Danh mục
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Văn bản
  • Lịch sử truyền thống
  • Hòa bình - hữu nghị
  • Công tác PCPNN
  • Cơ quan Thường trực
  • Tổ chức thành viên ở Trung ương
  • Liên hiệp CTCHN tỉnh, thành phố
  • Biên giới - Biển đảo
  • Bạn bè năm châu
  • Đối ngoại và hội nhập
  • Tri thức chuyên sâu
  • Video
  • Hình ảnh
  • Liên hệ
Vufo.org.vn

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Hòa bình - hữu nghị
  • Công tác PCPNN
  • Tư liệu
    • Văn bản
    • Lịch sử truyền thống
  • Liên hệ
  • Copy link
  • Trang chủ
  • Đối ngoại và hội nhập
13/03/2025, 3:00 PM

Hội thảo khoa học "Tôn giáo qua các nền văn hoá": tôn trọng sự khác biệt, thúc đẩy hòa hợp

Ngày 11/3 tại Hà Nội, Viện Dân tộc và Tôn giáo thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Hội Việt - Mỹ (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam), Viện Liên kết Toàn cầu (Hoa Kỳ), Đại học Brigham Young (Hoa Kỳ) tổ chức hội thảo khoa học “Tôn giáo qua các nền văn hoá”.

Dự Hội thảo có PGS.TS Hoàng Thị Lan, Viện trưởng Viện Dân tộc và Tôn giáo, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS.TS Đỗ Lan Hiền, nguyên Viện trưởng Viện Dân tộc và Tôn giáo, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; ông Nguyễn Năng Khiếu, Tổng Thư ký Hội Việt - Mỹ; TS Bob Roberts, Chủ tịch Viện Liên kết Toàn cầu; GS.TS Brett Scharffs, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu luật pháp và tôn giáo quốc tế, Đại học Brigham Young (Hoa Kỳ); đại diện các chuyên gia, các học giả, các chức sắc tôn giáo đến từ Việt Nam, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Indonesia.

Các đại biểu chủ trì và diễn giả báo cáo tại phiên “Khái luận về tôn giáo qua các nền văn hoá”. (Ảnh: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh)
Các đại biểu chủ trì và diễn giả báo cáo tại phiên “Khái luận về tôn giáo qua các nền văn hoá”. (Ảnh: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh)

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Hoàng Thị Lan cho biết, các nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực tôn giáo từ lâu đã đặt vấn đề về tôn trọng sự khác biệt và giá trị của các tôn giáo khác nhau, nhưng sau rất nhiều sự kiện liên quan đến tôn giáo gây mất ổn định chính trị - xã hội ở nhiều quốc gia, khu vực xảy ra trong hai thập kỷ vừa qua đã làm gia tăng nhu cầu hiểu biết về tôn giáo xuyên văn hóa trong quản trị quốc gia và quốc tế. Trong bối cảnh mới hiện nay, việc đặt vấn đề cần phải có hiểu biết về tôn giáo qua các nền văn hóa là một cách tiếp cận có ý nghĩa, giúp hiểu về tôn giáo một cách sâu sắc hơn; đồng thời để đả phá các quan điểm phân biệt, kỳ thị, bất khoan dung đối với tôn giáo trong bối cảnh đa dạng tôn giáo trên phạm vi toàn cầu hiện nay.

Hội thảo khoa học “Tôn giáo qua các nền văn hoá” hướng đến thừa nhận sự khác biệt, tính đa dạng của đời sống tôn giáo và tôn trọng giá trị của các cộng đồng đức tin khác nhau để cổ vũ các cộng đồng đức tin cùng tham gia, cùng đóng góp thiết thực nhất cho lợi ích chung của toàn nhân loại. PGS.TS Hoàng Thị Lan đề nghị các đại biểu tham dự tập trung trao đổi cách thức mà những người khác đức tin, khác tôn giáo có thể tin tưởng và chia sẻ lẫn nhau một cách sâu sắc nhất; cách mà các quốc gia có thể thu hút các quốc gia khác đến với mình dù có những khác biệt nhất định về chính trị, văn hóa và tôn giáo.

Hội thảo diễn ra trong 2 ngày, gồm các phiên: Khai mạc; Khái luận về tôn giáo qua các nền văn hoá; Tôn trọng đức tin tôn giáo trong bối cảnh các nền văn hoá; Tôn giáo và pháp quyền - Nhận thức và ứng xử của các quốc gia đối với tôn giáo trong bối cảnh đa dạng văn hoá; Nâng cao kiến thức tôn giáo trong bối cảnh đa dạng văn hoá và đức tin; Nâng cao nhận thức xã hội về tôn giáo xuyên văn hoá - Vì một cộng đồng hoà hợp, gắn kết và phát triển; Nguồn lực tôn giáo trong đời sống xã hội - Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam; Tôn giáo với việc giải quyết những thách thức chung toàn cầu; Tôn giáo và pháp quyền ở Việt Nam - Kỷ niệm hành trình 20 năm và cơ hội phía trước; bế mạc.

Hội thảo thu hút sự tham gia đông đảo của các học giả đến từ nhiều quốc gia, nhiều nền văn hóa, chính trị khác nhau, cùng bàn về một chủ đề ý nghĩa, đó là: làm thế nào để có được những hiểu biết chung về tôn giáo và thúc đẩy vai trò của tôn giáo hướng tới xây dựng một xã hội hài hòa trong bối cảnh đa dạng tôn giáo trên phạm vi toàn cầu hiện nay.

Theo các đại biểu, trên phạm vi toàn cầu, tôn giáo là một nguồn lực có sức ảnh hưởng và lan tỏa rộng rãi, một nguồn lực có thể được sử dụng cho những mục đích chính trị khác nhau. Do đó, rủi ro xã hội có thể xảy ra khi thiếu hiểu biết về tôn giáo. Với cách tiếp cận như vậy, các đại biểu cho rằng cộng đồng tôn giáo và cộng đồng phi tôn giáo cần hình thành năng lực cá nhân để có được những hiểu biết và chia sẻ với nhau. Cách tiếp cận này cũng hình thành kỹ năng đối thoại, trao đổi để những người có niềm tin tôn giáo khác nhau, những người có niềm tin tôn giáo và những người không có tôn giáo cùng hiểu nhau hơn, xoá bỏ những ngăn cách về thế giới quan, ý thức hệ để cùng nhau xác định và thực hiện các mục tiêu chung.

Hội thảo khẳng định, hiểu biết về tôn giáo qua các nền văn hóa không những không cản trở mà còn có thể giúp tăng cường tư duy phản biện, giúp cho các cộng đồng đức tin khác nhau có thể xích lại gần nhau hơn. Hiểu biết về tôn giáo qua các nền văn hóa khác nhau cũng cho thấy tính chất và mức độ của một nền dân chủ, bình đẳng trong bối cảnh đa dạng văn hóa và tôn giáo như hiện nay. Hiểu biết về tôn giáo qua các nền văn hóa hướng đến mục đích tránh định kiến và thay vào đó là sự tôn trọng, chia sẻ và học hỏi từ các cộng đồng đức tin khác nhau, xây dựng quan hệ tốt đẹp vượt qua sự khác biệt.

Trên cơ sở đó, các đại biểu tham dự đề xuất nhiều giải pháp thiết thực để hình thành và nâng cao kiến thức tôn giáo xuyên văn hóa, hướng đến xây dựng một xã hội hài hòa và thịnh vượng vì sự tiến bộ, phồn vinh và hạnh phúc của con người.

Theo Thời Đại

Tiêu điểm
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Tin đọc nhiều
1

Tạo điều kiện thuận lợi cho người gốc Việt sinh sống hợp pháp tại Campuchia

2

UNDP hoan nghênh sự tham gia của Việt Nam vào các cơ chế nhân quyền quốc tế

3

Việt Nam duy trì lập trường cân bằng, khách quan trong xung đột Nga-Ukraine

4

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam nhận Cờ thi đua dành cho tập thể dẫn đầu trong công tác đối ngoại nhân dân năm 2024

5

Truyền thông Trung Quốc đưa tin đậm nét về điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình

Tin liên quan

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà Vua Vương quốc Bỉ Philippe

Tuyên bố chung Việt Nam-Brazil nhân chuyến thăm của Tổng thống Brazil

Tổng Bí thư: Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ là hình mẫu trong quan hệ quốc tế

Việt Nam-Ấn Độ hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều đạt 20 tỷ USD

Thủ tướng: Dư địa hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam-Hoa Kỳ rất lớn

Phát biểu chính sách của Tổng Bí thư Tô Lâm thúc đẩy cách tiếp cận gắn kết ASEAN

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Singapore

Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Indonesia, Ban Thư ký ASEAN

ASEAN là trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

Việt Nam và Kyrgyzstan hướng tới nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện

LIÊN HIỆP CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ VIỆT NAM

Trụ sở: 105A, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: +84.24. 3845 6303; Email: vufo.vufo@gmail.com
Bản quyền thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Top