AAPSO tròn 50 tuổi
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Uỷ ban Việt Nam đoàn kết và hợp tác Á – Phi - Mỹ latinh đã tổ chức trọng thể kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Tổ chức đoàn kết nhân dân Á – Phi (AAPSO). Tham dự có bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch AAPSO, ông Vũ Xuân Hồng, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, ông Phạm Văn Chương, Chủ tịch Uỷ ban Việt Nam đoàn kết và hợp tác Á – Phi - Mỹ latinh, ông Trần Đắc Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam cùng các đại biểu đã có nhiều cống hiến cho phong trào đoàn kết nhân dân Á – Phi nói chung và Uỷ ban Việt Nam đoàn kết và hợp tác Á – Phi - Mỹ latinh nói riêng.
50 năm trước đây, đại biểu của 45 nước Á-Phi họp tại Cairo (Ai Cập), từ ngày 26-12-1957 đến 01-01-1958, đã quyết định thành lập Tổ chức đoàn kết nhân dân Á-Phi (AAPSO). Đó cũng là thời điểm thắng lợi dồn dập của phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước sau chiến tranh thế giới thứ hai. Mục đích cơ bản của tổ chức này là phối hợp và thống nhất cuộc đấu tranh của nhân dân Á - Phi chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc; bảo đảm sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của các nước thành viên: Giương cao ngọn cờ chống đế quốc, kiên trì ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa nhằm giành và bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc của nhân dân các nước; Tập hợp mọi lực lượng không kể sự khác nhau về chính trị, tôn giáo, xã hội nhằm củng cố nỗ lực phấn đấu giải quyết các vấn đề phát triển, hợp tác Bắc – Nam, nhân quyền, vai trò của Liên hợp quốc và cơ cấu lại trật tự thế giới có lợi cho các nước đang phát triển vì phồn vinh, hạnh phúc của nhân dân; Ủng hộ phong trào nhân dân và tất cả các lực lượng dân chủ vì cải cách kinh tế-xã hội phát triển, giải trừ quân bị, dân chủ và nhân quyền; Tích cực ủng hộ hợp tác Nam – Nam. Những mục tiêu trên được thực hiện thông qua các hoạt động như tuyên truyền vận động quốc tế, tổ chức hội nghị, hội thảo, thăm viếng, tiếp xúc, trào đổi kinh nghiệm…Từ khi thành lập đến nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á và châu Phi, AAPSO đã chứng kiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác của các dân tộc từng là thuộc địa ở hai châu lục, và đã có những đóng góp quý báu vào nền độc lập của các dân tộc. Tuy là một tổ chức khu vực, nhưng địa bàn hoạt động của AAPSO lại mở rộng trên toàn thế giới và nhận được sư ủng hộ nhiệt tình của nhân dân thế giới.
Việt Nam trong AAPSO
Đối với Việt Nam, AAPSO đã luôn dành tình đoàn kết anh em, từ tố cáo trước dư luận Á-Phi và thế giới về các tội ác chiến tranh của Mỹ, vận động quốc tế ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân hai miền Nam Bắc Việt Nam, đến quyên góp vật chất giúp đỡ Việt Nam hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng lại đất nước. AAPSO cũng đã dành cho các tổ chức thành viên ở Việt Nam những vị trí quan trọng trong các cơ cấu lãnh đạo của mình. Năm 1974, Việt Nam đã được bầu làm Uỷ viên Đoàn Chủ tịch và sau đó là Phó Chủ tịch AAPSO, và bà Nguyễn Thị Bình giữ cương vị này từ đó cho đến nay.
Ở Việt Nam, Uỷ ban Việt Nam đoàn kết và hợp tác Á-Phi-Mỹ latinh hiện nay có tiền thân là Uỷ ban đoàn kết châu Á của Việt Nam, thành lập ngày 19-10-1956. Sau khi AAPSO ra đời, Uỷ ban trở thành thành viên của AAPSO, mở rộng phạm vi hoạt động ra cả châu Phi, và đổi tên thành Uỷ ban đoàn kết nhân dân Á-Phi của Việt Nam. Sau khi Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (1960), ở miền Nam cũng có Ủy ban đoàn kết nhân dân Á-Phi là thành viên của Mặt trận; sau 1975 thì thống nhất tổ chức ở hai miền thành một uỷ ban. Tháng 8-1994, chúng ta quyết định vươn ra với cả bạn bè ở Mỹ latinh, và lấy tên như hiện nay.
Việt Nam là một trong những thành viên sáng lập ra AAPSO và với chức năng, nhiệm vụ của mình, Uỷ ban Việt Nam đoàn kết và hợp tác Á – Phi - Mỹ latinh đã luôn nỗ lực tích cực tham gia các hoạt động của AAPSO. Tháng 9 – 1995, Uỷ ban đã đăng cai tổ chức Hội nghị khu vực châu Á của AAPSO tại Hà Nội. Hiện nay, Uỷ ban cũng vẫn tiếp tục đóng góp vào phong trào đoàn kết nhân dân Á – Phi như duy trì Trung Tâm thông tin – liên lạc của AAPSO tại châu Á,tích cực tham gia và hỗ trợ các hoạt động của AAPSO, duy trì quan hệ và gửi tài liệu tuyên truyền đối ngoại của ta cho AAPSO và Uỷ ban Á – Phi các nước…Việt Nam được đánh giá là thành viên tích cực nhất của AAPSO ở khu vực châu Á. Vấn đề Việt Nam luôn là chất xúc tác trong hoạt động của AAPSO trong cuộc đấu tranh trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng hoà bình hiện nay.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập AAPSO , ông Phạm Văn Chương bày tỏ với AAPSO, các tổ chức thành viên của AAPSO ở châu Á, châu Phi và các nơi khác, với những chiến sĩ lâu năm của phong trào đoàn kết nhân dân Á-Phi, trong đó có cố Chủ tịch AAPSO Moral Ghalcb vừa qua đời, lòng biết ơn chân thành về tình đoàn kết đã dành cho Việt Nam trong suốt 50 năm qua. Đồng thời, ông cũng tin tưởng rằng, dù đã trải qua một giai đoạn cực kỳ khó khăn tiếp sau sự tan rã của Liên Xô và sự sụp đổ của Đông Âu xã hội chủ nghĩa, AAPSO sẽ bước sang năm thứ 51 với những nỗ lực mới và tiếp tục phát huy vai trò của mình như một động lực của tình đoàn kết nhân dân các nước Á-Phi trước những thách thức mới.
50 năm trước đây, đại biểu của 45 nước Á-Phi họp tại Cairo (Ai Cập), từ ngày 26-12-1957 đến 01-01-1958, đã quyết định thành lập Tổ chức đoàn kết nhân dân Á-Phi (AAPSO). Đó cũng là thời điểm thắng lợi dồn dập của phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước sau chiến tranh thế giới thứ hai. Mục đích cơ bản của tổ chức này là phối hợp và thống nhất cuộc đấu tranh của nhân dân Á - Phi chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc; bảo đảm sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của các nước thành viên: Giương cao ngọn cờ chống đế quốc, kiên trì ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa nhằm giành và bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc của nhân dân các nước; Tập hợp mọi lực lượng không kể sự khác nhau về chính trị, tôn giáo, xã hội nhằm củng cố nỗ lực phấn đấu giải quyết các vấn đề phát triển, hợp tác Bắc – Nam, nhân quyền, vai trò của Liên hợp quốc và cơ cấu lại trật tự thế giới có lợi cho các nước đang phát triển vì phồn vinh, hạnh phúc của nhân dân; Ủng hộ phong trào nhân dân và tất cả các lực lượng dân chủ vì cải cách kinh tế-xã hội phát triển, giải trừ quân bị, dân chủ và nhân quyền; Tích cực ủng hộ hợp tác Nam – Nam. Những mục tiêu trên được thực hiện thông qua các hoạt động như tuyên truyền vận động quốc tế, tổ chức hội nghị, hội thảo, thăm viếng, tiếp xúc, trào đổi kinh nghiệm…Từ khi thành lập đến nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á và châu Phi, AAPSO đã chứng kiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác của các dân tộc từng là thuộc địa ở hai châu lục, và đã có những đóng góp quý báu vào nền độc lập của các dân tộc. Tuy là một tổ chức khu vực, nhưng địa bàn hoạt động của AAPSO lại mở rộng trên toàn thế giới và nhận được sư ủng hộ nhiệt tình của nhân dân thế giới.
Việt Nam trong AAPSO
Đối với Việt Nam, AAPSO đã luôn dành tình đoàn kết anh em, từ tố cáo trước dư luận Á-Phi và thế giới về các tội ác chiến tranh của Mỹ, vận động quốc tế ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân hai miền Nam Bắc Việt Nam, đến quyên góp vật chất giúp đỡ Việt Nam hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng lại đất nước. AAPSO cũng đã dành cho các tổ chức thành viên ở Việt Nam những vị trí quan trọng trong các cơ cấu lãnh đạo của mình. Năm 1974, Việt Nam đã được bầu làm Uỷ viên Đoàn Chủ tịch và sau đó là Phó Chủ tịch AAPSO, và bà Nguyễn Thị Bình giữ cương vị này từ đó cho đến nay.
Ở Việt Nam, Uỷ ban Việt Nam đoàn kết và hợp tác Á-Phi-Mỹ latinh hiện nay có tiền thân là Uỷ ban đoàn kết châu Á của Việt Nam, thành lập ngày 19-10-1956. Sau khi AAPSO ra đời, Uỷ ban trở thành thành viên của AAPSO, mở rộng phạm vi hoạt động ra cả châu Phi, và đổi tên thành Uỷ ban đoàn kết nhân dân Á-Phi của Việt Nam. Sau khi Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (1960), ở miền Nam cũng có Ủy ban đoàn kết nhân dân Á-Phi là thành viên của Mặt trận; sau 1975 thì thống nhất tổ chức ở hai miền thành một uỷ ban. Tháng 8-1994, chúng ta quyết định vươn ra với cả bạn bè ở Mỹ latinh, và lấy tên như hiện nay.
Việt Nam là một trong những thành viên sáng lập ra AAPSO và với chức năng, nhiệm vụ của mình, Uỷ ban Việt Nam đoàn kết và hợp tác Á – Phi - Mỹ latinh đã luôn nỗ lực tích cực tham gia các hoạt động của AAPSO. Tháng 9 – 1995, Uỷ ban đã đăng cai tổ chức Hội nghị khu vực châu Á của AAPSO tại Hà Nội. Hiện nay, Uỷ ban cũng vẫn tiếp tục đóng góp vào phong trào đoàn kết nhân dân Á – Phi như duy trì Trung Tâm thông tin – liên lạc của AAPSO tại châu Á,tích cực tham gia và hỗ trợ các hoạt động của AAPSO, duy trì quan hệ và gửi tài liệu tuyên truyền đối ngoại của ta cho AAPSO và Uỷ ban Á – Phi các nước…Việt Nam được đánh giá là thành viên tích cực nhất của AAPSO ở khu vực châu Á. Vấn đề Việt Nam luôn là chất xúc tác trong hoạt động của AAPSO trong cuộc đấu tranh trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng hoà bình hiện nay.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập AAPSO , ông Phạm Văn Chương bày tỏ với AAPSO, các tổ chức thành viên của AAPSO ở châu Á, châu Phi và các nơi khác, với những chiến sĩ lâu năm của phong trào đoàn kết nhân dân Á-Phi, trong đó có cố Chủ tịch AAPSO Moral Ghalcb vừa qua đời, lòng biết ơn chân thành về tình đoàn kết đã dành cho Việt Nam trong suốt 50 năm qua. Đồng thời, ông cũng tin tưởng rằng, dù đã trải qua một giai đoạn cực kỳ khó khăn tiếp sau sự tan rã của Liên Xô và sự sụp đổ của Đông Âu xã hội chủ nghĩa, AAPSO sẽ bước sang năm thứ 51 với những nỗ lực mới và tiếp tục phát huy vai trò của mình như một động lực của tình đoàn kết nhân dân các nước Á-Phi trước những thách thức mới.