Trước những yêu cầu cấp bách về xây dựng và phát triển đất nước, ngày 24 tháng 5 năm 1996, Thủ tướng Chính phủ thành lập Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ. Đây là tiền thân của Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (Ủy ban) hiện nay.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban, ông Bùi Thanh Sơn cho biết “Ủy ban này là một cơ quan rất đặc thù của Việt Nam, bao gồm các thành viên là các bộ, ban, ngành có liên quan đến công tác đối ngoại nhân dân và công tác PCPNN”.
Ghi nhận đóng góp của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2013 - 2017
Ông Sơn cho biết tăng cường công tác với các tổ chức PCPNN làm tăng cường thêm quan hệ hợp tác của Việt Nam với nhân dân trên thế giới, đồng thời giúp chúng ta tranh thủ nguồn lực quan trọng nhằm đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.
Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, kết hợp chặt chẽ công tác đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân nhằm góp phần làm cho nhân dân thế giới hiểu biết sâu hơn về đất nước, con người Việt Nam, đồng thời góp phần giảm nghèo và phát triển kinh tế-xã hội, Việt Nam đã thu hút được ngày càng nhiều tổ chức PCPNN đến viện trợ nhân đạo, hỗ trợ trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội.
Theo ông Đôn Tuấn Phong, Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Phó Chủ tịch phụ trách kiêm Tổng thư kí Liên hiệp Hữu nghị, trước năm 1996 mặc dù đã có 1 số tổ chức PCPNN đến hoạt động tại Việt Nam vì mục tiêu nhân đạo, nhưng chưa có 1 cơ quan nào làm đầy mối quản lí, do đó không tạo ra được môi trường thuận lợi cho các tổ chức PCPNN.
Với việc Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ ra đời năm 1996, Thủ tướng cũng ban hành Quy chế hoạt động của các tổ chức PCNN tại Việt Nam, qua đó tạo điều kiện về mặt pháp lý, để các tổ chức PCPNN đến Việt Nam hoạt động một cách hợp pháp và thuận lợi. Từ đó, số lượng các tổ chức PCPNN đến hoạt động tại Việt Nam ngày càng tăng và triển khai nhiều các chương trình, dự án viện trợ nhân đạo và phát triển với qui mô ngày càng lớn. viện trợ của các tổ chức PCPNN đã đóng góp một phần có ý nghĩa cho quá trình giảm nghèo và phát triển bền vững của Việt Nam.
“Thông qua các hoạt động của mình, bằng việc thực hiện các hoạt động tại Việt Nam, các tổ chức PCPNN sẽ biết và hiểu hơn về Việt Nam. Với thông tin có được, họ sẽ chia sẻ với cộng đồng các nhà tài trợ, cá nhân, tổ chức về tình hình Việt Nam và chính sách phát triển cũng như thách thức đối với Việt Nam. Có những tổ chức PCPNN có mạng lưới nhà bảo trợ lên đến hàng triệu người trên thế giới. thông qua hoạt động của mình, các tổ chức PCPNN tuyên truyền cho bạn bè quốc tế, nhân dân thế giới về một Việt Nam đang đổi mới, phát triển, đời sống ngày càng thịnh vướng, chính sách ngày càng rộng mở” ông Đôn Tuấn Phong cho biết.
Theo ông Đôn Tuấn Phong trong hơn 20 năm hoạt động, Ủy ban đã vận động các tổ chức PCPNN viện trợ nhân đạo cho Việt Nam với ngân sách trên 4,1 tỷ đô la Mỹ. Ngân sách viện trợ tuy không lớn so với GDP, nhưng là một nguồn lực có ý nghĩa, giúp giải quyết một phần khó khăn về kinh tế, xã hội, giảm nghèo, phát triển bền vững ở nhiều ngành, lĩnh vực và địa phương có dự án.
Theo dự kiến, Ủy ban sẽ tổ chức Hội nghị Tổng kết 20 năm hoạt động Ủy ban Công tác về các tổ chức PCPNN vào ngày 5 tháng 7.
MD