Không có luật pháp quốc tế nào công nhận "đường lưỡi bò"
Theo tờ Diplomat, mặc dù là nước cố tình xâm phạm chủ quyền của Việt Nam khi đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, nhưng Trung Quốc lại đề nghị lưu hành công hàm tại Liên hợp quốc vu cáo Việt Nam, ngang ngược nói Việt Nam xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc. Tờ Diplomat cho rằng, đây là điều khó hiểu bởi từ trước đến nay Trung Quốc đều tuyên bố muốn giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông bằng đàm phán song phương. Bắc Kinh cũng nhiều lần chỉ trích các “bên thứ ba” và những nỗ lực “quốc tế hóa” trong tranh chấp Biển Đông. Diplomat nhận định trên thực tế Trung Quốc lo ngại việc Việt Nam có thể kiện nước này ra tòa án quốc tế. Nếu làm như vậy, Việt Nam chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ của rất nhiều nước khác. Bằng việc chủ động đưa vấn đề giàn khoan Hải Dương 981 ra Liên hợp quốc, Trung Quốc muốn cản trở Việt Nam kiện ra tòa án quốc tế. “Bắc Kinh cố tình quên thực tế rằng, quần đảo Hoàng Sa thuộc sở hữu của Việt Nam và Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm đóng năm 1974. Trung Quốc đang chơi một ván bài nguy hiểm bởi vì không có luật pháp quốc tế nào công nhận “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc”, tờ Diplomat nhận định thêm.
Cùng chung quan điểm, Đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời học giả Đ.Mô-xi-a-cốp (Dmitry Mosyakov) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nhận xét việc Trung Quốc đệ trình lên Liên hợp quốc một văn kiện liên quan đến giàn khoan Hải Dương 981, trong đó vu khống Việt Nam một cách trắng trợn, sẽ gây những phản ứng chống Trung Quốc trong các nước thành viên Liên hợp quốc.
Giáo sư C.Thay-ơ (Carl Thayer) thuộc Học viện Quốc phòng Ô-xtrây-li-a được Đài Tiếng nói Hoa Kỳ dẫn lời khẳng định Trung Quốc vẫn chưa đưa ra được bằng chứng thuyết phục bằng hình ảnh về cáo buộc tàu Việt Nam tìm cách tấn công tàu của họ, trong khi Việt Nam đã công bố các hình ảnh rõ ràng cho thấy tàu Trung Quốc hung hăng, liên tiếp va húc và đâm chìm tàu cá của Việt Nam. Theo vị Giáo sư người Ô-xtrây-li-a, các phát biểu vu khống của phía Trung Quốc là cách thức điển hình mà Bắc Kinh thường sử dụng để lật ngược sự thật. Giáo sư C.Thay-ơ nhận định, Bắc Kinh đã thể hiện sự mâu thuẫn trong chính lời nói khi một mặt tuyên bố các giải pháp cho tình hình căng thẳng hiện nay trên Biển Đông là cần dựa theo luật pháp quốc tế, trong khi mặt khác lại đồng thời khẳng định sẽ không lùi bước và không áp dụng bất cứ giải pháp nào được nêu ra.
Trong khi đó, tờ US News cho rằng, cái gọi là “chủ quyền không thể phủ nhận” của Trung Quốc tại Biển Đông là hoàn toàn có thể phủ nhận. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với 90% Biển Đông dựa trên “đường chín đoạn” do nước này đơn phương đưa ra, một tuyên bố không được bất kỳ ai công nhận ngoài Bắc Kinh. Theo tờ báo này, Trung Quốc sẽ tự đưa ra một “phiên bản sự thật” của riêng mình, bằng việc “sáng tạo” ra những “tác phẩm địa chính trị hoàn toàn mang tính hư cấu”. Sau đó, Trung Quốc sẽ tự thuyết phục bản thân rằng, đó là “những sự thật không thể phủ nhận”. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, Trung Quốc sẽ không thể thuyết phục được ai khác tin họ. “Trung Quốc đang “chơi trò nạn nhân”, coi mình là “nạn nhân vô tội” duy nhất, trong khi các nước khác là những người gây vấn đề”, tờ báo nhận xét.
Cần sự đoàn kết của cộng đồng quốc tế
Ngày 10-6, đài NHK dẫn lời người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hợp quốc X.Đu-gia-rích ( Stephane Dujarric) cho biết, Tổng thư ký Ban Ki Mun (Ban Ki-moon) sẵn sàng đảm nhận vai trò trung gian nếu các bên liên quan yêu cầu sự hòa giải từ Liên hợp quốc. Theo người phát ngôn X.Đu-gia-rích, Tổng thư ký Ban Ki Mun hy vọng căng thẳng sẽ được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế.
Khi đoạn clip ghi lại cảnh tàu Trung Quốc cố tình bám theo và đâm chìm tàu của ngư dân Việt Nam được nhiều trang tin quốc tế như: Daily Mail (Anh), CNN (Mỹ), Times of India (Ấn Độ)… đăng tải, nhiều độc giả đã bày tỏ bất bình trước sự ngang ngược của Trung Quốc đối với nước láng giềng. “Không hiểu tại sao Trung Quốc lại có thể tuyên bố ngang nhiên như vậy khi vùng biển này rõ ràng là chủ quyền của Việt Nam”, một cư dân mạng từ Xin-ga-po bình luận trên Daily Mail. Một độc giả khác bình luận: “Thế giới cần đoàn kết để cho Trung Quốc một bài học làm thế nào để hành động có lương tâm. Sự can thiệp của Liên hợp quốc là cần thiết để căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam sớm kết thúc”.
Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ảnh: Người đưa tin |
Cùng chung quan điểm, Đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời học giả Đ.Mô-xi-a-cốp (Dmitry Mosyakov) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nhận xét việc Trung Quốc đệ trình lên Liên hợp quốc một văn kiện liên quan đến giàn khoan Hải Dương 981, trong đó vu khống Việt Nam một cách trắng trợn, sẽ gây những phản ứng chống Trung Quốc trong các nước thành viên Liên hợp quốc.
Giáo sư C.Thay-ơ (Carl Thayer) thuộc Học viện Quốc phòng Ô-xtrây-li-a được Đài Tiếng nói Hoa Kỳ dẫn lời khẳng định Trung Quốc vẫn chưa đưa ra được bằng chứng thuyết phục bằng hình ảnh về cáo buộc tàu Việt Nam tìm cách tấn công tàu của họ, trong khi Việt Nam đã công bố các hình ảnh rõ ràng cho thấy tàu Trung Quốc hung hăng, liên tiếp va húc và đâm chìm tàu cá của Việt Nam. Theo vị Giáo sư người Ô-xtrây-li-a, các phát biểu vu khống của phía Trung Quốc là cách thức điển hình mà Bắc Kinh thường sử dụng để lật ngược sự thật. Giáo sư C.Thay-ơ nhận định, Bắc Kinh đã thể hiện sự mâu thuẫn trong chính lời nói khi một mặt tuyên bố các giải pháp cho tình hình căng thẳng hiện nay trên Biển Đông là cần dựa theo luật pháp quốc tế, trong khi mặt khác lại đồng thời khẳng định sẽ không lùi bước và không áp dụng bất cứ giải pháp nào được nêu ra.
Trong khi đó, tờ US News cho rằng, cái gọi là “chủ quyền không thể phủ nhận” của Trung Quốc tại Biển Đông là hoàn toàn có thể phủ nhận. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với 90% Biển Đông dựa trên “đường chín đoạn” do nước này đơn phương đưa ra, một tuyên bố không được bất kỳ ai công nhận ngoài Bắc Kinh. Theo tờ báo này, Trung Quốc sẽ tự đưa ra một “phiên bản sự thật” của riêng mình, bằng việc “sáng tạo” ra những “tác phẩm địa chính trị hoàn toàn mang tính hư cấu”. Sau đó, Trung Quốc sẽ tự thuyết phục bản thân rằng, đó là “những sự thật không thể phủ nhận”. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, Trung Quốc sẽ không thể thuyết phục được ai khác tin họ. “Trung Quốc đang “chơi trò nạn nhân”, coi mình là “nạn nhân vô tội” duy nhất, trong khi các nước khác là những người gây vấn đề”, tờ báo nhận xét.
Cần sự đoàn kết của cộng đồng quốc tế
Ngày 10-6, đài NHK dẫn lời người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hợp quốc X.Đu-gia-rích ( Stephane Dujarric) cho biết, Tổng thư ký Ban Ki Mun (Ban Ki-moon) sẵn sàng đảm nhận vai trò trung gian nếu các bên liên quan yêu cầu sự hòa giải từ Liên hợp quốc. Theo người phát ngôn X.Đu-gia-rích, Tổng thư ký Ban Ki Mun hy vọng căng thẳng sẽ được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế.
Khi đoạn clip ghi lại cảnh tàu Trung Quốc cố tình bám theo và đâm chìm tàu của ngư dân Việt Nam được nhiều trang tin quốc tế như: Daily Mail (Anh), CNN (Mỹ), Times of India (Ấn Độ)… đăng tải, nhiều độc giả đã bày tỏ bất bình trước sự ngang ngược của Trung Quốc đối với nước láng giềng. “Không hiểu tại sao Trung Quốc lại có thể tuyên bố ngang nhiên như vậy khi vùng biển này rõ ràng là chủ quyền của Việt Nam”, một cư dân mạng từ Xin-ga-po bình luận trên Daily Mail. Một độc giả khác bình luận: “Thế giới cần đoàn kết để cho Trung Quốc một bài học làm thế nào để hành động có lương tâm. Sự can thiệp của Liên hợp quốc là cần thiết để căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam sớm kết thúc”.