Đến dự buổi Tọa đàm có ông Nguyễn Thanh Quang, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng, Chủ tịch Ủy ban Hòa bình thành phố Đà Nẵng; ông Huỳnh Đức Trường, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị; ông Trần Vũ Duy Mẫn, Phó Bí thư Thành Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên thành phố Đà Nẵng; các ủy viên BCH Hội hữu nghị Việt - Nhật, lãnh đạo Hội nạn nhân chất độc da cam, Hội Cựu chiến binh; các thanh niên, các nạn nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam thành phố Đà Nẵng. Về phía bạn bè quốc tế có ông Jorge Rondon, Đại sứ Venezuela; ông Akira Kawasaki, thành viên Ban Điều hành Tàu Hòa Bình, Giám đốc dự án Hibakusha; cùng các thành viên Tàu Hòa Bình và nạn nhân bom nguyên tử Nhật Bản.
Trong phát biểu khai mạc, bà Lê Thị Như Hồng, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố nhấn mạnh đây là cơ hội để các nhà hoạt động xã hội của thành phố Đà Nẵng và Nhật Bản, các nạn nhân chất độc da cam, các cơ quan chuyên hoạt động và đấu tranh vì hòa bình và công lý của nạn nhân chất độc da cam được gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ. Buổi Tọa đàm sẽ góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của thanh niên thành phố Đà Nẵng trong việc chung tay chia sẻ, hành động vì nạn nhân chất độc da cam thành phố, vì tình hữu nghị Việt - Nhật và vì hòa bình của nhân loại.
Ông Kawasaki, đại diện của Tàu Hòa Bình phát biểu và nêu lên những hậu quả tàn khốc do vũ khí hạt nhân và vũ khí hóa học gây ra. Ông kêu gọi tất cả mọi người chung tay xây dựng một thế giới hòa bình, không có vũ khí hạt nhân và vũ khí hóa học.
Tọa đàm đã lắng nghe chia sẻ từ những nạn nhân bom nguyên tử Nhật Bản và nạn nhân chất độc da cam Đà Nẵng với những trải nghiệm đau thương mà họ đã trải qua. Với nghị lực và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, họ đã vượt qua số phận, sống, hy vọng và hành động vì một thế giới hòa bình. Họ đã trao truyền sức mạnh và gởi gắm thông điệp này đến tuổi trẻ Đà Nẵng.
Cuối buổi Tọa đàm, ông Trần Vũ Duy Mẫn, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên thành phố đã tiếp nhận thông điệp “Thanh niên thành phố Đà Nẵng chung tay xoa dịu nỗi đau chiến tranh - vì một thế giới hòa bình, không có vũ khí hạt nhân và vũ khí hóa học” mà Tọa đàm gửi đến toàn thể thanh niên thành phố Đà Nẵng với mong muốn thanh niên thành phố sẽ có những hành động thiết thực trong thời gian tới.
Nhân dịp này, Tàu Hòa Bình đã mời 8 thanh niên, nạn nhân chất độc da cam Đà Nẵng, đi cùng tàu đến Singapore để mang theo thông điệp đến bạn bè quốc tế.
Tàu Hòa Bình là một tổ chức phi chính phủ quốc tế của Nhật Bản, hoạt động từ năm 1983, với mục đích thúc đẩy hòa bình và sự bền vững thông qua việc tổ chức những cuộc hành trình hòa bình. Đây là lần thứ 35 Tàu Hòa Bình cập cảng Đà Nẵng trong hành trình vòng quanh thế giới lần thứ 80 của mình.
Hoài Linh
Trong phát biểu khai mạc, bà Lê Thị Như Hồng, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố nhấn mạnh đây là cơ hội để các nhà hoạt động xã hội của thành phố Đà Nẵng và Nhật Bản, các nạn nhân chất độc da cam, các cơ quan chuyên hoạt động và đấu tranh vì hòa bình và công lý của nạn nhân chất độc da cam được gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ. Buổi Tọa đàm sẽ góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của thanh niên thành phố Đà Nẵng trong việc chung tay chia sẻ, hành động vì nạn nhân chất độc da cam thành phố, vì tình hữu nghị Việt - Nhật và vì hòa bình của nhân loại.
Ông Kawasaki, đại diện của Tàu Hòa Bình phát biểu và nêu lên những hậu quả tàn khốc do vũ khí hạt nhân và vũ khí hóa học gây ra. Ông kêu gọi tất cả mọi người chung tay xây dựng một thế giới hòa bình, không có vũ khí hạt nhân và vũ khí hóa học.
Tọa đàm đã lắng nghe chia sẻ từ những nạn nhân bom nguyên tử Nhật Bản và nạn nhân chất độc da cam Đà Nẵng với những trải nghiệm đau thương mà họ đã trải qua. Với nghị lực và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, họ đã vượt qua số phận, sống, hy vọng và hành động vì một thế giới hòa bình. Họ đã trao truyền sức mạnh và gởi gắm thông điệp này đến tuổi trẻ Đà Nẵng.
Cuối buổi Tọa đàm, ông Trần Vũ Duy Mẫn, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên thành phố đã tiếp nhận thông điệp “Thanh niên thành phố Đà Nẵng chung tay xoa dịu nỗi đau chiến tranh - vì một thế giới hòa bình, không có vũ khí hạt nhân và vũ khí hóa học” mà Tọa đàm gửi đến toàn thể thanh niên thành phố Đà Nẵng với mong muốn thanh niên thành phố sẽ có những hành động thiết thực trong thời gian tới.
Nhân dịp này, Tàu Hòa Bình đã mời 8 thanh niên, nạn nhân chất độc da cam Đà Nẵng, đi cùng tàu đến Singapore để mang theo thông điệp đến bạn bè quốc tế.
Tàu Hòa Bình là một tổ chức phi chính phủ quốc tế của Nhật Bản, hoạt động từ năm 1983, với mục đích thúc đẩy hòa bình và sự bền vững thông qua việc tổ chức những cuộc hành trình hòa bình. Đây là lần thứ 35 Tàu Hòa Bình cập cảng Đà Nẵng trong hành trình vòng quanh thế giới lần thứ 80 của mình.
Hoài Linh