Danh mục
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Văn bản
  • Lịch sử truyền thống
  • Hòa bình - hữu nghị
  • Công tác PCPNN
  • Cơ quan Thường trực
  • Tổ chức thành viên ở Trung ương
  • Liên hiệp CTCHN tỉnh, thành phố
  • Biên giới - Biển đảo
  • Bạn bè năm châu
  • Đối ngoại và hội nhập
  • Tri thức chuyên sâu
  • Video
  • Hình ảnh
  • Liên hệ
Vufo.org.vn

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Hòa bình - hữu nghị
  • Công tác PCPNN
  • Tư liệu
    • Văn bản
    • Lịch sử truyền thống
  • Liên hệ
  • Copy link
  • Trang chủ
  • Đối ngoại và hội nhập
03/03/2025, 2:19 PM

Việt Nam được đề cử làm Chủ tịch Hội nghị các quốc gia thành viên UNCLOS lần 35

Việc đảm trách vị trí Chủ tịch SPLOS là cơ hội để Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò quốc gia thành viên có trách nhiệm của UNCLOS và đóng góp thực chất vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ (giữa) tham dự một cuộc họp của Liên hợp quốc về UNCLOS. (Ảnh: TTXVN phát)

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ (giữa) tham dự một cuộc họp của Liên hợp quốc về UNCLOS. (Ảnh: TTXVN phát)

Nhóm các thành viên châu Á-Thái Bình Dương tại Liên hợp quốc cuối tuần qua đã nhất trí đề cử Việt Nam vào vị trí Chủ tịch Hội nghị lần thứ 35 các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (SPLOS).

Chủ tịch Hội nghị dự kiến chính thức được bầu ngay trước thềm hội nghị, diễn ra từ ngày 23-27/6/2025 tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ).

Đây sẽ là lần đầu tiên Việt Nam đảm nhiệm cương vị Chủ tịch SPLOS kể từ khi trở thành thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) vào năm 1994, thể hiện sự tín nhiệm cao và ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những nỗ lực đi đầu của Việt Nam trong việc thực thi, củng cố giá trị phổ quát của UNCLOS, cũng như những đóng góp tích cực của Việt Nam cho công việc chung của Liên hợp quốc.

Việc đảm trách vị trí Chủ tịch SPLOS lần thứ 35 là cơ hội để Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò quốc gia thành viên có trách nhiệm của UNCLOS và đóng góp thực chất vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong quản trị biển và đại dương trên phạm vi toàn cầu.

Trong những năm qua, Việt Nam luôn coi UNCLOS là “Hiến pháp của đại dương” và là cơ sở quan trọng để triển khai các hoạt động hợp tác trên biển. Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong việc giải quyết các vấn đề phân định biển giữa Việt Nam với các nước láng giềng, nổi bật là ký kết Hiệp định phân định ranh giới trên biển với Thái Lan (1997), Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và với Trung Quốc (2000); cùng với Indonesia hoàn thành phân định thềm lục địa (2003) và sau đó là vùng đặc quyền kinh tế (2022), làm phong phú thêm thực tiễn phân định biển theo quy định của UNCLOS.

Việt Nam đã tham gia chủ động, tích cực các hoạt động trong khuôn khổ các cơ chế thành lập theo Công ước, như đảm trách vị trí thành viên Hội đồng và Ủy ban Pháp lý và Kỹ thuật của Cơ quan quyền lực quốc tế về đáy đại dương, tham gia tích cực quá trình đàm phán và là một trong những nước đầu tiên ký Hiệp định Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại vùng nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ) - văn kiện quốc tế gần đây nhất liên quan đến việc thực thi Công ước.

Việt Nam cũng tiến cử các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao tham gia vào các cơ quan được thành lập trong khuôn khổ UNCLOS, trong đó có việc đề cử ứng cử viên cho vị trí thẩm phán Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) nhiệm kỳ 2026-2035.

Tại Liên hợp quốc, Việt Nam đã đồng sáng lập Nhóm các nước bạn bè UNCLOS với hơn 100 nước thành viên từ tất cả các khu vực địa lý nhằm thúc đẩy tính phổ quát và đẩy mạnh việc thực thi hiệu quả Công ước.

ttxvn-unclos-2.jpg

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ phát biểu tại một cuộc họp của Liên hợp quốc về UNCLOS. (Ảnh: TTXVN phát)

UNCLOS được thông qua ngày 10/12/1982 và chính thức có hiệu lực từ ngày 16/11/1994. Việt Nam là một trong 107 quốc gia đầu tiên ký và sau đó phê chuẩn Công ước vào ngày 23/6/1994.

UNCLOS đến nay vẫn được đánh giá là một trong những thành tựu quan trọng nhất trong lịch sử hoạt động của Liên hợp quốc. Được coi là bản “Hiến pháp của đại dương," UNCLOS là khuôn khổ pháp lý toàn diện điều chỉnh mọi hoạt động trên biển, đến nay đã có 170 quốc gia thành viên.

SPLOS là hội nghị thường niên được tổ chức theo triệu tập của Tổng Thư ký Liên hợp quốc theo quy định tại UNCLOS. Đây là diễn đàn quan trọng để tất cả các quốc gia thành viên cùng kiểm điểm việc thực thi Công ước, trao đổi, thảo luận về các vấn đề nổi lên trong thực thi Công ước và quản trị biển và đại dương toàn cầu, từ đó ra quyết định các biện pháp cần thiết để tăng cường thực thi Công ước./.

Theo TTXVN

Tiêu điểm
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Tin đọc nhiều
1

Tạo điều kiện thuận lợi cho người gốc Việt sinh sống hợp pháp tại Campuchia

2

Việt Nam duy trì lập trường cân bằng, khách quan trong xung đột Nga-Ukraine

3

UNDP hoan nghênh sự tham gia của Việt Nam vào các cơ chế nhân quyền quốc tế

4

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam nhận Cờ thi đua dành cho tập thể dẫn đầu trong công tác đối ngoại nhân dân năm 2024

5

Truyền thông Trung Quốc đưa tin đậm nét về điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình

Tin liên quan

Phát biểu chính sách của Tổng Bí thư Tô Lâm thúc đẩy cách tiếp cận gắn kết ASEAN

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Singapore

Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Indonesia, Ban Thư ký ASEAN

ASEAN là trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

Việt Nam và Kyrgyzstan hướng tới nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện

Tổng Bí thư: Đưa quan hệ Việt Nam-New Zealand bước vào giai đoạn phát triển mới

Bế mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 sau hai ngày làm việc

Thủ tướng: Việt Nam đang nỗ lực nâng hạng theo đánh giá của S&P

Algeria kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, liên doanh liên kết

Việt Nam cam kết thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

LIÊN HIỆP CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ VIỆT NAM

Trụ sở: 105A, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: +84.24. 3845 6303; Email: vufo.vufo@gmail.com
Bản quyền thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Top