Danh mục
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Văn bản
  • Lịch sử truyền thống
  • Hòa bình - hữu nghị
  • Công tác PCPNN
  • Cơ quan Thường trực
  • Tổ chức thành viên ở Trung ương
  • Liên hiệp CTCHN tỉnh, thành phố
  • Biên giới - Biển đảo
  • Bạn bè năm châu
  • Đối ngoại và hội nhập
  • Tri thức chuyên sâu
  • Video
  • Hình ảnh
  • Liên hệ
Vufo.org.vn

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Hòa bình - hữu nghị
  • Công tác PCPNN
  • Tư liệu
    • Văn bản
    • Lịch sử truyền thống
  • Liên hệ
  • Copy link
  • Trang chủ
  • Hòa bình - hữu nghị
27/05/2022, 10:27 AM

"Việt Nam luôn sát cánh cùng bạn bè châu Phi"

Đó là phát biểu của Đại sứ Nguyễn Phương Nga - Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) - tại Hội thảo quốc tế được tổ chức nhân dịp Ngày châu Phi với chủ đề “An ninh lương thực và dinh dưỡng cho tất cả mọi người” diễn ra ngày 25/5, tại Hà Nội.

Theo đó, Đại sứ Nguyễn Phương Nga cho biết: “Thế kỷ XXI là thế kỷ của châu Phi - khi dân số châu lục này dự báo đến năm 2050 đạt 2,5 tỷ người, chiếm 1/4 dân số toàn cầu. Các nước châu Phi đang nỗ lực chuyển đổi phát triển kinh tế, xã hội một cách ấn tượng và kêu gọi cộng tác, hỗ trợ từ các đối tác quốc tế ủng hộ các sáng kiến, Chương trình Nghị sự 2063 của Liên minh châu Phi”.

Đại sứ Nguyễn Phương Nga khẳng định, Việt Nam là một đối tác tin cậy luôn sát cánh cùng bạn bè châu Phi. Mối quan hệ đó được hun đúc từ quan hệ truyền thống hữu nghị, ủng hộ lẫn nhau trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cho đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay.

Việt Nam luôn ghi nhận những lá phiếu ủng hộ tích cực của bạn bè châu Phi trên các diễn đàn quốc tế, điều đó góp phần giúp Việt Nam trúng cử Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỷ 2020-2021. Ngược lại, Việt Nam đã cử nhiều chuyên gia nông nghiệp, y tế... sang giảng dạy và đào tạo tại một số nước châu Phi như: Algeria, Angela, Mozambique, Bờ Biển Ngà...

Một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Viettel đã triển khai hoạt động đầu tư kinh doanh tại Tanzania, Mozambique. Cameroon... và gặt hái được một số kết quả nhất định.

"Việt Nam luôn sát cánh cùng bạn bè châu Phi"
Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch VUFO phát biểu khai mạc.

Đại sứ Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh: “Việt Nam sẽ tích cực đồng hành với OIF và các đối tác quốc tế khác hỗ trợ các nước châu Phi phát triển trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp như: chuyển giao kỹ thuật, đào tạo trồng lúa, ngô, bông, cà phê, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc... trên nguyên tắc “đôi bên cùng có lợi" nhằm bảo đảm an ninh lương thực và dinh dưỡng cho tất cả người dân châu Phi, vì một châu Phi tăng trưởng bao trùm và phát triển bền vững và vì một thế giới thịnh vượng và hòa bình”.

Tại Hội thảo, các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông (IAMES) trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS), Liên hiệp hợp tác kinh tế Việt Nam-châu Phi (VAECA) và Tổ chức Pháp ngữ (OIF) tại châu Á-Thái Bình Dương cũng đã chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm và biện pháp phát triển nông nghiệp nhằm bảo đảm an ninh lương thực và dinh dưỡng cho mọi người dân, đặc biệt là nhóm những người dễ bị tổn thương trên nguyên tắc các bên cùng có lợi ích.

Đồng thời, hội thảo cũng tạo cơ hội để kết nối giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), doanh nghiệp với khách hàng (B2C) và doanh nghiệp với chính phủ (B2G) của Việt Nam, các nước châu Phi, các nước nói tiếng Pháp và cộng đồng quốc tế nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư trong nhiều lĩnh vực.

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Lê Phước Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông (IAMES), Chủ tịch Liên hiệp hợp tác kinh tế Việt Nam – châu Phi (VEACA) – cho hay: "Trong 20 năm qua, Việt Nam đã cử hơn 2.000 chuyên gia nông nghiệp sang giúp các nước châu Phi trồng lúa, ngô và nuôi cá dưới hình thức hợp tác ba bên như: FAO - châu Phi - Việt Nam, IFAD -châu Phi -Việt Nam hoặc JICA - châu Phi - Việt Nam… Theo đó, các chương trình hợp tác đã gặt hái được một số thành công nhất định, giúp năng suất trồng lúa và nuôi cá của một số nước châu Phi tăng lên đáng kể. Với những kinh nghiệm xóa đói, phát triển nông nghiệp, Việt Nam luôn sẵn sàng sát cánh cùng các bạn châu Phi trong công cuộc xóa đói, tự lực tự cường về lương thực, phát triển bao trùm và bền vững.

Việt Nam đã cử hơn 2.000 chuyên gia nông nghiệp sang giúp các nước châu Phi  - Báo Giáo dục và Thời đại Online
PGS.TS Lê Phước Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông (IAMES), Chủ tịch Liên hiệp hợp tác kinh tế Việt Nam – châu Phi (VEACA) phát biểu tại Hội thảo.

Cũng tại hội thảo, ông Kaloyan Kolev, đại diện OIF tại châu Á-Thái Bình Dương nhấn mạnh, vì sự thịnh vượng của người dân, nhiều nước châu Phi đang tham gia tích cực vào OIF. Châu Phi hiện đang trên đà phát triển, số lượng tầng lớp trung lưu tăng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề an ninh lương thực và tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn cao.

Việt Nam đã cử hơn 2.000 chuyên gia nông nghiệp sang giúp các nước châu Phi  - Báo Giáo dục và Thời đại Online
Ông Kaloyan Kolev, đại diện OIF tại châu Á-Thái Bình Dương phát biểu trực tuyến tại Hội thảo. (Ảnh chụp màn hình)

Đại diện OIF châu Á-Thái Bình Dương khẳng định, công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp của Việt Nam là hình mẫu để châu Phi học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế-xã hội.

Ông Kolev cho rằng, tiềm năng hợp tác Nam-Nam hay hợp tác 3 bên giữa Việt Nam, châu Phi và OIF là rất lớn và cần được khai thác tốt hơn, hiệu quả hơn. OIF cũng đã, đang, sẽ dành sự quan tâm và nguồn lực lớn cho hợp tác Nam-Nam và hợp tác 3 bên.

Theo ông Kolev, mục tiêu của IOF là tăng cường hợp tác giữa Việt Nam với các thành viên, chuyển giao công nghệ, chia sẻ kiến thức, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp như trồng lúa gạo, tiêu, điều... thúc đẩy ký kết các thỏa thuận thương mại tự do… Và đó sẽ là những công cụ để tăng cường hợp tác Việt Nam-châu Phi.

Dự báo đến năm 2030, dân số châu Phi sẽ tăng 1,7 tỷ người, trong đó tầng lớn trung lưu và giới trẻ sẽ tăng nhanh hơn, chiếm khoảng 40% tổng lực lượng lao động thế giới đến cuối thế kỷ 21.

Tuy nhiên, cứ 5 người Châu Phi thì có 1 người bị đói, tương đương với 282 triệu người bị đói, hơn 1/3 dân số châu lục bị thiếu dinh dưỡng trong năm 2020, hệ lụy từ các cuộc xung đột, hạn hán, biến đổi khí hậu và suy thoái kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Cùng với đó, cuộc khủng hoảng gần đây giữa Nga và Ukraine cũng khiến số lượng người bị đói ở châu Phi gia tăng bởi vì phần lớn các nước châu Phi phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu lúa mì từ cả Nga và Ukraine. Điều này đe dọa đến lộ trình thực hiện Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của châu Phi đến năm 2030 và Chương trình nghị sự đến năm 2063 của Liên minh châu Phi. Theo một nghiên cứu, ước tính các nước châu Phi mất khoảng từ 1,9% đến 16,5% GDP do trẻ em bị thiếu dinh dưỡng.

Được biết, châu Phi mỗi năm nhập khẩu khoảng 12-13 triệu tấn gạo. Trong năm 2019, Việt Nam xuất khẩu gạo cho 35 nước châu Phi với tổng trị giá đạt gần 630 triệu USD bao gồm các thị trường chính như: Bờ Biển Ngà, Ghana, Senegal, Mozambique, Cameroon, Gabon, Tanzania và Ai Cập…

Đặc biệt, dù dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp song kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và châu Phi năm 2021 đạt hơn 7 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2020 và có xu hướng tăng cao hơn trong năm 2022. Tuy nhiên, tiềm năng và dư địa hợp tác giữa Việt Nam và các nước châu Phi còn rất lớn.

N.Nghiêm/Thời đại

Tiêu điểm
Thủ tướng: Đề nghị Giáo sư Vallely tham vấn để Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng: Đề nghị Giáo sư Vallely tham vấn để Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng

Ngày Văn hóa UAE 2024: tăng cường giao lưu nhân dân hai nước

Ngày Văn hóa UAE 2024: tăng cường giao lưu nhân dân hai nước

Thúc đẩy tiềm năng hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Quảng Tây, Trung Quốc

Thúc đẩy tiềm năng hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Quảng Tây, Trung Quốc

Du học sinh Việt Nam tại Bulgaria là cầu nối hữu nghị giữa hai đất nước

Du học sinh Việt Nam tại Bulgaria là cầu nối hữu nghị giữa hai đất nước

VUFO và Rossotrudnichestvo: tăng cường hợp tác hướng tới 75 năm thiết lập quan hệ Việt - Nga

VUFO và Rossotrudnichestvo: tăng cường hợp tác hướng tới 75 năm thiết lập quan hệ Việt - Nga

Tin đọc nhiều
1

Cập nhật tình hình Cuba và triển vọng hợp tác Việt Nam - Cuba

2

Khai mạc chuỗi sự kiện giao lưu văn hóa Việt - Trung 2025 tại Vân Nam, Trung Quốc

3

Gặp gỡ, giao lưu cựu học sinh Việt Nam học tập tại Quảng Tây, Trung Quốc

4

Phát động 2 cuộc thi tìm hiểu và thiết kế logo về quan hệ Việt Nam-Sri Lanka

5

Nhiều hoạt động giao lưu vun đắp tình hữu nghị Việt - Lào

Tin liên quan

Khởi động chào mừng Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam - Lào 2022

Lưu học sinh Lào trải nghiệm Lào Cai: Ấn tượng khó phai

Phở Việt Nam được bạn bè ASEAN tại Malaysia yêu thích

Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam gặp trực tuyến Hội trưởng Hội hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc

Giao lưu nghệ thuật “Tôi yêu hòa bình” giúp nâng cao nhận thức trong thế hệ trẻ

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Cần Thơ cập nhật kiến thức đối ngoại nhân dân trong tình hình mới

Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tiếp chuyên gia Viện Hòa bình Mỹ

Thúc đẩy giao lưu hữu nghị nhân dân Việt Nam – Ai Cập

Bạn trẻ nước ngoài và tình cảm dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tăng cường hợp tác giữa Đại sứ quán Việt Nam tại Đan Mạch với Hội hữu nghị Đan Mạch-Việt Nam

LIÊN HIỆP CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ VIỆT NAM

Trụ sở: 105A, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: +84.24. 3845 6303; Email: vufo.vufo@gmail.com
Bản quyền thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Top