Cùng với những nỗ lực của Đảng và Chính phủ, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Liên hiệp hữu nghị) – tổ chức chuyên trách về đối ngoại nhân dân đã thực hiện phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả” để, thông qua các hoạt động của mình, đóng góp tích cực cho công tác thúc đẩy và bảo đảm quyền con người ở Việt Nam.
Góp một phần quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong những năm qua phải kể đến vai trò của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (TCPCPNN). Với chức năng thường trực cho Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, Liên hiệp hữu nghị đã tích cực vận động các TCPCPNN triển khai thực hiện các dự án theo các chương trình, lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam với tổng giá trị giải ngân hàng năm đạt khoảng 300 triệu đô-la Mỹ. Hiện nay, chúng ta có quan hệ với trên 1.000 TCPCPNN, trong đó có khoảng 2/3 số tổ chức hoạt động trực tiếp theo hai nhóm vấn đề (1) hỗ trợ phát triển như xây dựng chính sách, xây dựng cơ sở hạ tầng y tế, giáo dục, phát triển nông thôn, phát triển kinh tế, cải thiện sinh kế và thu nhập, rà phá bom mìn-vật liệu chưa nổ; và (2) viện trợ nhân đạo bao gồm hỗ trợ người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn, nạn nhân chất độc da cam, phụ nữ, trẻ em, người nghèo và các nhóm yếu thế khác và viện trợ khẩn cấp. Có thể nói hầu hết các dự án của các TCPCPNN đang hoạt động tại Việt Nam đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến bảo đảm quyền, lợi ích và dịch vụ cho con người, đặc biệt là người nghèo, người yếu thế và các nhóm dễ bị tổn thương bởi hậu quả chiến tranh, những tác động về môi trường và điều kiện kinh tế-xã hội.
Về các hoạt động đoàn kết hữu nghị, hiện nay Liên hiệp hữu nghị và các tổ chức thành viên có quan hệ với hàng ngàn đối tác là các cá nhân, tổ chức hòa bình, hữu nghị trên khắp thế giới. Đây có thể nói là một lực lượng vô cùng hùng hậu, đoàn kết và ủng hộ Việt Nam không chỉ trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mà còn trong xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, trong đó có việc khắc phục hậu quả chiến tranh, hỗ trợ và đấu tranh vì công lý cho nạn nhân da cam để họ được hưởng “quyền được sống” như những người bình thường, hỗ trợ các nhóm yếu thế, xóa đói giảm nghèo…
Trong công tác thông tin đối ngoại, thông qua các hoạt động trao đổi, tiếp xúc trực tiếp, làm việc với các đoàn khách quốc tế với thành phần đa dạng bao gồm các chính trị gia, các nhà hoạt động hòa bình, cựu chiến binh, giảng viên, học sinh, sinh viên, chuyên gia và đại diện các tổ chức phi chính phủ nước ngoài thăm Việt Nam…, Liên hiệp hữu nghị đã chủ động giới thiệu hình ảnh một đất nước Việt Nam đổi mới trên tất cả các lĩnh vực, giới thiệu về chủ trương và chính sách của ta cả về đối nội và đối ngoại cũng như sự thay đổi tích cực về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam một cách khách quan và có sức thuyết phục. Đây là một kênh lan tỏa thông tin đến cộng đồng quốc tế rất hiệu quả. Bên cạnh đó, thông qua các phương tiện truyền thông, Liên hiệp hữu nghị cũng đã luôn chủ động đưa thông tin về Việt Nam, về những thành tựu và thách thức trong việc thúc đẩy và bảo đảm quyền con người đến với cộng đồng quốc tế.
Liên hiệp hữu nghị đã thiết lập và duy trì đối thoại không chính thức về nhân quyền, tôn giáo (kênh 2) với Viện Liên kết toàn cầu (IGE) của Mỹ, qua đó triển khai nhiều hoạt động hợp tác có hiệu quả như tổ chức các hội thảo quốc tế, tọa đàm, các buổi nói chuyện, các khóa đào tạo về tôn giáo, chia sẻ thông tin về thực trạng tình hình và chính sách về nhân quyền, tôn giáo của Việt Nam. Các hoạt động này là cơ hội để trao đổi thông tin và kinh nghiệm về các vấn đề liên quan đến tôn giáo dưới góc độ thực tế và nghiên cứu, xây dựng chính sách và thông tin đối ngoại. Cũng chính từ những hoạt động như vậy, đại diện của IGE đã nhiều lần điều trần tại Quốc hội Mỹ, góp phần cung cấp thông tin khách quan về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, Liên hiệp hữu nghị đã chủ động tham gia nhiều diễn đàn, mạng lưới nhân dân đa phương cấp khu vực, liên khu vực và quốc tế. Tại các diễn đàn, các đại biểu chia sẻ thông tin về tình hình Việt Nam, cả những thành tựu đã đạt được và những thách thức còn đặt ra, trong đó có lĩnh vực thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, giúp cho các đại biểu quốc tế có cái nhìn đa chiều, khách quan hơn về Việt Nam; đấu tranh với những đối tượng lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để chống Việt Nam.
Có thể nói trong những năm qua, Liên hiệp hữu nghị đã phát huy những lợi thế của đối ngoại nhân dân, phát huy được mạng lưới bạn bè rộng rãi và lực lượng quần chúng trên mặt trận nhân dân, vận dụng những kinh nghiệm thực tiễn quý báu vào hoàn cảnh mới để có những đóng góp đáng kể cho công tác thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Liên hiệp hữu nghị sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa những thành tích đã đạt được, phát huy phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả” cũng như tiếp tục khai thác lợi thế của đối ngoại nhân dân, tiếp tục cải tiến phương pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Nguyễn Thị Hoàng VânVề các hoạt động đoàn kết hữu nghị, hiện nay Liên hiệp hữu nghị và các tổ chức thành viên có quan hệ với hàng ngàn đối tác là các cá nhân, tổ chức hòa bình, hữu nghị trên khắp thế giới. Đây có thể nói là một lực lượng vô cùng hùng hậu, đoàn kết và ủng hộ Việt Nam không chỉ trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mà còn trong xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, trong đó có việc khắc phục hậu quả chiến tranh, hỗ trợ và đấu tranh vì công lý cho nạn nhân da cam để họ được hưởng “quyền được sống” như những người bình thường, hỗ trợ các nhóm yếu thế, xóa đói giảm nghèo…
Trong công tác thông tin đối ngoại, thông qua các hoạt động trao đổi, tiếp xúc trực tiếp, làm việc với các đoàn khách quốc tế với thành phần đa dạng bao gồm các chính trị gia, các nhà hoạt động hòa bình, cựu chiến binh, giảng viên, học sinh, sinh viên, chuyên gia và đại diện các tổ chức phi chính phủ nước ngoài thăm Việt Nam…, Liên hiệp hữu nghị đã chủ động giới thiệu hình ảnh một đất nước Việt Nam đổi mới trên tất cả các lĩnh vực, giới thiệu về chủ trương và chính sách của ta cả về đối nội và đối ngoại cũng như sự thay đổi tích cực về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam một cách khách quan và có sức thuyết phục. Đây là một kênh lan tỏa thông tin đến cộng đồng quốc tế rất hiệu quả. Bên cạnh đó, thông qua các phương tiện truyền thông, Liên hiệp hữu nghị cũng đã luôn chủ động đưa thông tin về Việt Nam, về những thành tựu và thách thức trong việc thúc đẩy và bảo đảm quyền con người đến với cộng đồng quốc tế.
Liên hiệp hữu nghị đã thiết lập và duy trì đối thoại không chính thức về nhân quyền, tôn giáo (kênh 2) với Viện Liên kết toàn cầu (IGE) của Mỹ, qua đó triển khai nhiều hoạt động hợp tác có hiệu quả như tổ chức các hội thảo quốc tế, tọa đàm, các buổi nói chuyện, các khóa đào tạo về tôn giáo, chia sẻ thông tin về thực trạng tình hình và chính sách về nhân quyền, tôn giáo của Việt Nam. Các hoạt động này là cơ hội để trao đổi thông tin và kinh nghiệm về các vấn đề liên quan đến tôn giáo dưới góc độ thực tế và nghiên cứu, xây dựng chính sách và thông tin đối ngoại. Cũng chính từ những hoạt động như vậy, đại diện của IGE đã nhiều lần điều trần tại Quốc hội Mỹ, góp phần cung cấp thông tin khách quan về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, Liên hiệp hữu nghị đã chủ động tham gia nhiều diễn đàn, mạng lưới nhân dân đa phương cấp khu vực, liên khu vực và quốc tế. Tại các diễn đàn, các đại biểu chia sẻ thông tin về tình hình Việt Nam, cả những thành tựu đã đạt được và những thách thức còn đặt ra, trong đó có lĩnh vực thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, giúp cho các đại biểu quốc tế có cái nhìn đa chiều, khách quan hơn về Việt Nam; đấu tranh với những đối tượng lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để chống Việt Nam.
Có thể nói trong những năm qua, Liên hiệp hữu nghị đã phát huy những lợi thế của đối ngoại nhân dân, phát huy được mạng lưới bạn bè rộng rãi và lực lượng quần chúng trên mặt trận nhân dân, vận dụng những kinh nghiệm thực tiễn quý báu vào hoàn cảnh mới để có những đóng góp đáng kể cho công tác thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Liên hiệp hữu nghị sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa những thành tích đã đạt được, phát huy phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả” cũng như tiếp tục khai thác lợi thế của đối ngoại nhân dân, tiếp tục cải tiến phương pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam