học Viễn thông Hà Nội), và bà Phạm Thị Thái (Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Ban Châu Âu Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội. Ban Thường vụ có 15 người, gồm Chủ tịch, sáu Phó Chủ tịch (một Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký) và tám Uỷ viên là các đồng chí Nguyễn Đức Kiên , Bùi Thế Giang , Đại sứ Nguyễn Hữu Tráng , Trần Ngọc Quyên , Lưu Trọng Hồng , Mai Huy Tân , Trương Hữu Chí , Nguyễn Hữu Thiện .
- Ngày 04/8/2018, Hội đã tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V nhiệm kỳ 2018-2023. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Hội gồm 78 Ủy viên và Ban Kiểm tra gồm 3 Ủy viên. Ông Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư được bầu làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2018-2023. Ban Chấp hành Hội nhiệm kỳ 2018-2023 đã bầu Ban Thường vụ Hội gồm 17 Ủy viên, trong đó có Chủ tịch, 07 Phó Chủ tịch và 09 Ủy viên Ban Thường vụ. Các Phó Chủ tịch Hội gồm: ông Mai Anh (nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XI, Chủ tịch Hội Tin học Viễn thông Hà Nội), bà Nguyễn Thúy Hiền (Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao), ông Hoàng Văn Huây (nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ), ông Nguyễn Đức Kiên (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội), bà Phạm Thị Thái (Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Ban Châu Âu của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam), ông Lê Viết Thái (nguyên Trưởng ban Thể chế kinh tế, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương), ông Nguyễn Toàn Thắng (nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội ngân hàng Việt Nam).
- Hiện nay, Hội hữu nghị Việt Nam-Đức có 31 tổ chức thành viên với hàng nghìn hội viên trên cả nước, trong đó có 15 Hội địa phương ở các thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và các tỉnh: Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Khánh Hoà; và 16 Chi hội trực thuộc gồm TU. Dresden, Mỏ Freiberg, Berlin, Leipzig, Chemnitz, Jena, Potsdam, Trường Đại học Y Hà Nội, Giáo viên tiếng Đức, Luật gia, Quỹ học bổng Humboldt, Quỹ Carl-Duisberg-Gesellschaft (CDG), Trung tâm dịch thuật Việt-Đức, Trung tâm tư vấn phát triển Việt-Đức, Trung tâm hợp tác khoa học và công nghệ Việt-Đức và Câu lạc bộ giám đốc doanh nghiệp Việt Nam-Đức.
Hoạt động của Hội tập trung chủ yếu trên các mảng: (1) hòa bình, đoàn kết, hữu nghị; (2) cầu nối hợp tác kinh tế-thương mại, văn hóa-khoa học-giáo dục; (3) tuyên truyền đối ngoại, giáo dục truyền thống, từ thiện nhân đạo; (4) tổ chức hội nghị, hội thảo, toạ đàm; (5) xây dựng, phát triển tổ chức và (6) công tác đền ơn, đáp nghĩa và khen thưởng.
Đối tác của Hội:
1. Đối tác ở Việt Nam:
- Đại sứ quán CHLB Đức tại Việt Nam
- Tổng Lãnh sự quán CHLB Đức tại Tp. Hồ Chí Minh
- Viện Goethe Hà Nội
- Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES)
- Viện Konrad-Adenauer-Stiftung (KAS)
- Viện Friendrich - Naumann-Stiftung (FNS)
- Viện Rosa-Luxemburg-Stiftung (RLS)
- Viện Hans-Seidel-Stiftung (HSS)
- Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (AHK)
- DAAD, GIZ, DED v.v.
2. Đối tác ở CHLB Đức:
- Hội hữu nghị Việt Nam của CHLB Đức (FG)
- Hội Đức-Việt (DVG)
- Hiệp hội phụ nữ Marie Schlei
- Tổ chức Đại học thế giới Đức (WUS)
- Tổ chức hành động giúp đỡ Việt Nam (HAV)
- Tổ chức Đoàn kết quốc tế của Đức (SODI)
- Hiệp hội KINDERHILFE (Trẻ em Hy vọng)
- Hội hỗ trợ phụ nữ và thanh niên Việt Nam tại CHLB Đức ở Bochum (VIFI)
- Viện Schmitz Stiftung ở Dueseldorf
- Hội người Việt Nam tại Berlin-Brandenburg
- Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Đức
- Hội Thiện Từ Tâm ở Berlin
- Hội phụ nữ Việt Nam của Berlin
- Hội Diên Hồng Rostock
- Quỹ Đào Minh Quang
- Hội Nhịp cầu Việt - Đức
- Tổ chức Phát triển Cộng đồng Đức- Việt tại Dresden
- Các Hội người Việt Nam ở Berlin, Dresden, Magdeburg, Chemnitz, Leipzig…
- Vietnam House tại Đức
- Các Trường đại học Humbold Berlin, Mannheim, Bremen, Marburg, TU. Dresden, Berg Akademie Freiberg…