Phát biểu trong lễ cắt băng khánh thành Nhà Hữu nghị tại 105A Quan Thánh, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Khoan đã khẳng định, công trình Nhà Hữu nghị được xây dựng với nhiều tâm huyết của Liên hiệp và sự ủng hộ của Nhà nước cũng như nhiều tổ chức hữu nghị quốc tế sẽ là phần đóng góp có ý nghĩa vào hoạt động của cơ quan Liên hiệp và các tổ chức đối ngoại nhân dân đang ngày càng có vị thế quan trọng.
Hội nghị Đòn chủ tịch Liên hiệp đã nghe báo cáo tổng kết công tác năm 2007 và các phương hướng, nhiệm vụ, trọng tâm công tác 2008; báo cáo thay đổi bổ xung nhân sự của Đoàn Chủ tịch Liên hiệp và các tổ chức thành viên (danh sách đã cập nhật tại trang web vietpeace.org.vn); báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 27/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nhiệm vụ và tổ chức của Liên hiệp; Báo cáo về kế hoạch chuẩn bị tổ chức Đại hội IV của Liên hiệp và nghe công bố các Quyết định khen thưởng năm 2007.
Hội nghị Đòn chủ tịch Liên hiệp đã nghe báo cáo tổng kết công tác năm 2007 và các phương hướng, nhiệm vụ, trọng tâm công tác 2008; báo cáo thay đổi bổ xung nhân sự của Đoàn Chủ tịch Liên hiệp và các tổ chức thành viên (danh sách đã cập nhật tại trang web vietpeace.org.vn); báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 27/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nhiệm vụ và tổ chức của Liên hiệp; Báo cáo về kế hoạch chuẩn bị tổ chức Đại hội IV của Liên hiệp và nghe công bố các Quyết định khen thưởng năm 2007.
Hội nghị Đoàn Chủ tịch nhấn mạnh và nêu rõ nhiệm vụ chính trong năm 2008 là tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp, chủ động đẩy mạnh công tác đối ngoại nhân dân và các hoạt động hòa bình, đoàn kết và hữu nghị với nhân dân các nước, tranh thủ và sử dụng hiệu quả nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài để góp phần cùng ngoại giao Nhà nước hoàn thành tốt nhiệm vụ đối ngoại, phục vụ phát triển đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời, Liên hiệp tăng cường kết hợp công tác vận động viện trợ với công tác hữu nghị và vận động, tập hợp người Việt Nam ở nước ngoài nhằm thiết thực góp phần vào công tác xoá đói giảm nghèo, khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển bền vững ở địa phương, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng thường xuyên bị thiên tai.
Bên cạnh việc tiếp tục phát triển quan hệ theo chiều sâu với nhân dân các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, bạn bè truyền thống ở châu Âu, Liên hiệp tích cực chủ động bày tỏ tình đoàn kết và sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam đối với nhân dân tiến bộ trên thế giới; tăng cường tham gia cuộc vận động và đấu tranh ủng hộ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam; tham gia hiệu quả vào công tác ngoại giao nhân dân đa phương.
Năm 2007, về công tác hòa bình, hữu nghị và hợp tác nhân dân, quan hệ với các nước láng giềng và trong khu vực đã có những bước đột phá. Quan hệ với Lào đã thực sự có chiều sâu và đạt được hiệu quả thiết thực, trọng tâm là các hoạt động kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 30 năm ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt – Lào, tổ chức cuộc thi “Việt – Lào trong trái tim tôi”; xuất bản đặc san “Việt – Lào trong trái tim tôi”; Hội thảo quan hệ Việt – Lào; tổ chức các đoàn giao lưu hữu nghị giữa ta và bạn, tổ chức trao kỷ niệm chương “Vì hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc” cho bạn Lào đạt giải nhất trong cuộc thi “Việt – Lào trong trái tim tôi”. Đối với Campuchia, đã phối hợp với phía bạn tổ chức thành công Cuộc Gặp gỡ hữu nghị và hợp tác nhân dân Việt Nam – Campuchia lần thứ hai tại Campuchia; phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức tốt cuộc mit tinh trọng thể cấp Nhà nước kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước Việt Nam – Campuchia. Về quan hệ với Trung Quốc, ngoài việc trao đổi đoàn thường niên, năm 2007 Liên hiệp đã tham gia cơ chế đa phương với ASEAN bằng việc cử đại biểu tham dự Hội nghị Trung Quốc – ASEAN tại Brunây, góp phần thực hiện chủ trương 16 chữ trong quan hệ Việt – Trung. Các hoạt động trao đổi, giao lưu hữu nghị tiếp tục được duy trì và có bước phát triển theo chiều sâu vói các đối tác Trung Quốc. Quan hệ với Ấn Độ đã có bước tiến mới, đã tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước Việt Nam - Ấn Độ, nổi bật là phối hơp với bạn tổ chức thành công Liên hoan hữu nghị nhân dân Viêt - Ấn lần thứ nhất tại Ấn Độ và nhất trí thỏa thuận sẽ tổ chức liên hoan lần thứ hai trong năm 2008 tại Việt Nam.
Bên cạnh việc tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và trong khu vực, bạn bè truyền thống, Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam cũng có bước đột phá mới trong quan hệ với các nước Mỹ Latinh. Đoàn do Chủ tịch Liên hiệp dẫn đầu sang thăm 3 nước Mỹ la Tinh là chilê, Achentina và Vênezuela đã chủ động củng cố và thiết lập mạng lưới bạn bè đối tác kết hợp làm cầu nối cho hợp tác giữa các doanh nghiệp.
Trong các hoat động đa phương, Liên hiệp đã chủ động tham gia các Diễn đàn và phong trào nhân dân khu vực và quốc tế. Tổ chức thành công 3 Hội nghị, hội thảo quốc tế lớn, đó là: Đại hội Thanh niên Quốc tế ngữ toàn cầu lần thứ 63, Hội nghị đoàn kết Nam – Nam, Hội nghị Ban chấp hành Hội đông Hòa bình Thế giới. Thông qua các Hội nghị, hội thảo đã mở rộng đáng kể quan hệ đối tác, giới thiệu về Việt Nam và góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế quốc tế của Việt Nam trong phong trào nhân dân thế giới, vận động dư luận đoàn kết, ủng hộ Việt Nam, góp phần thúc đẩy mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau, nắm bắt tình hình khu vực, thế giới và toàn cầu hóa. Liên hiệp cũng đã tiếp tục tham gia và hỗ trợ công tác vận động dư luận quốc tế ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/ dioxin của Việt Nam. Ngoài các hoạt động tại Mỹ, ta đã bước đầu hình thành được mạng lưới các bạn bè và đối tác tại Nhật Bản, Achentina, Mỹ, các nước Tây Âu như Anh, Đức, Pháp, Italia, Bỉ, Thụy Sỹ, Đan Mạch, Thụy Điển và Nga… đã cam kết công khai ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Các tổ chức nhân đạo Mỹ chính thức cam kết tài trợ 400.000 USD và quỹ Ford đã cam kết tài trợ 2,2 triệu USD hỗ trợ một số nạn nhân chất độc da cam Việt Nam và hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu ảnh hưởng chất độc dioxin, tẩy độc một số điểm nóng chất dioxin ở Việt Nam.
Về công tác phi chính phủ nước ngoài, giá trị giải ngân viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (NGO) tại Việt Nam đạt 251 triệu USD, tăng 35 triệu USD so với năm trước. Một số tổ chức phi chính phủ nước ngoài lớn như AP, Quỹ Bill Melinda Gates, Quỹ Bill Clinton, Plan Quốc tế, Oxfam Anh, Orbis Quốc tế... đã tìm hiểu khả năng mở rộng hợp tác và tài trợ cho Việt Nam.
Một số tổ chức lớn vẫn tiếp tục cam kết và giải ngân ở mức cao (từ 10-15 triệu USD). Riêng AP vẫn duy trì mức trên 30 triệu USD. Đáng chú ý một số tổ chức ngày càng quan tâm hơn đến hỗ trợ pháp lý cho người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn, bị khuyết tật, bảo vệ môi trường, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn./.
Bên cạnh việc tiếp tục phát triển quan hệ theo chiều sâu với nhân dân các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, bạn bè truyền thống ở châu Âu, Liên hiệp tích cực chủ động bày tỏ tình đoàn kết và sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam đối với nhân dân tiến bộ trên thế giới; tăng cường tham gia cuộc vận động và đấu tranh ủng hộ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam; tham gia hiệu quả vào công tác ngoại giao nhân dân đa phương.
Năm 2007, về công tác hòa bình, hữu nghị và hợp tác nhân dân, quan hệ với các nước láng giềng và trong khu vực đã có những bước đột phá. Quan hệ với Lào đã thực sự có chiều sâu và đạt được hiệu quả thiết thực, trọng tâm là các hoạt động kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 30 năm ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt – Lào, tổ chức cuộc thi “Việt – Lào trong trái tim tôi”; xuất bản đặc san “Việt – Lào trong trái tim tôi”; Hội thảo quan hệ Việt – Lào; tổ chức các đoàn giao lưu hữu nghị giữa ta và bạn, tổ chức trao kỷ niệm chương “Vì hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc” cho bạn Lào đạt giải nhất trong cuộc thi “Việt – Lào trong trái tim tôi”. Đối với Campuchia, đã phối hợp với phía bạn tổ chức thành công Cuộc Gặp gỡ hữu nghị và hợp tác nhân dân Việt Nam – Campuchia lần thứ hai tại Campuchia; phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức tốt cuộc mit tinh trọng thể cấp Nhà nước kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước Việt Nam – Campuchia. Về quan hệ với Trung Quốc, ngoài việc trao đổi đoàn thường niên, năm 2007 Liên hiệp đã tham gia cơ chế đa phương với ASEAN bằng việc cử đại biểu tham dự Hội nghị Trung Quốc – ASEAN tại Brunây, góp phần thực hiện chủ trương 16 chữ trong quan hệ Việt – Trung. Các hoạt động trao đổi, giao lưu hữu nghị tiếp tục được duy trì và có bước phát triển theo chiều sâu vói các đối tác Trung Quốc. Quan hệ với Ấn Độ đã có bước tiến mới, đã tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước Việt Nam - Ấn Độ, nổi bật là phối hơp với bạn tổ chức thành công Liên hoan hữu nghị nhân dân Viêt - Ấn lần thứ nhất tại Ấn Độ và nhất trí thỏa thuận sẽ tổ chức liên hoan lần thứ hai trong năm 2008 tại Việt Nam.
Bên cạnh việc tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và trong khu vực, bạn bè truyền thống, Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam cũng có bước đột phá mới trong quan hệ với các nước Mỹ Latinh. Đoàn do Chủ tịch Liên hiệp dẫn đầu sang thăm 3 nước Mỹ la Tinh là chilê, Achentina và Vênezuela đã chủ động củng cố và thiết lập mạng lưới bạn bè đối tác kết hợp làm cầu nối cho hợp tác giữa các doanh nghiệp.
Trong các hoat động đa phương, Liên hiệp đã chủ động tham gia các Diễn đàn và phong trào nhân dân khu vực và quốc tế. Tổ chức thành công 3 Hội nghị, hội thảo quốc tế lớn, đó là: Đại hội Thanh niên Quốc tế ngữ toàn cầu lần thứ 63, Hội nghị đoàn kết Nam – Nam, Hội nghị Ban chấp hành Hội đông Hòa bình Thế giới. Thông qua các Hội nghị, hội thảo đã mở rộng đáng kể quan hệ đối tác, giới thiệu về Việt Nam và góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế quốc tế của Việt Nam trong phong trào nhân dân thế giới, vận động dư luận đoàn kết, ủng hộ Việt Nam, góp phần thúc đẩy mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau, nắm bắt tình hình khu vực, thế giới và toàn cầu hóa. Liên hiệp cũng đã tiếp tục tham gia và hỗ trợ công tác vận động dư luận quốc tế ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/ dioxin của Việt Nam. Ngoài các hoạt động tại Mỹ, ta đã bước đầu hình thành được mạng lưới các bạn bè và đối tác tại Nhật Bản, Achentina, Mỹ, các nước Tây Âu như Anh, Đức, Pháp, Italia, Bỉ, Thụy Sỹ, Đan Mạch, Thụy Điển và Nga… đã cam kết công khai ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Các tổ chức nhân đạo Mỹ chính thức cam kết tài trợ 400.000 USD và quỹ Ford đã cam kết tài trợ 2,2 triệu USD hỗ trợ một số nạn nhân chất độc da cam Việt Nam và hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu ảnh hưởng chất độc dioxin, tẩy độc một số điểm nóng chất dioxin ở Việt Nam.
Về công tác phi chính phủ nước ngoài, giá trị giải ngân viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (NGO) tại Việt Nam đạt 251 triệu USD, tăng 35 triệu USD so với năm trước. Một số tổ chức phi chính phủ nước ngoài lớn như AP, Quỹ Bill Melinda Gates, Quỹ Bill Clinton, Plan Quốc tế, Oxfam Anh, Orbis Quốc tế... đã tìm hiểu khả năng mở rộng hợp tác và tài trợ cho Việt Nam.
Một số tổ chức lớn vẫn tiếp tục cam kết và giải ngân ở mức cao (từ 10-15 triệu USD). Riêng AP vẫn duy trì mức trên 30 triệu USD. Đáng chú ý một số tổ chức ngày càng quan tâm hơn đến hỗ trợ pháp lý cho người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn, bị khuyết tật, bảo vệ môi trường, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn./.
HA TRANG