Đến dự buổi lễ có bà Hà Thị Khiết, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, ông Trần Đắc Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp CTCHN Việt Nam, ông Đoàn Mạnh Giao, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam- Trung Quốc cùng đại diện các cơ quan: Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại TƯ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng gần 600 các cựu lưu học sinh và cán bộ Việt Nam đã từng học tập và làm việc tại Trung Quốc.
Về phía Trung Quốc có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Tôn Quốc Tường và phu nhân, các thầy cô giáo đại diện cho 4 trường đại học Trung Quốc: Đại học Bưu điện Bắc Kinh, Học viện Pháo binh Nam Kinh (nay là Học viện Công nghệ Nam Kinh), Đại học Nông nghiệp Hoa Nam, Đại học Quảng Tây, Đại học Đồng Tế Thượng Hải.
Từ những năm 50, mặc dù còn không ít khó khăn nhưng chính phủ Trung Quốc đã tiếp nhận nhiều lưu học sinh, thực tập sinh Việt Nam sang học tập, nghiên cứu và dành cho lưu học sinh Việt Nam những điều kiện học tập và sinh hoạt tốt nhất có thể. Từ môi trường thuận lợi đó, nhiều lớp lưu học sinh, thực tập sinh Việt Nam đã trưởng thành và đã có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam. Trong số những lưu học sinh, thực tập sinh thời kỳ đó, rất nhiều người đã trở thành những cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước, những nhà khoa học và chuyên gia kỹ thuật đầu ngành, những văn nghệ sỹ nổi tiếng, những nhà quân sự tài năng, nhiều người đã trở thành Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động; không ít người đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc.
Thay mặt các lưu học sinh Việt Nam, ông Đoàn Manh Giao, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam- Trung Quốc, cựu lưu học sinh Học viện Pháo binh Nam Kinh đã xúc động khi nhớ lại những kỷ niệm, những tình cảm ấm áp mà nhân dân Trung Quốc dành cho lưu học sinh Việt Nam. Ông nói “cho dù tuổi tác và địa vị công tác khác nhau nhưng các thế hệ lưu học sinh, thực tập sinh Việt Nam tại Trung Quốc luôn ghi nhớ không bao giờ quên sự quan tâm của Đảng và Chính phủ Trung Quốc, sự dạy dỗ chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo cùng những tình cảm thương yêu chân thành của cán bộ phục vụ và nhân dân các địa phương Trung Quốc”.
Tại buổi giao lưu, các thế hệ lưu học sinh Việt Nam từ những năm 50 cho tới nay và các thầy cô giáo Trung Quốc vui mừng được gặp lại nhau và ôn lại những ký ức khi còn ở bên nhau. Có nhưng thầy cô dù tuổi già, sức yếu nhưng vẫn thu xếp sang Việt Nam dự cuộc gặp gỡ. Cô Hùng Đệ Minh, cựu giáo viên khu học xá Trung ương – Dục tài học hiệu Quảng Tây là một trong số đó. Cô là giáo viên ngữ văn, học trò của cô là học sinh Việt Nam đầu tiên được cử sang Trung Quốc học tập. Những học trò Việt Nam ham hiểu biết, luôn cố gắng hết sức để tiếp thu những tinh hoa văn hóa, khoa học và di sản của Trung Quốc và sáng tạo dựa trên nhu cầu tình hình thực tế ở Việt Nam đã để lại ấn tượng không bao giờ quên trong lòng cô.
Phát biểu tại buổi gặp gỡ, Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường nhấn mạnh: “Quan hệ Trung - Việt đang phát triển toàn diện. Năm 2008, Tổng Bí thư hai Đảng đã nhất trí xây dựng mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung – Việt, đưa quan hệ hai nước sang một giai đoạn mới. Sang năm 2010, hai nước sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Trung – Việt, cũng là Năm hữu nghị Trung-Việt do lãnh đạo cấp cao hai nước xác định, chúng ta dự kiến sẽ tổ chức nhiều hoạt động nhằm phổ biến hữu nghị và đi sâu hợp tác”. Đại sứ tin tưởng rằng, được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước hai nước, mối tình hữu nghị Việt- Trung sẽ thấm sâu vào lòng nhân dân hai nước, quan hệ Việt- Trung nhất định sẽ ngày một tốt đẹp hơn trong tương lai./.
Q.Hoa
Về phía Trung Quốc có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Tôn Quốc Tường và phu nhân, các thầy cô giáo đại diện cho 4 trường đại học Trung Quốc: Đại học Bưu điện Bắc Kinh, Học viện Pháo binh Nam Kinh (nay là Học viện Công nghệ Nam Kinh), Đại học Nông nghiệp Hoa Nam, Đại học Quảng Tây, Đại học Đồng Tế Thượng Hải.
Từ những năm 50, mặc dù còn không ít khó khăn nhưng chính phủ Trung Quốc đã tiếp nhận nhiều lưu học sinh, thực tập sinh Việt Nam sang học tập, nghiên cứu và dành cho lưu học sinh Việt Nam những điều kiện học tập và sinh hoạt tốt nhất có thể. Từ môi trường thuận lợi đó, nhiều lớp lưu học sinh, thực tập sinh Việt Nam đã trưởng thành và đã có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam. Trong số những lưu học sinh, thực tập sinh thời kỳ đó, rất nhiều người đã trở thành những cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước, những nhà khoa học và chuyên gia kỹ thuật đầu ngành, những văn nghệ sỹ nổi tiếng, những nhà quân sự tài năng, nhiều người đã trở thành Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động; không ít người đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc.
Thay mặt các lưu học sinh Việt Nam, ông Đoàn Manh Giao, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam- Trung Quốc, cựu lưu học sinh Học viện Pháo binh Nam Kinh đã xúc động khi nhớ lại những kỷ niệm, những tình cảm ấm áp mà nhân dân Trung Quốc dành cho lưu học sinh Việt Nam. Ông nói “cho dù tuổi tác và địa vị công tác khác nhau nhưng các thế hệ lưu học sinh, thực tập sinh Việt Nam tại Trung Quốc luôn ghi nhớ không bao giờ quên sự quan tâm của Đảng và Chính phủ Trung Quốc, sự dạy dỗ chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo cùng những tình cảm thương yêu chân thành của cán bộ phục vụ và nhân dân các địa phương Trung Quốc”.
Tại buổi giao lưu, các thế hệ lưu học sinh Việt Nam từ những năm 50 cho tới nay và các thầy cô giáo Trung Quốc vui mừng được gặp lại nhau và ôn lại những ký ức khi còn ở bên nhau. Có nhưng thầy cô dù tuổi già, sức yếu nhưng vẫn thu xếp sang Việt Nam dự cuộc gặp gỡ. Cô Hùng Đệ Minh, cựu giáo viên khu học xá Trung ương – Dục tài học hiệu Quảng Tây là một trong số đó. Cô là giáo viên ngữ văn, học trò của cô là học sinh Việt Nam đầu tiên được cử sang Trung Quốc học tập. Những học trò Việt Nam ham hiểu biết, luôn cố gắng hết sức để tiếp thu những tinh hoa văn hóa, khoa học và di sản của Trung Quốc và sáng tạo dựa trên nhu cầu tình hình thực tế ở Việt Nam đã để lại ấn tượng không bao giờ quên trong lòng cô.
Phát biểu tại buổi gặp gỡ, Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường nhấn mạnh: “Quan hệ Trung - Việt đang phát triển toàn diện. Năm 2008, Tổng Bí thư hai Đảng đã nhất trí xây dựng mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung – Việt, đưa quan hệ hai nước sang một giai đoạn mới. Sang năm 2010, hai nước sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Trung – Việt, cũng là Năm hữu nghị Trung-Việt do lãnh đạo cấp cao hai nước xác định, chúng ta dự kiến sẽ tổ chức nhiều hoạt động nhằm phổ biến hữu nghị và đi sâu hợp tác”. Đại sứ tin tưởng rằng, được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước hai nước, mối tình hữu nghị Việt- Trung sẽ thấm sâu vào lòng nhân dân hai nước, quan hệ Việt- Trung nhất định sẽ ngày một tốt đẹp hơn trong tương lai./.
Q.Hoa