Ông Chuck Searcy nói chuyện và trình bày trong sự kiện kỷ niệm 25 quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ (Ảnh: RENEW)
Mới đây, tại buổi tọa đàm tại tỉnh Quảng Trị nhân kỷ niệm 25 năm quan hệ bình thường giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, ông Chuck Searcy đã chia sẻ với khán giả một số câu chuyện lịch sử trong quá trình 20 năm dài và khó khăn cuối cùng đã mang lại sự bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Xin giới thiệu bản lược dịch của Tạp chí Thời Đại bài phát biểu của ông đến độc giả.
Đó là vào tháng 7 năm 1995 và cộng đồng người Mỹ nhỏ bé ở Hà Nội rì rầm mong đợi. Tổng thống Bill Clinton sắp bình thường hóa quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
Nhiều người Mỹ chúng tôi thống nhất chúng tôi nên chúc tụng sự kiện lịch sử ở Hà Nội. Nhưng ở đâu?
Vào năm 1995 ở Hà Nội không có nhiều sự lựa chọn. Tại một quán bar mới ở phố Bảo Khánh, gần hồ Hoàn Kiếm, chủ quán, ông Mạnh, đồng ý chuyển kênh TV của ông qua CNN để nhóm người Mỹ chúng tôi, người Việt Nam, và các bạn quốc tế khác có thể theo dõi thông báo quan trọng của Tổng thống Clinton.
Tối ngày 11 tháng 7, quán bar Polite Pub chật cứng người vì thông báo của Tổng thống Clinton từ Vườn Hồng của Nhà Trắng.
Vào thời điểm Clinton xuất hiện trên camera, sau nửa đêm, những người khách quen của quán Polite Pub được mời uống bia thoải mái, háo hức và phấn khích. Quán bar trở nên im lặng khi Clinton bước lên micro và không giải thích gì thêm, cất giọng, “Hôm nay, tôi thông báo việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.”
Cả khán phòng rộ lên tiếng reo hò, huýt sáo, các ly bia giơ cao, máy ảnh lóe sáng và ánh sáng nhấp nháy của màn hình TV. Tiệc ăn mừng bắt đầu.
Nỗ lực của rất nhiều người trong căn phòng đó, để chấm dứt những kỷ niệm đau buồn và hậu quả bi thảm của cuộc chiến tranh mà lẽ ra không nên xảy ra, là một bước đi vui tiến gần hơn đến thực tế.
Tiệc mừng ở quán Polite Pub tiếp tục trong một lúc nữa, cho đến khi mọi người đi về nơi ở khác nhau của mình, kiệt sức, sẵn sàng cho sáng mai và một sự khởi đầu mới.
Ngày hôm sau, trên các kênh TV ở Hoa Kỳ xuất hiện các bản tin thời sự, nhiều tờ báo đăng tải bài viết trang nhất sự kiện đáng mong chờ này.
Cơ hội cho sự hợp tác Hoa Kỳ - Việt Nam đã bước vào một giai đoạn mới. Người Mỹ, các cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam, các giáo sư và sinh viên, doanh nhân, giờ đây đã có thể làm ăn với các đồng nghiệp Việt Nam ở một cấp độ tin tưởng và hợp tác vốn không tồn tại trong quá nhiều năm.
25 năm qua đã chứng minh quyết định của các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ và Việt Nam “khép lại quá khứ, mở ra tương lai” là một quyết định đúng đắn. Trong hầu như tất cả mọi lĩnh vực của nỗ lực – kinh doanh, thương mại, giáo dục, dịch vụ xã hội, giải quyết hậu quả còn sót lại của chiến tranh bao gồm bom mìn, và chất da cam – tại mọi cấp độ hợp tác, sự tham gia mang lại ích lợi cho cả hai bên.
Hoa Kỳ dần dần lấy lại niềm tin và sự tự tin của các người bạn Việt Nam, ở cấp độ cá nhân và chính thức. Người Việt Nam đã dành được sự tôn trọng từ phía chúng tôi, vì cách thức thẳng thắn của mình trong việc giải quyết các quyết định chính sách phức tạp mà thường liên quan đến các nước thứ ba trong khu vực và trên toàn thế giới. Chúng ta tôn trọng lẫn nhau.
Cựu binh Mỹ tham gia chiến tranh Việt Nam tuần hành kêu gọi ủng hộ các nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin của cả Mỹ và Việt Nam (Ảnh: Couragetoresist)
Chúng ta đang hợp tác cùng nhau để giải quyết hậu quả chiến tranh, một cách chậm rãi nhưng chắc chắn quản lý “sự kết thúc” mà chúng ta đã tìm kiếm bấy lâu nay, cuối cùng khâu lại các vết thương mà là một phần thiết yếu của việc hàn gắn.
Quá trình khó khăn và lâu dài đó bắt đầu sớm sau khi chiến tranh kết thúc, vào năm 1977 khi Tổng thống Jimmy Carter gửi một phái đoàn đến Hà Nội để bắt đầu thảo luận về bình thường hóa quan hệ giữa hai cựu thù. Chuyến đi không thành công. Tại sao? Bởi vì chủ nhà chính phủ Việt Nam hỏi các đại diện Hoa Kỳ khi nào chúng tôi thực hiện lời hứa của Tổng thống Nixon cung cấp 3,5 tỉ USD để giúp Việt Nam tái thiết từ sự tàn phá của bom đạn trên cả nước. Phái đoàn Hoa Kỳ bối rối trả lời người Việt Nam rằng lời hứa đó đang gây ra “những khó khăn chính trị” tại Hoa Kỳ. Các cuộc đàm phán đã sụp đổ.
Trong năm 1981, Bobby Moller – một người bạn của tôi và là một cựu lính thủy đánh bộ Mỹ mà đã bị bắn bị thương tại Cồn Tiên ở tỉnh Quảng Trị và bị liệt, và phải ngồi xe lăn kể từ đó – Bobby dẫn đầu phái đoàn cựu chiến binh Mỹ đầu tiền quay trở lại Việt Nam kể từ khi chiến tranh kết thúc. Sau chuyến đi đó, Bobby và các thành viên khác của tổ chức Cựu chiến Mỹ tại Việt Nam, có cả tôi, trở thành những người vận động mạnh mẽ hơn cho sự hòa giải giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
Tiếng nói lớn và áp lực mạnh mẽ của chúng tôi đối với các quan chức chính quyền ở Washington cuối cùng có thể đã giúp dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế do Hoa Kỳ áp đặt vào năm 1994, và sau đó vào năm 1995 để bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
Đã có Quỹ Nạn nhân Chiến tranh Leahy bắt đầu cung cấp hỗ trợ cho người Việt Nam bị thương trong chiến tranh và những người khuyết tật khác.
Trong năm 1992 nhóm Đặc nhiệm hỗn hợp – Báo cáo đầy đủ, một văn phòng được thành lập để tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh được mở tại Hà Nội. Một năm sau đó, năm 1993, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới tài trợ cho Việt Nam.
Năm tiếp theo, vào ngày 11/7/1995, Tổng thống Clinton thông báo bình thường hóa hoàn toàn quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Đó là lễ kỷ niệm mà chúng ta đang chào mừng ngày hôm nay.
Đây không phải là một quá trình dễ dàng. Một câu chuyện giải thích các cuộc đàm phán khó khăn ra sao, mà tôi sẽ chia sẻ với các bạn. Không nhiều người Mỹ và rất ít người Việt Nam biết về chuyện này.
Ngay sau khi bình thường hóa, vào tháng 8/1995, hai đại sứ quán ở Washington và Hà Nội chính thức được mở cửa. Trong năm 1996 một hiệp định thương mại dự thảo được ký kết và một loạt quan chức và phái đoàn bắt đầu thăm Việt Nam. Trong năm 1997 Đại sứ Pete Peterson được cử sang sứ quán Mỹ tại Hà Nội, một cựu chiến binh và cựu tù nhân chiến tranh tại nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội. USAID bắt đầu viện trợ cho Việt Nam. Một Hiệp định Thương mại Song phương được ký kết năm 2000, cùng năm mà USAID mở một văn phòng ở Hà Nội và Tổng thống Bill Clinton thăm Việt Nam lần đầu tiên.
Tổng thống Bill Clinton thăm Việt Nam lần đầu tiên năm 2000 (Ảnh: Zing)
Tôi có mặt tại cuộc gặp ở Hà Nội trong tháng 11, 2000 khi Clinton phát biểu về hậu quả bom mìn chưa nổ và bạn của tôi Nguyễn Đức Quang, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị, cũng có mặt ở đây ngày hôm nay. Clinton nói và tôi trích dẫn: “Tôi cảm ơn người Việt Nam đang thực hiện công việc này, các tổ chức PCP. Và tôi cũng muốn cảm ơn các cựu chiến binh Mỹ đã tham gia vào nỗ lực này.”
Có mặt ngày hôm đó có bốn cậu bé từ Quảng Trị, các em bị mất tay hoặc chân hoặc bị bỏng nặng trong các tai nạn bom mìn. Clinton nhìn vào các em và nói, “Các em hãy đứng dậy, để chúng tôi có thể nhận thấy sự can đảm của các em.” Khán giả vỗ tay, dâng trào cảm xúc và nước mắt. Clinton thông báo rằng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tài trợ hơn 700.000 triệu đô các dụng cụ bệnh viện cho tỉnh Quảng Trị để hỗ trợ nạn nhân của các vụ nổ bom mìn. Ông cũng cam kết rằng Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam giải quyết vấn đề bom mìn, “cho dù mất bao lâu đi chăng nữa”.
Ngay sau đó, trong năm 2001, Dự án RENEW được triển khai là một quan hệ đối tác giữa Quỹ Tưởng niệm CCB Mỹ tại Việt Nam và chính quyền tỉnh Quảng Trị, tạo ra cách tiếp cận “lồng ghép và toàn diện” đầu tiên của Việt Nam đối với hành động bom mìn kết hợp rà phá với giáo dục nguy cơ và hỗ trợ nạn nhân. Nỗ lực RENEW xây dựng trên các sáng kiến trước của Cây Hòa bình Việt Nam, bắt đầu năm 1996, và MAG, bắt đầu hoạt động ở Quảng Trị năm 1999 và SODI và các tổ chức khác.
Tôi không cần nói với các bạn về những năm kể từ đó, vì nhiều người trong số các bạn là một phần của sự phát triển đó và đã đóng góp kỹ năng và kinh nghiệm có được cho thành công mà tất cả chúng ta có thể tự hào: sự thật là trong vòng gần 3 năm qua, không có tai nạn bom mìn ở Quảng Trị.
25 năm nữa từ bây giờ, nhiều người trong số các bạn trong phòng này, bạn bè của các bạn, con cái và cháu chắt của bạn, sẽ nói gì về thành tựu của Dự án RENEW và tiến độ đã đạt được ở tỉnh Quảng Trị. Liệu họ sẽ nói, “Dự án RENEW, NPA, MAG, Cây Hòa bình và các tổ chức khác cùng với nhau trong sứ mệnh hành động bom mìn đã hoàn thành sứ mệnh. Tỉnh Quảng Trị bây giờ an toàn khỏi bom mìn?” Liệu RENEW và các tổ chức chuyên nghiệp khác sẽ làm việc theo các định hướng khác, theo đuổi các sứ mệnh khác, đạt được các mục tiêu khác? Hay là liệu mọi người sẽ nhìn lại và nói, “ Đó là một ví dụ tuyệt vời của thành công, của mọi người chung tay làm Quảng Trị và Việt Nam một nơi an toàn hơn, tốt đẹp hơn?”
Tôi không thể trả lời câu hỏi đó, và bạn cũng vậy. Nhưng những gì bạn làm trong ngắn hạn, từ giờ đến 2025 và có thể sau đó, sẽ giúp quyết định các cơ hội hoặc thách thức bạn đối mặt và bạn giải quyết chúng ra sao.
Tôi gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp lần đầu năm 1995. Khi gặp, ông ấy nói với tôi khi ông nhìn vào huy hiệu Việt Nam – Hoa Kỳ gắn trên áo khoác của tôi, “Việt Nam và Mỹ phải luôn luôn là bạn.”
25 năm chưa phải mãi mãi nhưng nó là một khởi đầu tốt đẹp!
Theo Tạp chí Thời Đại