Nhân dịp này, một số thành viên đoàn đại biểu Ấn Độ Việt Nam tham dự Liên hoan đã chia sẻ với Vietpeace những cảm nghĩ của mình.
Ông Sengupta Pallab, Tổng thư ký AIPSO, Đảng viên Đảng Cộng sản Ấn Độ (CPI)
Tôi không nhớ đã biết bao nhiêu lần đến đất nước Việt Nam, chỉ biết rằng lần nào trong tôi cũng tràn trề những cảm xúc mới mẻ, lần nào cũng thấy vui vì được chứng kiến những đổi thay đang diễn ra từng ngày, thấy người dân được sống cuộc sống tốt đẹp hơn.
Trong dịp Liên hoan năm ngoái, ký ức tiết mục đặc sắc của những cô gái Việt Nam đã hát vang “hỡi người con của Tổ quốc, anh đã làm gì cho đất nước”, làm tôi xúc động không thể nào quên được. Đến với Việt Nam, tôi yêu thích vẻ đẹp thơ mộng của Vịnh Hạ Long và sự êm đềm, cổ kính trong Phố cổ Hội An. Nhiều bạn bè hỏi tôi vì sao lại quý Việt Nam đến thế, tôi đã nói với họ rằng, tôi thấy người Việt Nam thật chân thành, những người bạn Việt Nam của tôi là những người bạn thân thiết nhất. Đi đến đâu trên vùng đất này cũng thấy được sự thân thiện đến hiếm có, điều này níu chân biết bao người, có đến mà chẳng muốn về.
Ông P. Jaya Chandra Shekar, Lãnh đạo công đoàn, Thành viênHội đồng lập pháp bang Andra Pradesh, Đảng viên Đảng Cộng sản Ấn Độ (CPI)
Đây là lần đầu tiên đến Việt Nam nhưng tôi đã được biết về Việt Nam từ ngày còn đi học, một dân tộc dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã kiên cường chống lại ách thống trị của thực dân, đế quốc hùng mạnh. Tôi đã hình dung rất nhiều về Việt Nam, đất nước chịu biết bao tấn bom đạn từ kẻ thù, một Việt Nam đang phát triển, đang Đổi mới Và khi tới Việt Nam, cảm nhận của tôi là sau những năm tháng chiến tranh, Việt Nam vẫn rất đẹp. Tôi tự hào về mối quan hệ thân tình và hữu nghị đặc biệt giữa Ấn Độ và Việt Nam, mối quan hệ đã được hai lãnh tụ kiệt xuất của hai dân tộc là Gia-oa-hắc-lan Nê-ru và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng. Trước kia, chúng tôi không hề do dự khi bày tỏ tình đoàn kết và sự ủng hộ hoàn toàn đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam. Ngày nay, chúng tôi mong muốn quan hệ giữa nhân dân hai nước tiếp tục giữ vững và tăng cường hơn nữa sự giao lưu, hiểu biết lẫn nhau.
Ông Lê Văn Lan, Giáo sư sử học, Ủy viên BCH Hội hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ.
Là một nhà sử học, tôi đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về Ấn Độ, cũng như mối quan hệ giữa Việt Nam, Ấn Độ trong quá khứ. Ngay từ những năm đầu Công nguyên, Việt Nam trong hoàn cảnh bị phong kiến Phương Bắc đô hộ, cũng là thời điểm xuất hiện những người Ấn Độ đầu tiên trên đất nước ta. Hai hiện tượng xảy ra trong cùng bối cảnh lịch sử nhưng mang hai tính chất khác nhau. Nếu như mục đích của phong kiến phương Bắc là xâm lược, đô hộ thì người Ấn Độ đến với Việt Nam vì mục đích hòa bình và giao lưu văn hóa. Có thể nói Ấn Độ sớm mang đặc trưng văn hóa của họ đến với Việt Nam, góp một chút sắc màu trong nền văn hóa truyền thống của Việt Nam. Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam- Ấn Độ không đơn giản là giao lưu văn hóa, văn nghệ mà đằng sau nó mang màu sắc về chính trị, thể hiện sự hợp tác, bình đẳng, hai bên cùng có lợi. Liên hoan là một hoạt động có ý nghĩa, qua đó thấy được ở người dân Ấn Độ sự thân thiện và tình hữu nghị chân chính.
Ông Phạm Trọng Đạt, Giảng viên Đại học Ngoại ngữ, Đai học Quốc gia Hà Nội, Ủy viên BCH Hội hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ.
Tôi là một trong những sinh viên đầu tiên sang nghiên cứu, học tập ở Ấn Độ năm 1980. Tôi không bao giờ quên tình cảm mà nhân dân Ấn Độ dành cho chúng tôi. Thời điểm đó, Ấn Độ vừa thoát khỏi chiến tranh, hoàn cảnh rất khó khăn nhưng các thầy cô giáo Ấn Độ luôn tạo mọi điều kiên tốt nhất để chúng tôi được học tập. Ấn Độ là một trong những quốc gia tốt để học tập, đặc biệt là về công nghệ thông tin.
Năm 2012 là kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (7/1/1972-7/1/2012) và 5 năm Ngày thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ (6/7/2007-6/7/2012), tôi hi vọng rằng đại biểu nhân dân hai nước sẽ tích cực tham gia và các hoạt động trong khuôn khổ của Liên hoan, góp phần tạo nên thành công chung của sự kiện rất có ý nghĩa này.
Nguyễn Vân Anh, sinh viên chuyên ngành Ấn Độ học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
Là một sinh viên hiện đang theo học ngành Ấn Độ học, tôi cảm thấy mình có được một niềm vinh hạnh to lớn, bởi cái tôi có được không chỉ là kiến thức mà bên cạnh đó đất nước Ấn Độ còn cho tôi một niềm đam mê khám phá. Ai đã từng một lần được nghe qua về vẻ đẹp kì bí của Ấn Độ cũng không thể nào tránh khỏi tình yêu với vùng đất này. Nơi đây, hòa quyện cùng những cảnh đẹp của thiên đường chính là nét đẹp trong đời sống tâm linh của người dân Ấn Độ. Việt Nam và Ấn Độ tuy cách xa nhau về địa lý nhưng có chung nhiều điểm tương đồng về truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán. Tôi thấy mình thật may mắn được tham dự Liên hoan lần này bởi nó chính là nhịp cầu giao lưu giúp cho tôi và các bạn tôi có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc, tìm hiểu nhiều hơn nền văn hóa Ấn Độ không chỉ qua sách vở mà còn qua thực tế.
Nghiêm Nguyễn (thực hiện)
Ông Sengupta Pallab, Tổng thư ký AIPSO, Đảng viên Đảng Cộng sản Ấn Độ (CPI)
Tôi không nhớ đã biết bao nhiêu lần đến đất nước Việt Nam, chỉ biết rằng lần nào trong tôi cũng tràn trề những cảm xúc mới mẻ, lần nào cũng thấy vui vì được chứng kiến những đổi thay đang diễn ra từng ngày, thấy người dân được sống cuộc sống tốt đẹp hơn.
Trong dịp Liên hoan năm ngoái, ký ức tiết mục đặc sắc của những cô gái Việt Nam đã hát vang “hỡi người con của Tổ quốc, anh đã làm gì cho đất nước”, làm tôi xúc động không thể nào quên được. Đến với Việt Nam, tôi yêu thích vẻ đẹp thơ mộng của Vịnh Hạ Long và sự êm đềm, cổ kính trong Phố cổ Hội An. Nhiều bạn bè hỏi tôi vì sao lại quý Việt Nam đến thế, tôi đã nói với họ rằng, tôi thấy người Việt Nam thật chân thành, những người bạn Việt Nam của tôi là những người bạn thân thiết nhất. Đi đến đâu trên vùng đất này cũng thấy được sự thân thiện đến hiếm có, điều này níu chân biết bao người, có đến mà chẳng muốn về.
Ông P. Jaya Chandra Shekar, Lãnh đạo công đoàn, Thành viênHội đồng lập pháp bang Andra Pradesh, Đảng viên Đảng Cộng sản Ấn Độ (CPI)
Đây là lần đầu tiên đến Việt Nam nhưng tôi đã được biết về Việt Nam từ ngày còn đi học, một dân tộc dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã kiên cường chống lại ách thống trị của thực dân, đế quốc hùng mạnh. Tôi đã hình dung rất nhiều về Việt Nam, đất nước chịu biết bao tấn bom đạn từ kẻ thù, một Việt Nam đang phát triển, đang Đổi mới Và khi tới Việt Nam, cảm nhận của tôi là sau những năm tháng chiến tranh, Việt Nam vẫn rất đẹp. Tôi tự hào về mối quan hệ thân tình và hữu nghị đặc biệt giữa Ấn Độ và Việt Nam, mối quan hệ đã được hai lãnh tụ kiệt xuất của hai dân tộc là Gia-oa-hắc-lan Nê-ru và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng. Trước kia, chúng tôi không hề do dự khi bày tỏ tình đoàn kết và sự ủng hộ hoàn toàn đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam. Ngày nay, chúng tôi mong muốn quan hệ giữa nhân dân hai nước tiếp tục giữ vững và tăng cường hơn nữa sự giao lưu, hiểu biết lẫn nhau.
Ông Lê Văn Lan, Giáo sư sử học, Ủy viên BCH Hội hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ.
Là một nhà sử học, tôi đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về Ấn Độ, cũng như mối quan hệ giữa Việt Nam, Ấn Độ trong quá khứ. Ngay từ những năm đầu Công nguyên, Việt Nam trong hoàn cảnh bị phong kiến Phương Bắc đô hộ, cũng là thời điểm xuất hiện những người Ấn Độ đầu tiên trên đất nước ta. Hai hiện tượng xảy ra trong cùng bối cảnh lịch sử nhưng mang hai tính chất khác nhau. Nếu như mục đích của phong kiến phương Bắc là xâm lược, đô hộ thì người Ấn Độ đến với Việt Nam vì mục đích hòa bình và giao lưu văn hóa. Có thể nói Ấn Độ sớm mang đặc trưng văn hóa của họ đến với Việt Nam, góp một chút sắc màu trong nền văn hóa truyền thống của Việt Nam. Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam- Ấn Độ không đơn giản là giao lưu văn hóa, văn nghệ mà đằng sau nó mang màu sắc về chính trị, thể hiện sự hợp tác, bình đẳng, hai bên cùng có lợi. Liên hoan là một hoạt động có ý nghĩa, qua đó thấy được ở người dân Ấn Độ sự thân thiện và tình hữu nghị chân chính.
Ông Phạm Trọng Đạt, Giảng viên Đại học Ngoại ngữ, Đai học Quốc gia Hà Nội, Ủy viên BCH Hội hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ.
Tôi là một trong những sinh viên đầu tiên sang nghiên cứu, học tập ở Ấn Độ năm 1980. Tôi không bao giờ quên tình cảm mà nhân dân Ấn Độ dành cho chúng tôi. Thời điểm đó, Ấn Độ vừa thoát khỏi chiến tranh, hoàn cảnh rất khó khăn nhưng các thầy cô giáo Ấn Độ luôn tạo mọi điều kiên tốt nhất để chúng tôi được học tập. Ấn Độ là một trong những quốc gia tốt để học tập, đặc biệt là về công nghệ thông tin.
Năm 2012 là kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (7/1/1972-7/1/2012) và 5 năm Ngày thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ (6/7/2007-6/7/2012), tôi hi vọng rằng đại biểu nhân dân hai nước sẽ tích cực tham gia và các hoạt động trong khuôn khổ của Liên hoan, góp phần tạo nên thành công chung của sự kiện rất có ý nghĩa này.
Nguyễn Vân Anh, sinh viên chuyên ngành Ấn Độ học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
Là một sinh viên hiện đang theo học ngành Ấn Độ học, tôi cảm thấy mình có được một niềm vinh hạnh to lớn, bởi cái tôi có được không chỉ là kiến thức mà bên cạnh đó đất nước Ấn Độ còn cho tôi một niềm đam mê khám phá. Ai đã từng một lần được nghe qua về vẻ đẹp kì bí của Ấn Độ cũng không thể nào tránh khỏi tình yêu với vùng đất này. Nơi đây, hòa quyện cùng những cảnh đẹp của thiên đường chính là nét đẹp trong đời sống tâm linh của người dân Ấn Độ. Việt Nam và Ấn Độ tuy cách xa nhau về địa lý nhưng có chung nhiều điểm tương đồng về truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán. Tôi thấy mình thật may mắn được tham dự Liên hoan lần này bởi nó chính là nhịp cầu giao lưu giúp cho tôi và các bạn tôi có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc, tìm hiểu nhiều hơn nền văn hóa Ấn Độ không chỉ qua sách vở mà còn qua thực tế.
Nghiêm Nguyễn (thực hiện)