Tham dự có: Thượng tướng Bế Xuân Trường, nguyên UVTW Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung tướng Đàm Đình Trại, nguyên phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; ông Lê Hải Hòa, phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng cùng lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị lực lượng vũ trang; một số nhà nghiên cứu trên địa bàn. Ông Đàm Văn Eng, Chủ tịch liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cao Bằng, chủ nhiệm đề tài chủ trì Hội thảo.
Toàn cảnh Hội thảo. |
Đề tài nghiên cứu “Cao Bằng trong chiến dịch Thập vạn đại sơn 1949” là đề tài cấp cơ sở do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cao Bằng thực hiện với mục đích làm rõ vị trí, vai trò của chiến dịch Thập vạn đại sơn với cách mạng Việt Nam, cách mạng Trung Quốc; vai trò của nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng với chiến dịch; qua đó tiếp tục khẳng định quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc; tiếp thêm niềm tự hào của thế hệ trẻ hôm nay với quê hương, đất nước.
Thượng tướng Bế Xuân Trường, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu tại Hội thảo |
Trong chiến dịch quốc tế, Cao Bằng là một hướng tiến quân chủ yếu và quan trọng. Nơi đây cũng là hậu phương đắc lực của chiến dịch. Đây là nhiệm vụ quốc tế đầu tiên giúp nước bạn của bộ đội ta và đã kết thúc thắng lợi không chỉ có ý nghĩ về mặt quân sự mà còn có ý nghĩa chính trị to lớn.
Các đại biểu làm rõ quá trình chuẩn bị, tổ chức và thực hành tác chiến của các lực lượng vũ trang; sự phối hợp của các chiến trường, các lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương trong chiến dịch, góp phần nhìn nhận, đánh giá toàn diện, sâu sắc về tầm vóc, nguyên nhân, ý nghĩa thắng lợi và bài học kinh nghiệm của Chiến dịch Thập vạn đại sơn 1949.
Ông Đàm Văn Eng, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cao Bằng phát biểu tại Hội thảo. |
Kết luận Hội thảo, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cao Bằng Đàm Văn Eng nêu rõ các ý kiến tại hội thảo có tính tham khảo và phản biện tốt, là tài liệu tham khảo hữu ích cho nhóm nghiên cứu tiếp tục củng cố dữ liệu.
Sau khi kết thúc đề tài, Ban Chủ nhiệm sẽ xuất bản kỷ yếu nhằm xây dựng bộ tài liệu chính thống, giúp cho các thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về chiến dịch, từ đó hiểu hơn về lịch sử quân sự, đối ngoại của nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng nói riêng, góp phần khơi dậy tinh thần quốc tế của các thế hệ ông cha trước đây vào sự nghiệp đổi mới hiện nay.
Q.Hoa t.h / Thời Đại