Có thể nói trong hệ thống của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị với nước ngoài của Liên Xô, Hội hữu nghị Xô-Việt là một trong những tổ chức xã hội hoạt động rất hiệu quả trên lĩnh vực ngoại giao nhân dân và có nhiều đóng góp to lớn trong việc củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt Việt-Xô trước đây và Việt-Nga ngày nay.
Ngay từ khi mới thành lập, Hội hữu nghị Xô-Việt đã thu hút nhiều nhân sĩ trí thức, các nhà hoạt động xã hội nổi tiếng, các chính trị gia, nhà khoa học… tham gia. Đó là các nhà phi hành gia lừng danh là German Titov và Valentina Teleskova (nữ phi công vũ trụ đầu tiên trên thế giới); các nghệ sĩ nhân dân Liên Xô như Boris Babochkin, Vasili Chirkov, Vera Vasileva; kiến trúc sư Vladimir Tsưgal, tác giả tượng đài Hồ Chí Minh tại Mát- xcơ-va ; Viện sĩ Viện hàn lâm y khoa Sergei Debov …. Hội có chi nhánh tại nhiều nước cộng hoà, các tỉnh thành và hơn 3.000 đơn vị tại các xí nghiệp sản xuất và trường học của Liên Xô.
Thông qua Hội hữu nghị Xô-Việt, nhân dân Liên Xô anh em đã dành cho nhân dân Việt Nam sự hỗ trợ và ủng hộ chí tình hiệu quả trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc cũng như trong xây dựng phát triển đất nước sau chiến tranh.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hội hữu nghị Xô-Việt đã tổ chức nhiều cuộc mít tinh ủng hộ Việt Nam, tổ chức các Tuần/Tháng Hữu nghị Xô-Việt, quyên góp tiền mua quà tặng, thuốc men và các loại hàng hoá nhu yếu phẩm cho những người bạn Việt Nam. Nhiều bạn bè trong các dân tộc của Liên bang Xô Viết đã viết đơn bằng máu tình nguyện xin sang chiến đấu tại Việt Nam. Cùng với sự hỗ trợ về quân sự và kinh tế mà Nhà nước Liên Xô dành cho Việt Nam, các phong trào và hoạt động do Hội hữu nghị Xô-Việt tổ chức đã góp phần quan trọng giúp bạn bè thế giới đã hiểu thêm về Việt Nam và đứng về phía chúng ta trong cuộc chiến chính nghĩa vì hoà bình, độc lập và thống nhất đất nước.
Ghi nhận công lao và những đóng góp to lớn của Hội hữu nghị Xô-Việt trong sự nghiệp phát triển và củng cố tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, vì phong trào quốc tế đoàn kết với Việt Nam, năm 1978, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã trao tặng Huân chương Hữu nghị của Việt Nam cho tập thể Hội bạn và sau đó, vào năm 1983, cho 5 chi hội và 10 thành viên tích cực của Hội hữu nghị Xô-Việt nhân dịp 25 năm ngày thành lập Hội.
Sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, Liên bang Nga là một trong những nước cộng hòa kế thừa của Liên Xô. Một vài năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, khi mà do nhiều yếu tố khác nhau, quan hệ hợp tác Việt Nam và Nga có phần suy giảm, Hội hữu nghị Xô-Việt không còn trên danh nghĩa, các thành viên tích cực của Hội đã tìm cách duy trì tổ chức, tìm ra phương thức hoạt động trong điều kiện chính trị và kinh tế mới nhằm duy trì và phát triển tình hữu nghị đặc biệt giữa nhân dân hai nước Nga và Việt Nam.
Trên cơ sở và thành viên nòng cốt của Hội hữu nghị Xô-Việt, bạn đã thành lập Hội hữu nghị với Việt Nam như một tổ chức kế thừa Hội hữu nghị Xô-Việt. Đây là một giai đoạn vô cùng khó khăn với các tổ chức xã hội quần chúng ở Nga. Hội không còn nhận được bất kỳ sự hỗ trợ tài chính nào từ ngân sách, mọi thành viên tham gia vào hoạt động Hội đều không được trả lương, trụ sở văn phòng bị thu hẹp gần như không có. Mặc dù vậy, với một tình cảm không thể cắt nghĩa nổi dành cho Việt Nam, Hội hữu nghị với Việt Nam vẫn tích cực hoạt động, đặc biệt là trong việc hỗ trợ tư vấn và giúp đỡ trong các vấn đề pháp lý cho những người bạn Việt Nam đang sinh sống và làm ăn tại Matxcơva, St. Peterbursg và nhiều thành phố khác của Nga. Không chỉ dừng lại ở đó, Hội đã tìm ra nhiều hình thức hoạt động nhằm duy trì và tìm hướng phát triển quan hệ hợp tác kinh tế giữa LB Nga và Việt Nam trong tình hình mới.
Trong bối cảnh quan hệ song phương giữa hai nhà nước có phần chững lại, qua kênh của Hội vẫn có nhiều doanh nghiệp Nga sang tìm hiểu và tìm cơ hội hợp tác với Việt Nam. Cũng do tình hình thay đổi, đời sống xuống dốc khiến người dân Nga nhìn người nước ngoài trong đó có Việt Nam với con mắt thiếu thiện cảm. Thêm vào đó là nạn tham nhũng, sách nhiễu khiến cho công việc làm ăn sinh sống của người Việt tại Matxcơva và nhiều địa phương khác của Nga gặp rất nhiều khó khăn, bất trắc. Hội hữu nghị Nga-Việt đã luôn ở bên cạnh cộng đồng người Việt Nam. Các thành viên của Hội, bằng ảnh hưởng và sự am hiểu luật pháp của mình đã tích cực giúp đỡ cộng đồng Việt Nam trong các vấn đề liên quan đến chính quyền sở tại, vượt qua giai đoạn khó khăn, làm ăn hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực không chỉ cho cộng đồng tại Nga mà còn giúp cải thiện đời sống của nhiều người Việt Nam ở trong nước, góp phần duy trì và củng cố quan hệ hữu nghị Nga-Việt.
Và các đóng góp của Hội đã được Chính phủ và nhân dân Việt Nam ghi nhận. Năm 1998, lần thứ 2 Hội hữu nghị với Việt Nam/Hội hữu nghị Xô-Việt được tặng thưởng Huân chương Hữu Nghị Việt Nam.
Năm 2007, Hội hữu nghị với Việt Nam đã tiến hành đại hội, củng cố và kiện toàn tổ chức, đổi tên là Hội hữu nghị Nga-Việt và bầu GS.TS V.P. Buianov, Giám đốc Viện Kinh tế Pháp luật Matxcơva làm Chủ tịch Hội.
Cùng với việc lãnh đạo hai nước luôn quan tâm đến việc củng cố và phát trển quan hệ đối tác chiến lược giữa Liên bang Nga và Việt Nam, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Nga coi Việt Nam là thị trường tiềm năng và đầy hấp dẫn. Họ đã và đang tích cực triển khai hoạt động tại Việt Nam. Và bên cạnh họ là hai Hội hữu nghị Việt-Nga, Nga-Việt đã và đang nỗ lực hết mình đẩy mạnh sự tương trợ lẫn nhau, củng cố tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Nga-Việt.
Với tinh thần hoạt động hữu nghị gắn với việc phát triển quan hệ hợp tác trực tiếp giữa các địa phương và tổ chức của hai nước qua kênh hữu nghị nhân dân, Hội hữu nghị Nga-Việt luôn phối hợp chặt chẽ với Hội hữu nghị Việt-Nga để làm cầu nối thúc đẩy quan hệ song phương trong các lĩnh vực văn hóa giáo dục, khoa học kỹ thuật, kinh tế thương mại, thể thao và du lịch…. Bạn đang hoàn tất các thủ tục pháp lý cuối cùng để thành lập lại Chi hội Hội hữu nghị Nga-Việt ở St. Peterbursg, Ekaterinburg thủ phủ của Sverdlov tại vùng Ural và Vladivostok – trung tâm của Viễn Đông. Nhiều nơi đang tiến hành công tác bước đầu để thành lập Chi hội trong các trường Đại học có công dân Việt Nam theo học như ĐHTH quốc gia tại Ivanovo và Tambov (phần châu Âu của LB Nga), ĐHTH Kỹ thuật ở thành phố Tomsk (vùng Sibiri), Học viện Lao động và quan hệ xã hội, Trường ĐHTH Nội vụ tại Matxcơva v.v hoặc các địa phương có nhiều người Việt Nam sinh sống và học tập như Volgograd (Povolje) và Ufa (Bashkirya).
Với ý thức chuyển dần ngọn đuốc “hữu nghị” sang cho thế hệ trẻ, Hội hữu nghị Nga - Việt đã tự trang trải mọi chi phí đưa nhiều đoàn sinh viên sang Việt Nam tham gia hội thảo và giao lưu với các bạn trẻ Việt Nam tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ… . Không chỉ tổ chức các hoạt động hữu nghị đơn thuần, Hội còn có nhiều hoạt động nhằm quảng bá và giới thiệu Việt Nam với các tầng lớp nhân dân Nga và bạn bè quốc tế. Hội đã đăng cai tổ chức nhiều hội thảo khoa học về Việt Nam và quan hệ hợp tác Nga-Việt. Trong dự kiến chương trình công tác từ nay đến năm 2010 của Hội bạn có cả các hoạt động kỷ niệm 600 ngày sinh Nguyễn Trãi tại Nga. Hoạt động này không chỉ giới thiệu một danh nhân văn hóa và tư tưởng lớn của Việt Nam với xã hội Nga mà còn góp phần giúp nhân dân hai nước hiểu và gắn bó với nhau hơn. Có thể khẳng định các hình thức hoạt động nhân dân này đã góp phần xoá bỏ những hình ảnh thiên lệch hoặc định kiến về người Việt trong mắt các bạn Nga cũng như những hình dung tiêu cực của bộ phận người Việt Nam về những mối nguy hiểm đối với người nước ngoài do nạn phân biệt và kỳ thị chủng tộc ở Nga gây ra. Và không phải vô tình mà thời gian mấy năm gần đây, lượng du khách Nga đến Việt Nam ngày càng tăng mạnh.
Hướng tới kỷ niệm 50 năm Hội hữu nghị Nga-Việt/ Hội hữu nghị Xô-Việt, bạn dự kiến tiến hành tại Matxcơva ngoài lễ kỷ niệm trọng thể với sự tham gia của đại diện Thượng viện, Hạ viện, Chính quyền thành phố Matxcơva và nhiều tổ chức xã hội của Nga, bạn sẽ tổ chức nhiều cuộc hội thảo và gặp gỡ bàn tròn thảo luận và tìm hướng hoạt động nhằm xây dựng quan hệ hỗ trợ trong những điều kiện mới về kinh tế và chính trị, giúp cả hai Hội phát triển quan hệ liên khu vực và trong các ngành kinh tế, du lịch qua kênh “ngoại giao nhân dân”, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa người Nga và người Việt Nam.
50 năm trôi qua, thế giới đã có nhiều thay đổi nhưng tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước không hề thay đổi. Mục đích hoạt động của Hội hữu nghị Nga-Việt/ Hội hữu nghị Xô-Việt không hề thay đổi: củng cố và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc của hai nước, phục vụ sự phát triển mối quan hệ hợp tác toàn diện vì lợi ích của LB Nga và CHXHCN Việt Nam.
Minh Hiền
Thông qua Hội hữu nghị Xô-Việt, nhân dân Liên Xô anh em đã dành cho nhân dân Việt Nam sự hỗ trợ và ủng hộ chí tình hiệu quả trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc cũng như trong xây dựng phát triển đất nước sau chiến tranh.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hội hữu nghị Xô-Việt đã tổ chức nhiều cuộc mít tinh ủng hộ Việt Nam, tổ chức các Tuần/Tháng Hữu nghị Xô-Việt, quyên góp tiền mua quà tặng, thuốc men và các loại hàng hoá nhu yếu phẩm cho những người bạn Việt Nam. Nhiều bạn bè trong các dân tộc của Liên bang Xô Viết đã viết đơn bằng máu tình nguyện xin sang chiến đấu tại Việt Nam. Cùng với sự hỗ trợ về quân sự và kinh tế mà Nhà nước Liên Xô dành cho Việt Nam, các phong trào và hoạt động do Hội hữu nghị Xô-Việt tổ chức đã góp phần quan trọng giúp bạn bè thế giới đã hiểu thêm về Việt Nam và đứng về phía chúng ta trong cuộc chiến chính nghĩa vì hoà bình, độc lập và thống nhất đất nước.
Ghi nhận công lao và những đóng góp to lớn của Hội hữu nghị Xô-Việt trong sự nghiệp phát triển và củng cố tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, vì phong trào quốc tế đoàn kết với Việt Nam, năm 1978, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã trao tặng Huân chương Hữu nghị của Việt Nam cho tập thể Hội bạn và sau đó, vào năm 1983, cho 5 chi hội và 10 thành viên tích cực của Hội hữu nghị Xô-Việt nhân dịp 25 năm ngày thành lập Hội.
Sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, Liên bang Nga là một trong những nước cộng hòa kế thừa của Liên Xô. Một vài năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, khi mà do nhiều yếu tố khác nhau, quan hệ hợp tác Việt Nam và Nga có phần suy giảm, Hội hữu nghị Xô-Việt không còn trên danh nghĩa, các thành viên tích cực của Hội đã tìm cách duy trì tổ chức, tìm ra phương thức hoạt động trong điều kiện chính trị và kinh tế mới nhằm duy trì và phát triển tình hữu nghị đặc biệt giữa nhân dân hai nước Nga và Việt Nam.
Trên cơ sở và thành viên nòng cốt của Hội hữu nghị Xô-Việt, bạn đã thành lập Hội hữu nghị với Việt Nam như một tổ chức kế thừa Hội hữu nghị Xô-Việt. Đây là một giai đoạn vô cùng khó khăn với các tổ chức xã hội quần chúng ở Nga. Hội không còn nhận được bất kỳ sự hỗ trợ tài chính nào từ ngân sách, mọi thành viên tham gia vào hoạt động Hội đều không được trả lương, trụ sở văn phòng bị thu hẹp gần như không có. Mặc dù vậy, với một tình cảm không thể cắt nghĩa nổi dành cho Việt Nam, Hội hữu nghị với Việt Nam vẫn tích cực hoạt động, đặc biệt là trong việc hỗ trợ tư vấn và giúp đỡ trong các vấn đề pháp lý cho những người bạn Việt Nam đang sinh sống và làm ăn tại Matxcơva, St. Peterbursg và nhiều thành phố khác của Nga. Không chỉ dừng lại ở đó, Hội đã tìm ra nhiều hình thức hoạt động nhằm duy trì và tìm hướng phát triển quan hệ hợp tác kinh tế giữa LB Nga và Việt Nam trong tình hình mới.
Trong bối cảnh quan hệ song phương giữa hai nhà nước có phần chững lại, qua kênh của Hội vẫn có nhiều doanh nghiệp Nga sang tìm hiểu và tìm cơ hội hợp tác với Việt Nam. Cũng do tình hình thay đổi, đời sống xuống dốc khiến người dân Nga nhìn người nước ngoài trong đó có Việt Nam với con mắt thiếu thiện cảm. Thêm vào đó là nạn tham nhũng, sách nhiễu khiến cho công việc làm ăn sinh sống của người Việt tại Matxcơva và nhiều địa phương khác của Nga gặp rất nhiều khó khăn, bất trắc. Hội hữu nghị Nga-Việt đã luôn ở bên cạnh cộng đồng người Việt Nam. Các thành viên của Hội, bằng ảnh hưởng và sự am hiểu luật pháp của mình đã tích cực giúp đỡ cộng đồng Việt Nam trong các vấn đề liên quan đến chính quyền sở tại, vượt qua giai đoạn khó khăn, làm ăn hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực không chỉ cho cộng đồng tại Nga mà còn giúp cải thiện đời sống của nhiều người Việt Nam ở trong nước, góp phần duy trì và củng cố quan hệ hữu nghị Nga-Việt.
Và các đóng góp của Hội đã được Chính phủ và nhân dân Việt Nam ghi nhận. Năm 1998, lần thứ 2 Hội hữu nghị với Việt Nam/Hội hữu nghị Xô-Việt được tặng thưởng Huân chương Hữu Nghị Việt Nam.
Năm 2007, Hội hữu nghị với Việt Nam đã tiến hành đại hội, củng cố và kiện toàn tổ chức, đổi tên là Hội hữu nghị Nga-Việt và bầu GS.TS V.P. Buianov, Giám đốc Viện Kinh tế Pháp luật Matxcơva làm Chủ tịch Hội.
Cùng với việc lãnh đạo hai nước luôn quan tâm đến việc củng cố và phát trển quan hệ đối tác chiến lược giữa Liên bang Nga và Việt Nam, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Nga coi Việt Nam là thị trường tiềm năng và đầy hấp dẫn. Họ đã và đang tích cực triển khai hoạt động tại Việt Nam. Và bên cạnh họ là hai Hội hữu nghị Việt-Nga, Nga-Việt đã và đang nỗ lực hết mình đẩy mạnh sự tương trợ lẫn nhau, củng cố tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Nga-Việt.
Với tinh thần hoạt động hữu nghị gắn với việc phát triển quan hệ hợp tác trực tiếp giữa các địa phương và tổ chức của hai nước qua kênh hữu nghị nhân dân, Hội hữu nghị Nga-Việt luôn phối hợp chặt chẽ với Hội hữu nghị Việt-Nga để làm cầu nối thúc đẩy quan hệ song phương trong các lĩnh vực văn hóa giáo dục, khoa học kỹ thuật, kinh tế thương mại, thể thao và du lịch…. Bạn đang hoàn tất các thủ tục pháp lý cuối cùng để thành lập lại Chi hội Hội hữu nghị Nga-Việt ở St. Peterbursg, Ekaterinburg thủ phủ của Sverdlov tại vùng Ural và Vladivostok – trung tâm của Viễn Đông. Nhiều nơi đang tiến hành công tác bước đầu để thành lập Chi hội trong các trường Đại học có công dân Việt Nam theo học như ĐHTH quốc gia tại Ivanovo và Tambov (phần châu Âu của LB Nga), ĐHTH Kỹ thuật ở thành phố Tomsk (vùng Sibiri), Học viện Lao động và quan hệ xã hội, Trường ĐHTH Nội vụ tại Matxcơva v.v hoặc các địa phương có nhiều người Việt Nam sinh sống và học tập như Volgograd (Povolje) và Ufa (Bashkirya).
Với ý thức chuyển dần ngọn đuốc “hữu nghị” sang cho thế hệ trẻ, Hội hữu nghị Nga - Việt đã tự trang trải mọi chi phí đưa nhiều đoàn sinh viên sang Việt Nam tham gia hội thảo và giao lưu với các bạn trẻ Việt Nam tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ… . Không chỉ tổ chức các hoạt động hữu nghị đơn thuần, Hội còn có nhiều hoạt động nhằm quảng bá và giới thiệu Việt Nam với các tầng lớp nhân dân Nga và bạn bè quốc tế. Hội đã đăng cai tổ chức nhiều hội thảo khoa học về Việt Nam và quan hệ hợp tác Nga-Việt. Trong dự kiến chương trình công tác từ nay đến năm 2010 của Hội bạn có cả các hoạt động kỷ niệm 600 ngày sinh Nguyễn Trãi tại Nga. Hoạt động này không chỉ giới thiệu một danh nhân văn hóa và tư tưởng lớn của Việt Nam với xã hội Nga mà còn góp phần giúp nhân dân hai nước hiểu và gắn bó với nhau hơn. Có thể khẳng định các hình thức hoạt động nhân dân này đã góp phần xoá bỏ những hình ảnh thiên lệch hoặc định kiến về người Việt trong mắt các bạn Nga cũng như những hình dung tiêu cực của bộ phận người Việt Nam về những mối nguy hiểm đối với người nước ngoài do nạn phân biệt và kỳ thị chủng tộc ở Nga gây ra. Và không phải vô tình mà thời gian mấy năm gần đây, lượng du khách Nga đến Việt Nam ngày càng tăng mạnh.
Hướng tới kỷ niệm 50 năm Hội hữu nghị Nga-Việt/ Hội hữu nghị Xô-Việt, bạn dự kiến tiến hành tại Matxcơva ngoài lễ kỷ niệm trọng thể với sự tham gia của đại diện Thượng viện, Hạ viện, Chính quyền thành phố Matxcơva và nhiều tổ chức xã hội của Nga, bạn sẽ tổ chức nhiều cuộc hội thảo và gặp gỡ bàn tròn thảo luận và tìm hướng hoạt động nhằm xây dựng quan hệ hỗ trợ trong những điều kiện mới về kinh tế và chính trị, giúp cả hai Hội phát triển quan hệ liên khu vực và trong các ngành kinh tế, du lịch qua kênh “ngoại giao nhân dân”, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa người Nga và người Việt Nam.
50 năm trôi qua, thế giới đã có nhiều thay đổi nhưng tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước không hề thay đổi. Mục đích hoạt động của Hội hữu nghị Nga-Việt/ Hội hữu nghị Xô-Việt không hề thay đổi: củng cố và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc của hai nước, phục vụ sự phát triển mối quan hệ hợp tác toàn diện vì lợi ích của LB Nga và CHXHCN Việt Nam.
Minh Hiền