Đây là thông tin được ông Đàm Văn Eng - Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cao Bằng, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cao Bằng - cho biết, bên lề Hội nghị toàn quốc công tác đối ngoại nhân dân của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam năm 2022.
Được biết, Cao Bằng là tỉnh vùng cao biên giới có tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao nhất cả nước (trên 95%) gồm các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Sán Chỉ, Lô Lô... đời sống còn gặp nhiều khó khăn.
Ông Đàm Văn Eng - Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cao Bằng (Ảnh: Nguyễn Tùng). |
Theo ông Đàm Văn Eng, lãnh đạo tỉnh Cao Bằng, các tổ chức đối ngoại nhân dân, trong đó có Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cao Bằng, các hội hữu nghị luôn quan tâm đến vận động viện trợ, tìm mọi cách có nguồn tài trợ, góp phần giúp đồng bào phát triển sinh kế, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của bà con.
"Với sự hỗ trợ tích cực của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, đặc biệt là Ban điều phối viện trợ nhân dân, tỉnh Cao Bằng đã tiếp cận và vận động được trên 10 tổ chức phi chính phủ nước ngoài, mỗi năm giải ngân hơn 2 triệu USD. Đây chưa phải là con số lớn nhưng đối với người nghèo một đồng cũng quý", ông Đàm Văn Eng nhấn mạnh.
Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cao Bằng đánh giá cao cách làm của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Theo đó, khi viện trợ, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài xây dựng dự án cụ thể, thiết thực, triển khai sâu sát, đi vào nhu cầu thiết yếu của người dân và luôn có sự phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, cộng đồng.
Cùng với vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài, tỉnh Cao Bằng cũng vận động cộng đồng, các tổ chức, doanh nghiệp, qua đó, từng bước mở mang kiến thức cho đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh, giúp bà con cách làm ăn, từng bước thoát khỏi đói nghèo.
Hơn 10 tổ chức phi chính phủ và cơ quan đại diện nước ngoài trợ giúp Cao Bằng Theo thống kê của UBND tỉnh Cao Bằng, trong năm 2021, có 10 tổ chức phi chính phủ, 1 cơ quan đại diện nước ngoài tài trợ thực hiện 28 dự án, phi dự án trên địa bàn tỉnh với tổng ngân sách cam kết hơn 1,4 triệu USD, giá trị giải ngân thực tế đạt gần 1,3 triệu USD. Các tổ chức này, gồm: gồm: ADRA, Action Aid, Bright Future Welfare Fund, ChildFund, Global Civic Sharing, Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Helvetas tại Việt Nam, Room to Read, Bread For The World và The Wheel Chairs... Trong số này, Tổ chức ChildFund (Úc) thực hiện 6 dự án gồm: Cam kết tài trợ 24.956 USD thực hiện dự án “Nâng cao chất lượng sống và học tập của học sinh bán trú”, đã xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất nhà bán trú, bếp ăn, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý trường học, giáo viên tại huyện Thạch An; tài trợ 8.043 USD thực hiện dự án “An toàn trên mạng” về bảo vệ trẻ em khỏi những bạo lực trên mạng tại thành phố và huyện Quảng Hòa; tài trợ 47.893 USD thực hiện dự án “Nước sạch cho mọi người” xây nhà vệ sinh hộ gia đình và nhà vệ sinh trường học tại huyện Thạch An; tài trợ 130.454 USD thực hiện dự án “Tăng cường hiệu quả hệ thống bảo vệ trẻ em” tại các huyện Quảng Hòa, Trùng Khánh, Thạch An; tài trợ 102.699 USD thực hiện dự án “Tự tin vươn tới ước mơ” tại huyện Trùng Khánh. Tổ chức GCS (Hàn Quốc) cam kết tài trợ 315.337 USD thực hiện 3 dự án: “Ngân hàng trâu bò, xã Triệu Nguyên, Nguyên Bình”, “Ngôi làng hy vọng”, “Tăng thu nhập thông qua việc nuôi trâu bò sinh sản cho phụ nữ nghèo, khó khăn” tại các huyện Nguyên Bình, Thạch An, Quảng Hòa... |
t/h Thời đại