Sự kiện khởi động Dự án "Tôi mạnh mẽ!" tại công ty Nobland, TP. Hồ Chí Minh.
Tôi Mạnh mẽ! Một dự án về an sinh của công nhân
Sau những giờ làm việc căng thẳng, nhiều công nhân của công ty Nobaland (quận 12, TP. Hồ Chí Minh) đã hào hứng thay chiếc áo công nhân thường ngày để khoác lên mình chiếc áo đồng phục của dự án "Tôi Mạnh Mẽ ". Các nữ công nhân đã tự lên ý tưởng thiết kế nội dung cho từng buổi học trong dự án, đề xuất trao đổi kỹ năng về việc chăm sóc con cái, làm việc nhóm, học ngoại ngữ, trang điểm cũng như rèn luyện thể dục thể thao.
Chị Nguyễn Thị Mỹ Chi (công nhân Công ty Nobland) cho biết: "Trước khi tham gia dự án chỉ biết đến công ty, làm công việc được giao, giao lưu với một số công nhân khác ở gần vị trí rồi đi về nhà. Khi tham gia chương trình này, được giao tiếp rộng rãi, gặp những chuyên gia, luật sư, tôi đã được hiểu biết thêm nhiều kiến thức về sức khỏe, làm, đẹp, ngoài ra các nội dung về bình đẳng giới, quản lý cảm xúc, giảm căng thẳng… nhờ đó tự tin đứng trước đám đông nói chuyện hoặc giao tiếp".
Chị Nguyễn Thị Liên (công nhân Công ty Nobland) thì cho rằng điều khiến chị vui nhất khi tham gia dự án là những lúc nhảy thể dục lúc tan ca. Sau giờ làm việc căng thẳng, lúc mọi người tập trung lại tập thể dục chính là khoảng thời gian thư giãn, thoải mái, vui vẻ. Hoạt động này cũng giúp chị em có thể hòa đồng, đoàn kết với nhau hơn.
Chị Nguyễn Thị Liên.
Sau hơn 15 tháng, dự án " Tôi Mạnh Mẽ " đã tiếp cận đến 5.000 công nhân hưởng lợi trực tiếp và gần 50.000 thành viên trong gia đình, khu nhà trọ, nhà máy… được hưởng lợi gián tiếp. Theo tổ chức CARE International – tổ chức tài trợ - Hơn hai triệu công nhân đang lao động trong các khu công nghiệp và chế xuất ở Việt Nam, trong đó hai phần ba là phụ nữ. Phần lớn trong số này di cư từ nông thôn, không sống cùng gia đình và thiếu vắng nhiều trợ giúp xã hội. Đó cũng là lý do khiến họ dễ rơi vào các tình huống rủi ro như bị bạo lực hay quan hệ tình dục không an toàn. Riêng trong ngành may mặc, công nhân nữ gặp phải nhiều thách thức như: vấn đề về sức khỏe và dinh dưỡng cả ở nơi làm việc lẫn nơi ở. Bên cạnh đó, vì thiếu kỹ năng lãnh đạo và tiếng nói tập thể nên các công nhân nữ càng gặp nhiều khó khăn trong việc lên tiếng về những thách thức mà họ gặp phải.
Với mục tiêu xây dựng sự tự tin, năng lực lãnh đạo và kiến thức nhằm tăng cường an sinh và cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân nữ, CARE đã triển khai Dự án "Tôi Mạnh Mẽ" tại TP. Hồ Chí Minh. Người hưởng lợi là nữ công nhân đang làm việc tại nhà máy Nobland, phường Hiệp Thành, quận 12, TP. Hồ Chí Minh)
Les Enfants du Drago: Dạy chữ, dạy nghề cho trẻ em Mái ấm Minh Tâm
Nằm trong một con hẻm nhỏ ở quận 12 (TP.HCM), Mái ấm Minh Tâm là "ngôi nhà" của hàng chục trẻ mồ côi trẻ mồ côi. Hơn 20 năm qua, nhờ sự hỗ trợ của các mạnh thường quân, các sư cô phụ trách Mái ấm Minh Tâm đã chăm lo từ vật chất đến tình yêu thương để những đứa trẻ tội nghiệp ấy không cảm thấy tủi thân, vì đã bị cha mẹ bỏ rơi.
Năm 2019, Tổ chức Les Enfants du Dragon (Pháp) đã triển khai dự án Hỗ trợ giáo dục trẻ em và trẻ mồ côi tại Mái ấm Minh Tâm. Một trong những mục tiêu của dự án là chống mù chữ và loại bỏ cuộc sống bên lề xã hội, giúp các cháu trở thành người có ích cho xã hội với học vấn bình thường. Để thực hiện mục tiêu này, Trung tâm Les Enfants du Dragon sẽ tham gia đóng học phí cho các trẻ em mồ côi tại Mái ấm Minh Tâm.
Les Enfants du Dragon cũng dự kiến xây dựng một phòng khám y tế và sức khỏe của các cháu sẽ được theo dõi thường xuyên.
Cùng với đó, dự án cũng hướng đến việc đào tạo nghệ thuật và văn hóa khi triển khai xây dựng một xưởng dạy cho các em về nghệ thuật và văn hóa Việt Nam.
Đặc biệt, Trung tâm Les Enfants du Dragon sẽ có xưởng dạy thủ công mỹ nghệ với mục đích hướng dẫn các em từng bước để các em hòa nhập vào xã hội, đặc biệt là đối với những em bị giới hạn về trí tuệ trong việc học. Dự kiến, dự án sẽ được triển khai từng bước, và hoàn thành trong năm 2022.
Mang tới cho trẻ em khó khăn một đêm hội trăng rằm ý nghĩa
Tối 12/9/2019, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị TP.HCM, Cụm thi đua III (UBND Quận 2, 7, 9, 12, Thủ Đức, Bình Tân) và Quận Đoàn 12 phối hợp tổ chức chương trình Đêm hội trăng rằm năm 2019 tại Nhà Thiếu nhi Quận 12.
Đêm hội trăng rằm được diễn ra trong không khí ấm áp với các trò chơi vui nhộn, sôi nổi được chị Hằng và chú Cuội mang đến cho các em thiếu nhi nhân dịp Trung thu.
Chương trình không chỉ mang đến những tiếng cười cho 338 em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Quận 12, Quận Thủ Đức nhân dịp Trung thu mà còn là cầu nối giúp các tổ chức phi chính phủ như TFCF, Tổ chức EDEN, Tổ chức HHW, Tổ chức Teresa, Tổ chức ACEF, Tổ chức MMS… trao tận tay các em những phần quà ý nghĩa, như lời động viên, khích lệ các em cố gắng học tập và vươn lên trong cuộc sống. Được biết, tổng giá trị quà tặng được trao nhân Đêm hội trăng rằm là hơn 84.500.000 ngàn đồng.
Tzu Chi trao quà Tết cho bà con nghèo tại TP.Hồ Chí Minh
Hội Từ thiện Tzu Chi cùng Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM trao 1000 phần quà Tết cho người dân có hoàn cảnh khó khăn tại trên địa bàn thành phố. (Ảnh: HUFO)
Không chỉ chăm lo cho cuộc sống vật chất và tinh thần của phụ nữ và trẻ em, các dự án phi chính phủ nước ngoài tại Quận 12 đã góp phần chia sẻ khó khăn với người dân nghèo.
Cuối tháng 12/2019, Hội Từ thiện Tzu Chi - Đài Loan (Trung Quốc) đã phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP. Hồ Chí Minh (HUFO) trao 1.000 phần quà Tết cho người dân có hoàn cảnh khó khăn tại trên địa bàn quận 6, quận 10 và quận 12 (TP.HCM). Hoạt động này được thực hiện với mong muốn
Đây là hoạt động thường nên được Hội Tzu Chi phối hợp với HUFO thực hiện nhằm chăm lo hỗ trợ Tết cho đồng bào nghèo tại TP.HCM. Tiếp tục hoạt động cao đẹp đó, vừa qua, Hội Tzu Chi và HUFO đã trao 1.000 phần quà Tết cho người dân có hoàn cảnh khó khăn tại.
Mỗi phần quà bao gồm gạo, mì sợi, dầu ăn và một bao lì xì góp phần chia sẻ khó khăn, mang lại một mùa xuân ấm áp cho người dân nghèo và cùng TP.HCM chăm lo cho các hộ nghèo trong dịp Tết Canh Tý 2020.
FIT, PATH chung tay chăm lo sức khỏe người dân
Ngày 29/7/2020, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2681/QĐ-UBND về duyệt dự án Hoạt động can thiệp dự phòng, tìm kiếm ca bệnh và kết nối điều trị trong chương trình chống Lao tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2025; hỗ trợ hoạt động quản lý Hen-COPD tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Dự án do Tổ chức Freundeskreis fur Internationale Tuberkulosehilfe e.V (FIT) tài trợ.
Khi người dân đến khám hoặc mua thuốc ở những cơ sở trong mạng lưới PCPS, nếu các cơ sở trên đánh giá có triệu chứng đường hô hấp, người bệnh sẽ được nhận một phiếu chuyển của chương trình. Khi dùng phiếu chuyển này, người bệnh sẽ được giảm chi phí chụp X quang tại bất kỳ cơ sở nào có máy chụp X quang trong mạng lưới PCPS.
Tại đây, người bệnh cũng sẽ được hỗ trợ xét nghiệm đờm miễn phí và được nhân viên dự án chuyển mẫu đờm đến phòng xét nghiệm mà không tốn bất kỳ công sức hay chi phí nào.
Đặc biệt, Chương trình PCPS mang đến cho bệnh nhân công nghệ xét nghiệm lao hiện đại là GeneXpert. Đây là công nghệ xét nghiệm lao bằng ADN nhạy nhất hiện nay, với độ chính xác hơn 90%, có thể tìm thấy sự hiện diện của vi khuẩn lao bằng ADN và cho biết vi khuẩn có kháng thuốc hay không chỉ trong vòng 2 giờ đồng hồ.
Nếu kết quả xét nghiệm dương tính với lao, người bệnh sẽ được hỗ trợ đăng ký điều trị theo đúng phác đồ chuẩn của Chương trình chống lao Quốc gia hoàn toàn miễn phí, đồng thời được tư vấn và hỗ trợ các thông tin cần thiết.
Đối với các bệnh nhân nghèo, Chương trình sẽ xem xét hỗ trợ chi phí sinh hoạt hàng tháng trong suốt quá trình điều trị.
Kết quả Dự án Tôi Mạnh mẽ tại TP. HCM:
• Tổ chức 2 siêu thị di động cung cấp những combo mua sắm trị giá 200.000 đồng giảm giá còn 0 đồng/ combo, cho 4.500 công nhân để giúp họ vượt qua tình trạng giảm thu nhập do COVID-19.
• Thành lập và nâng cao năng lực lãnh đạo cho 36 Tình Nguyện Viên Công nhân.
• Tổ chức 9 buổi nói chuyện chuyên đề cho công nhân tại cộng đồng, với khoảng 80 lượt công nhân tham gia/ buổi.
• Tổ chức 2 sự kiện truyền thông cho công nhân tại cộng đồng cho khoảng 200 công nhân/ sự kiện.
• Thực hiện 2 cuộc gặp gỡ đối thoại giữa công nhân, nhà máy và chính quyền địa phương.
• Thành lập 10 nhóm Tôi Mạnh Mẽ để sinh hoạt tại cộng đồng với 198 thành viên.
• Tổ chức 2 khoá tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho các trưởng nhóm Tôi Mạnh Mẽ
• Hỗ trợ 10 nhóm Tôi Mạnh Mẽ thực hiện các sáng kiến cải thiện chất lượng cuộc sống tại cộng đồng và môi trường làm việc ở nhà máy như tập Yoga thiền để chống mệt mỏi sau giờ làm việc, tập dance sport để cải thiện sức khoẻ, học trang điểm để mạnh mẽ tự tin, tăng cường tiếng Anh ngành may để tự tin giao tiếp trong nhà máy, dạy con nhân bản trong mùa dịch COVID…
NN t/h Theo Tạp chí Thời đại