Danh mục
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Văn bản
  • Lịch sử truyền thống
  • Hòa bình - hữu nghị
  • Công tác PCPNN
  • Cơ quan Thường trực
  • Tổ chức thành viên ở Trung ương
  • Liên hiệp CTCHN tỉnh, thành phố
  • Biên giới - Biển đảo
  • Bạn bè năm châu
  • Đối ngoại và hội nhập
  • Tri thức chuyên sâu
  • Video
  • Hình ảnh
  • Liên hệ
Vufo.org.vn

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Hòa bình - hữu nghị
  • Công tác PCPNN
  • Tư liệu
    • Văn bản
    • Lịch sử truyền thống
  • Liên hệ
  • Copy link
  • Trang chủ
  • Tổ chức thành viên ở Trung ương
12/10/2017, 1:19 PM

Kinh nghiệm và giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

(Vietpeace) Sáng 12/10/2017, Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam phối hợp với tổ chức ActionAid Việt Nam với sự hỗ trợ của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội thảo với chủ đề “Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu”.

Phó Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam Nguyễn Văn Huỳnh phát biểu khai mạc Hội thảo (Ảnh NN)

Tham dự Hội thảo có ông Nguyễn Văn Huỳnh, Phó Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam; đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương, Ban Kinh tế Trung ương, Hội nông dân Việt Nam cùng đại diện một số cơ quan Trung ương và địa phương; một số tổ chức nhân dân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ Việt Nam và nước ngoài đang hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam Nguyễn Văn Huỳnh cho biết: Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam trong 15 năm qua luôn quan tâm đến sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển cũng như tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn biến ngày càng phức tạp tác động mạnh mẽ tới sự phát triển nông nghiệp của thế giới, đặc biệt là đối với các nước có nền nông nghiệp như Việt Nam, Hội thảo “Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu” được tổ chức nhằm đóng góp vào việc thống nhất về nhận thức về phát triển nông nghiệp Việt Nam chất lượng cao và bền vững trước tác động của biến đổi khí hậu; ở mức độ nào đó nêu lên thực trạng, thuận lợi và thách thức đối với ngành nông nghiệp; đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu của Việt Nam và quốc tế; đề xuất một số giải pháp có thể đối với việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.

GS.Viện sỹ Trần Đình Long phát biểu (Ảnh NN)

Theo GS.Viện sỹ Trần Đình Long, Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, mỗi năm thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng do hậu quả của biến đổi khí hậu. Việt Nam coi ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn. Chính phủ Việt Nam cũng đã có những hành động quyết liệt trong tái cơ cấu kinh tế trong đó đặc biệt quan trọng là tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Nông nghiệp nước ta hiện nay phát triển còn kém bền vững, năng lực thích ứng, đối phó với biến đổi khí hậu còn nhiều hạn chế, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất. Trong tình hình như vậy, Việt Nam cần có những bước phát triển phù hợp. Từng thời điểm, cần có mục tiêu cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm… vấn đề quan trọng là xác định rõ vai trò của nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, nông dân và những tổ chức xã hội.

Tiến sỹ Trần Đại Nghĩa, Trưởng Bộ môn nghiên cứu Kinh tế tài nguyên và Môi trường, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho biết, biến đổi khí hậu và những hệ lụy của nó đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực nông nghiệp. Chỉ tính riêng năm 2016, những thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra như: bão, hạn hán, lũ lụt, nắng nóng bất thường, mưa bất thường, xâm nhập mặn, sạt lở… đã làm thiệt hại hơn 700 nghìn ha lúa và diện tích cây trồng, hơn 400 nghìn ha cây ăn quả… đe dọa an ninh lương thực của 1,1 triệu người sống trong vùng bị ảnh hưởng. 18 địa phương trên cả nước đã ra thông báo tình trạng khẩn cấp về thiên tai.

Tại những khu vực bị xâm nhập mặn khu vực ven biển, nông dân đã có những giải pháp để thích ứng với tình hình như trồng rừng đước kết hợp nuôi tôm sinh thái giúp tăng thu nhập ổn định, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, giảm phát thải.

Cùng với đó, một số tổ chức khoa học trong vào ngoài nước đã chuyển giao các giải pháp, mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu như: Chăn nuôi lợn trên đệm lót sinh học, sản xuất nông nghiệp khép kín không rác thải, thâm canh lúa cải tiến, cải tiến kỹ thuật sử dụng phân bón, kỹ thuật trồng ngô xen đậu xanh thích ứng hạn, ủ phân hữu cơ từ phụ phẩm trồng dưa hấu, trồng nấm rơm và trồng rau trên giàn…

Quang cảnh Hội thảo (Ảnh NN)

Hiện nay, quá trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao đang diễn ra mạnh mẽ trên diện rộng ở những nước có nền khoa học công nghệ phát triển. Theo Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Tuất, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp sẽ góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tại Việt Nam, nghiên cứu phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp  đã được chú trọng và đạt được những kết quả ban đầu. Một số công nghệ tiên tiến được phát triển phục vụ sản xuất như: công nghệ mô hom nhân giống cây lâm nghiệp, công nghệ sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, công nghệ tưới nước tiết kiệm cho cây trồng, công nghệ che phủ nilon cho một số cây trồng, công nghệ thuỷ canh sản xuất rau trong nhà lưới, công nghệ nuôi gà, heo lạnh, công nghệ di truyền tạo cá rô phi đơn tính, công nghệ nuôi siêu thâm canh cá tra, công nghệ chiếu xạ bảo quản thanh long, …

Nhờ việc ứng dụng công nghệ cao để sản xuất hàng hoá, một số sản phẩm nông nghiệp đã hình thành một số doanh nghiệp, khu nông nghiệp và vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tại Hà Nội, Hải Phòng, một số khu nông nghiệp đã nhập khẩu trọn gói công nghệ của Israel, từ nhà màng, thiết bị bên trong đến giống và kỹ thuật canh tác để sản xuất rau và hoa. Công ty HASFARM tại Đà Lạt, Lâm Đồng đã ứng dụng công nghệ của Hà Lan để trồng hoa hồng, cúc, đồng tiền, lily, cho hiệu quả kinh tế cao gấp 20-30 lần so với trồng thông thường. Công ty Javeco đã ứng dụng công nghệ tiên tiến trồng hoa lan trong nhà kính, nhà lưới tại Thường Tín, Hà Nội và bước đầu thu được kết quả tốt.  Tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có dự án đầu tư xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao đa chức năng với quy mô gần 90 ha để nghiên cứu công nghệ, trình diễn công nghệ và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thú y và thuỷ sản.

Tại Hội thảo các đại biểu đã trao đổi kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở một số quốc gia như: Ấn Độ, Pháp, Trung Quốc… và đề xuất các biện pháp tăng cường hiệu quả của sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu. Các đại biểu cho rằng cần có chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao ở các địa phương đối với một số lĩnh vực đã có công nghệ cao để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất, chất lượng, có giá trị gia tăng, trong đó trọng tâm là các doanh nghiệp trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất chế phẩm sinh học, chế biến nông sản… Đồng thời, cần có quy hoạch cụ thể các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở các địa phương, chú trọng các hoạt động thử nghiệm, trình diễn công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực và sản xuất sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao; từng bước hình thành một số khu nông nghiệp công nghệ cao mới ở một số vùng sinh thái có lợi thế.

NN

 

Tiêu điểm
PGS.TS Lê Viết Báu được bầu làm Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Mỹ tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2024-2029

PGS.TS Lê Viết Báu được bầu làm Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Mỹ tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2024-2029

Ông Nguyễn Văn Dương giữ chức Chi hội trưởng Chi hội Hội hữu nghị Việt Nam - Lào TP Bảo Lộc (Lâm Đồng)

Ông Nguyễn Văn Dương giữ chức Chi hội trưởng Chi hội Hội hữu nghị Việt Nam - Lào TP Bảo Lộc (Lâm Đồng)

Hải Phòng, Sơn La tổ chức giao lưu chào mừng Quốc khánh Lào

Hải Phòng, Sơn La tổ chức giao lưu chào mừng Quốc khánh Lào

Hội hữu nghị Việt Nam - Lào chúc mừng 49 năm Quốc khánh Lào

Hội hữu nghị Việt Nam - Lào chúc mừng 49 năm Quốc khánh Lào

Đề xuất thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Áo trong bốn lĩnh vực trọng tâm

Đề xuất thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Áo trong bốn lĩnh vực trọng tâm

Tin đọc nhiều
1

50 năm Hội hữu nghị Việt Nam - Lào: cầu nối vững chắc giữa hai dân tộc

2

Hội Việt - Mỹ đẩy mạnh hợp tác nhân dân, kỷ niệm 30 năm quan hệ Việt - Mỹ

3

Công bố logo “Đối tác của kỷ nguyên mới" giữa Việt Nam và Singapore

4

Gặp gỡ hữu nghị Việt Nam - Venezuela nhân kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

5

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II Hội hữu nghị Việt Nam - Armenia

Tin liên quan

Thư thăm hỏi của Hội hữu nghị Lào – Việt Nam về thiệt hại do mưa lớn kéo dài ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam

Tăng cường hợp tác, giao lưu nhân dân Việt Nam - Australia

Chia sẻ kinh nghiệm Việt Nam - Đức về “Tăng cường xã hội hóa công tác trợ giúp đối với nhóm dễ bị tổn thương”

Hội hữu nghị Ôxtrâylia – Việt Nam thăm và trao quà cho nạn nhân chất độc da cam tỉnh Hải Dương

Tọa đàm: “Mở rộng hợp tác nhân dân Việt - Mỹ trong thời kỳ đối tác toàn diện”

Hợp tác hữu nghị nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư Việt Nam-Indonesia

Hội hữu nghị Việt - Nhật tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam

Khảo sát xây dựng không gian Trà đạo Nhật Bản tại Hà Nội

Khai mạc Triển lãm ảnh “Che - Người kiến tạo”

Tăng cường hợp tác giữa tỉnh Điện Biên và các địa phương của An-giê-ri

LIÊN HIỆP CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ VIỆT NAM

Trụ sở: 105A, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: +84.24. 3845 6303; Email: vufo.vufo@gmail.com
Bản quyền thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Top