Ngày 11-6, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Nhật Bản đã thông qua nghị quyết kêu gọi Trung Quốc kiềm chế các hành động ở vùng biển quanh quần đảo Hoàng Sa. Nghị quyết khẳng định, việc Trung Quốc đơn phương hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại vùng biển quanh quần đảo Hoàng Sa và thông báo khu vực cấm tàu bè đi vào khiến tranh chấp Việt-Trung kéo dài và tình hình tại Biển Đông trở nên căng thẳng.
Nghị quyết khẳng định, những hành động đơn phương uy hiếp, ép buộc, sử dụng vũ lực để tranh đoạt lãnh thổ, lãnh hải là không thể chấp nhận được. Khẳng định không chỉ Nhật Bản mà cả cộng đồng quốc tế quan tâm tới hòa bình và ổn định ở Biển Đông, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Nhật Bản cho rằng, cần giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại. Ủy ban Đối ngoại Hạ viện đề nghị Chính phủ Nhật Bản đẩy mạnh liên kết với các nước Mỹ, ASEAN, kêu gọi các bên liên quan hết sức kiềm chế các hành động đơn phương có thể làm gia tăng căng thẳng, tuân thủ luật pháp quốc tế.
Cùng ngày, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Xu-xân Rai-xơ (Susan Rice) đã kêu gọi cộng đồng quốc tế xây dựng một bộ quy tắc ứng xử để kiềm chế một cách hiệu quả sự ngang ngược của Trung Quốc trên biển.
Trong một bài phát biểu về chính sách đối ngoại tại Oa-sinh-tơn, bà Rai-xơ cho rằng, an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng và duy trì những quy tắc hành xử đối với các quốc gia tại các không gian chung. Bà Rai-xơ cho rằng, bộ quy tắc ứng xử này sẽ góp phần loại trừ hành động ngang ngược và ngăn chặn nguy cơ các nước lớn đe dọa, bắt nạt các nước nhỏ hơn, đồng thời dọn đường cho các giải pháp hòa bình đối với những xung đột trong khu vực.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ còn khẳng định rằng, Oa-sinh-tơn sẽ giữ vững những cam kết về an ninh đối với các đồng minh của mình và cam kết này sẽ được hậu thuẫn bằng toàn bộ sức mạnh quân sự của Mỹ. Đồng thời, bà Rai-xơ cũng bày tỏ rằng, Mỹ hy vọng các đối tác của mình trong khu vực sẽ cùng chìa vai chia sẻ gánh nặng an ninh tập thể ở châu Á-Thái Bình Dương.
Hình ảnh của Trung Quốc trên thế giới đang phải đối mặt với những thách thức-đó là nhận định của học giả Dingding Chen trong bài viết đăng ngày 12-6 trên tờ The Diplomat của Nhật Bản. Bài viết dựa trên kết quả một cuộc điều tra dư luận do BBC World Service tiến hành gần đây cho thấy, hình ảnh quốc tế của Trung Quốc chưa xứng tầm. Đặc biệt, hình ảnh Trung Quốc với Nhật Bản và Hàn Quốc, hai nước láng giềng quan trọng nhất của Trung Quốc, thì thực sự tệ hại.
Ở Hàn Quốc, chỉ có 32% số người được hỏi có cái nhìn tích cực đối với Trung Quốc, trong khi số người cực kỳ không có thiện cảm với Trung Quốc chiếm tới 56%. Ở Nhật Bản, tình hình còn tệ hơn khi chỉ có 3% người Nhật có cái nhìn tích cực về Trung Quốc, thấp kỷ lục, trong khi có tới 73% đánh giá Trung Quốc có ảnh hưởng tiêu cực ở khu vực châu Á. Hình ảnh quốc tế của Trung Quốc cũng rất tiêu cực đối với nhóm quốc gia phát triển như ở Anh (49% tiêu cực so với 46% tích cực), Ô-xtrây-li-a (47% tiêu cực so với 44% tích cực). Đặc biệt là ở Đức, chỉ có 10% ý kiến có cái nhìn thiện cảm với Trung Quốc, trong khi số người có cái nhìn không tích cực về Trung Quốc lên tới 76%.
Giàn khoan Hải dương 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam bị dự luận thế giới phản đối. Ảnh: Mạnh Thắng. |
Cùng ngày, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Xu-xân Rai-xơ (Susan Rice) đã kêu gọi cộng đồng quốc tế xây dựng một bộ quy tắc ứng xử để kiềm chế một cách hiệu quả sự ngang ngược của Trung Quốc trên biển.
Trong một bài phát biểu về chính sách đối ngoại tại Oa-sinh-tơn, bà Rai-xơ cho rằng, an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng và duy trì những quy tắc hành xử đối với các quốc gia tại các không gian chung. Bà Rai-xơ cho rằng, bộ quy tắc ứng xử này sẽ góp phần loại trừ hành động ngang ngược và ngăn chặn nguy cơ các nước lớn đe dọa, bắt nạt các nước nhỏ hơn, đồng thời dọn đường cho các giải pháp hòa bình đối với những xung đột trong khu vực.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ còn khẳng định rằng, Oa-sinh-tơn sẽ giữ vững những cam kết về an ninh đối với các đồng minh của mình và cam kết này sẽ được hậu thuẫn bằng toàn bộ sức mạnh quân sự của Mỹ. Đồng thời, bà Rai-xơ cũng bày tỏ rằng, Mỹ hy vọng các đối tác của mình trong khu vực sẽ cùng chìa vai chia sẻ gánh nặng an ninh tập thể ở châu Á-Thái Bình Dương.
Hình ảnh của Trung Quốc trên thế giới đang phải đối mặt với những thách thức-đó là nhận định của học giả Dingding Chen trong bài viết đăng ngày 12-6 trên tờ The Diplomat của Nhật Bản. Bài viết dựa trên kết quả một cuộc điều tra dư luận do BBC World Service tiến hành gần đây cho thấy, hình ảnh quốc tế của Trung Quốc chưa xứng tầm. Đặc biệt, hình ảnh Trung Quốc với Nhật Bản và Hàn Quốc, hai nước láng giềng quan trọng nhất của Trung Quốc, thì thực sự tệ hại.
Ở Hàn Quốc, chỉ có 32% số người được hỏi có cái nhìn tích cực đối với Trung Quốc, trong khi số người cực kỳ không có thiện cảm với Trung Quốc chiếm tới 56%. Ở Nhật Bản, tình hình còn tệ hơn khi chỉ có 3% người Nhật có cái nhìn tích cực về Trung Quốc, thấp kỷ lục, trong khi có tới 73% đánh giá Trung Quốc có ảnh hưởng tiêu cực ở khu vực châu Á. Hình ảnh quốc tế của Trung Quốc cũng rất tiêu cực đối với nhóm quốc gia phát triển như ở Anh (49% tiêu cực so với 46% tích cực), Ô-xtrây-li-a (47% tiêu cực so với 44% tích cực). Đặc biệt là ở Đức, chỉ có 10% ý kiến có cái nhìn thiện cảm với Trung Quốc, trong khi số người có cái nhìn không tích cực về Trung Quốc lên tới 76%.