Triển lãm gồm 38 tác phẩm của nhà điêu khắc Farkas Aladar sáng tác tại Hungary trong thời kỳ nhân dân Việt Nam phải đương đầu với cuộc chiến đấu giành độc lập. Những tác phẩm này đã được triển lãm lần đầu tiên tại Budapest năm 1965 và được giới thiệu tại triển lãm Berlin năm 1971.
Nhà điêu khắc Farkas Aladar sinh năm 1909 tại Budapest. Ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng nghệ thuật tạo hình Paris. Ông coi mình là nhà điêu khắc tận tâm, luôn đứng về phía những thân phận bất hạnh, gặp nạn và bị áp bức. Những tin tức đến Hungary về cuộc chiến tranh Việt Nam đã tác động mạnh mẽ tới ông. Dù chưa từng đến Việt Nam, không có các chứng kiến hiện trường, không có sự hiểu biết cụ thể nào về các chiến sĩ Việt Nam, các phương tiện chiến đấu cũng như sự di chuyển của họ, ông đã sáng tác bộ sưu tập tượng về Việt Nam tại xưởng điêu khắc của mình ở Budapest. Tuy nhiên, tính chính xác và sự tinh tế của các tác phẩm điêu khắc đã làm cho người Việt Nam thực sự kinh ngạc. Theo quan điểm lịch sử, ông cho rằng nhân dân Việt Nam ít nhất đã bảo vệ nền độc lập của mình như nhân dân Mỹ bảo vệ nền độc lập của chính họ, nếu giả thiết rằng họ cũng bị rơi vào hoàn cảnh lịch sử như vậy. Trên các tác phẩm điêu khắc, người ta không thấy bạo lực mà chỉ thấy chủ nghĩa nhân văn và sự đồng cảm sâu sắc. Những tác phẩm chân thực về cuộc sống, chiến đấu ở Việt Nam đã giúp ông đến thăm Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày 6 tháng 2 năm 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xem tập ảnh chụp các tác phẩm điêu khắc của Farkas Aladar với sự thán phục.
Bộ sưu tập tượng của nhà điêu khắc Farkas Aladar lần đầu tiên được trưng bày tại Việt Nam. Trưng bày mở cửa từ ngày 13 đến ngày 17 tháng 6 năm 2010 tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, 25 Tôn Đản, 216 Trần Quang Khải, Hà Nội.
Phan Tuyết
Nhà điêu khắc Farkas Aladar sinh năm 1909 tại Budapest. Ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng nghệ thuật tạo hình Paris. Ông coi mình là nhà điêu khắc tận tâm, luôn đứng về phía những thân phận bất hạnh, gặp nạn và bị áp bức. Những tin tức đến Hungary về cuộc chiến tranh Việt Nam đã tác động mạnh mẽ tới ông. Dù chưa từng đến Việt Nam, không có các chứng kiến hiện trường, không có sự hiểu biết cụ thể nào về các chiến sĩ Việt Nam, các phương tiện chiến đấu cũng như sự di chuyển của họ, ông đã sáng tác bộ sưu tập tượng về Việt Nam tại xưởng điêu khắc của mình ở Budapest. Tuy nhiên, tính chính xác và sự tinh tế của các tác phẩm điêu khắc đã làm cho người Việt Nam thực sự kinh ngạc. Theo quan điểm lịch sử, ông cho rằng nhân dân Việt Nam ít nhất đã bảo vệ nền độc lập của mình như nhân dân Mỹ bảo vệ nền độc lập của chính họ, nếu giả thiết rằng họ cũng bị rơi vào hoàn cảnh lịch sử như vậy. Trên các tác phẩm điêu khắc, người ta không thấy bạo lực mà chỉ thấy chủ nghĩa nhân văn và sự đồng cảm sâu sắc. Những tác phẩm chân thực về cuộc sống, chiến đấu ở Việt Nam đã giúp ông đến thăm Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày 6 tháng 2 năm 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xem tập ảnh chụp các tác phẩm điêu khắc của Farkas Aladar với sự thán phục.
Bộ sưu tập tượng của nhà điêu khắc Farkas Aladar lần đầu tiên được trưng bày tại Việt Nam. Trưng bày mở cửa từ ngày 13 đến ngày 17 tháng 6 năm 2010 tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, 25 Tôn Đản, 216 Trần Quang Khải, Hà Nội.
Phan Tuyết