Chủ tịch: Ông Nguyễn Khánh Ngọc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp
Phó Chủ tịch:
1. Ông Đinh Tích, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Châu Âu II-Bộ Ngoại giao, nguyên Tham tán công sứ - Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Điển
2. Ông Nguyễn Tiến Vinh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Giấy Việt Nam.
3. Ông Nguyễn Ngọc Tân, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Uông Bí - Quảng Ninh
4. Bà Lê Minh Hương, nguyên Phó Giám đốc Viện nhi TƯ
Tổng Thư ký: Ông Đinh Tích, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Châu Âu II-Bộ Ngoại giao, nguyên Tham tán công sứ - Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Điển
Thư ký thường trực: Bà Nguyễn Thanh Thảo, Chuyên viên Ban Châu Âu, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam
Liên hệ:
Địa chỉ: 105A Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84) 80.44057
Email: thaovufo@yahoo.com.vn
Thông tin khác:
Lịch sử thành lập:
Từ đầu năm 1982, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam là đồng chí Nguyễn Cơ Thạch, đồng thời cũng là Ủy viên Bộ Chính trị, TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam đã gặp Ủy ban Việt Nam đoàn kết với nhân dân thế giới, tiền thân của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các cơ quan. Đồng chí đã gặp các vị trong Chính phủ Quốc hội và Ủy ban Đoàn kết của Thụy Điển với Việt Nam Lào và Campuchia, và nhận thấy Thụy Điển rất nhiệt tình ủng hộ ta trong lúc ta đang bị cô lập. Nhưng nhân dân hai nước còn biết rất ít về nhau, chưa có nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, thông tin với nhiều hình thức khác nhau. Đồng chí cho biết: Bộ Ngoại giao đã nhận được một số thư từ của các chuyên gia Thụy Điển và gia đình họ ở Bãi Bằng và Hà Nội mong muốn được tiếp cận nhân dân ở Phú Thọ. Các chuyên gia muốn đến thăm các gia đình bạn bè Việt Nam. Đồng chí đưa ra một số bức thư của chuyên gia Thụy Điển muốn lấy vợ hoặc chồng Việt Nam nhưng còn khó khăn về thủ tục. Làm cho ngừời dân hai nước hiểu biết văn hóa, lịch sử của nhau, có cô dâu, chú rể, đó không phải chuyện nhỏ! Sao không lập Hội hữu nghị Việt Nam - Thụy Điển? Đề xuất của Bộ trưởng đã được Ủy ban Đoàn kết với nhân dân thế giới của Việt Nam, các cơ quan hữu quan, Đại Sứ quán Thụy Điển và đông đảo cán bộ, chuyên gia và gia đình họ nhiệt liệt hưởng ứng. Hội ra mắt tháng 5/1982 tại Công ty giấy Bãi Bằng. Viện Bảo vệ sức khỏe trẻ em (sau đổi tên là Bệnh viên Nhi Thụy Điển) và Bệnh viện Uông Bí cùng hầu hết các chuyên gia, gia đình và Đại sứ quán, trong đó có người đứng đầu tổ chức SIDA và Ostrom tham dự. Ông Trần Hữu Dư, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ là Chủ tịch đầu tiên của Hội.
Hội hữu nghị Việt Nam - Thụy Điển được chính thức thành lập ngày 23/6/1983 theo Quyết Định số 158/QĐ-TTg ngày 02/03/1999 và là một thành viên thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam. Sau đó, trong quá trình Liên hiệp tách khỏi Ban Đối ngoại Trung ương Đảng năm 1991, Quyết định thành lập Hội bị thất lạc. Liên hiệp đã làm thủ tục xin công nhận hoạt động Hội và Hội đã nhận được Quyết định số 74/2001/QĐ-BTCCBCP ngày 30/11/2001 của Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ về việc công nhận hoạt động của Hội. Sau ngày thành lập, Hội tiếp tục phát triển các chi hội tại các đơn vị, cơ sở nhận viện trợ, hợp tác với bạn.
Ngày 26/11/1984, thành lập chi hội tại Nhà máy Giấy Bãi Bằng do ông Võ Văn Tỉnh, Phó Giám đốc làm Chi hội trưởng, Bà Lê Thị Hiệp, Hiệu phó trường công nhân kỹ thuật Bãi Bằng làm Phó Chi hội trưởng. Ngày 16/3/89, thành lập chi hội tại Xí nghiệp cơ điện công trình do ông Cao Văn Sơn, Giám đốc làm Chi hội trưởng. Ngày 25/5/1990, Thành lập chi hội tại Bệnh viện Đa khoa Uông Bí do ông Nguyễn Ngọc Hàm, Viện trưởng làm Chi hội trưởng. Ngày 21/01/2014, Hội đã tổ chức Lễ ra mắt Chi hội hữu nghị Việt Nam-Thụy Điển trong lĩnh vực pháp luật do ông Tô Văn Hòa, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Bộ máy nhà nước thuộc Trường Đại học Luật Hà Nội làm Trưởng Chi hội. Ngoài ra còn các chi hội khác: Viện Nhi Thuỵ Điển; Nhà máy gỗ Cầu Đuống; Hội nhà văn Việt Nam. Hiện nay, Hội có 04 tổ chức thành viên đang hoạt động.
Quá trình phát triển của Hội:
Sau khi thành lập, Hội đã tổ chức nhiều cuộc giao lưu giữa các gia đình chuyên gia với các gia đình công nhân Việt Nam ở Bãi Bằng, Bệnh viện Nhi Thụy Điển tại Hà Nội và Uông Bí, tổ chức nhiều cuộc hội thảo, trao đổi thông tin, trao đổi đoàn. Thực hiện công cuộc cải cách quản lý các xí nghiệp và bệnh viện, nhiều xí nghiệp trong đó có 3 công trình nói trên đều có nhu cầu tranh thủ hợp tác đầu tư để nâng cấp, hiện đại hóa. Các chi Hội hiện nay vẫn duy trì và hoạt động rất tích cực. Nhân kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao của 2 nước, 11/01/1999, Đai sứ Thụy Điển, ông Mad đã dành một đoạn trong bài diễn văn để nói về gia đình bà Agneta và Đậu Hoàn Đô do Hội làm đám cưới, đã sinh được hai cháu đặt tên một cháu tên Việt, một cháu tên Nam, lúc ấy đang làm việc cho SIDA, ông nói: đó “là cầu nối cho quan hệ”. Đó chính là người Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã nói ở trên.
Đồng chí Nguyễn Thu Nhạn, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương là Chủ tịch thứ hai của Hội. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Hội năm 2003, đồng chí Lê Thị Thu, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em được bầu làm Chủ tịch Hội. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Hội vào tháng 6/2012, đồng chí Hoàng Thế Liên, Thứ trưởng Bộ tư pháp được bầu làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2012-2017. Đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp được bầu là Chủ tịch Hội nhiệm kỳ V (2018-2023)
Các đối tác nước ngoài:
1. Ủy ban đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia (Swedish Committee for Vietnam, Laos and Cambodia)
2. Trung tâm quốc tế Olof Palme (Olof Palme International Centre)
3. Quỹ Bảo vệ Trẻ em Thụy Điển-Radda Barnen (Radda Barnen Children Protection Fund)
4. Viện Đại học Thụy Điển (Swedish Institute)
5. Forum Syd
6.Trường ĐH Tổng hợp Lund
Các tổ chức thành viên :
1. Chi hội hữu nghị Việt Nam - Thụy Điển Tổng Công ty Giấy Việt Nam
2. Chi hội hữu nghị Việt Nam - Thụy Điển Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí
3. Chi hội hữu nghị Việt Nam-Thụy Điển Viện Nhi Trung ương, Chi hội hữu nghị Việt Nam-Thụy Điển trong lĩnh vực pháp luật.