Người thanh niên yêu nước Võ Chí Công đã sớm giác ngộ cách mạng, tham gia hoạt động trong phong trào thanh niên yêu nước ở cơ sở những năm 1930-1931. Trong thời kỳ kháng chiến đồng chí Võ Chí Công là nhà chỉ huy quân sự mưu lược, khi đất nước thống nhất nắm giữ những cương vị khác nhau, đồng chí luôn thể hiện tư duy linh hoạt trong đổi mới và bản lĩnh dám chịu trách nhiệm.
Nhà chỉ huy cách mạng sáng suốt
Trong những năm 30 của thế kỷ trước, đồng chí tham gia xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng tại quê hương Tam Kỳ, Quảng Nam và các tỉnh miền Trung. Tháng 5/1935, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và trở thành người lãnh đạo chủ chốt của tổ chức Đảng ở phủ Tam Kỳ. Bất chấp sự đàn áp, khủng bố ác liệt của kẻ thù, đồng chí kiên cường bám trụ, gầy dựng phong trào, góp phần xây dựng, củng cố các cơ sở cách mạng, giác ngộ, tập hợp các tầng lớp nhân dân, tạo nên phong trào cách mạng sôi nổi ở các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và nhiều tỉnh khác ở miền Trung trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ (1936 - 1939). Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), đồng chí ra tù, trở lại hoạt động, được cử vào Ban Thường trực Ủy ban Cứu quốc tỉnh Quảng Nam và Ban Thường trực bạo động khởi nghĩa tỉnh, trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa Hội An - tỉnh lỵ Quảng Nam (18/8/1945), góp phần đưa Quảng Nam trở thành một trong những tỉnh giành chính quyền về tay nhân dân sớm nhất trong cả nước.
Sau Cách mạng tháng Tám, trên các cương vị Ủy trưởng Tư pháp thuộc Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Quảng Nam, Chính trị viên Chi đội 1 Giải phóng quân tỉnh Quảng Nam; Phó Ban Tổ chức cán bộ, Thanh tra Quân khu V (1946); Ủy viên Ủy ban quân sự tỉnh Bình Định (1948), đồng chí tham gia xây dựng, tăng cường lực lượng kháng chiến, tổ chức lại lực lượng vũ trang, đào tạo cán bộ quân sự, xây dựng Đảng trong quân đội trên chiến trường cực Nam Trung Bộ. Năm 1950, được chỉ định làm Bí thư kiêm Chính ủy Ban Cán sự khu Đông - Bắc Miên, đồng chí đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế của Đảng, góp phần xây dựng Liên minh chiến đấu 3 nước Đông Dương. Tháng 3-1951, đồng chí được bầu vào Khu ủy Khu V, sau đó được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng (1952), đồng chí đã lãnh đạo Đảng bộ và nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng cùng với nhân dân các tỉnh duyên hải miền Trung kiên cường chiến đấu, tích cực hỗ trợ, giúp đỡ cách mạng Lào và Campuchia; chia lửa với chiến trường Điện Biên Phủ, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Sau kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân miền Nam bước vào cuộc chiến đấu mới đầy khó khăn thử thách. Đồng chí Võ Chí Công ở lại chiến trường miền Nam. Từ năm 1964 đến 1975, đồng chí được cử làm Phó Bí thư Trung ương Cục Miền Nam kiêm Bí thư Khu ủy, Chính ủy Quân khu V, đồng chí đã cùng tập thể Trung ương Cục miền Nam, Khu ủy Khu V lãnh đạo quân và dân miền Nam vượt qua muôn vàn hy sinh, gian khổ đánh bại lần lượt các chiến lược chiến tranh của Mỹ. Chiến thắng giải phóng thành phố Đà Nẵng đã ghi đậm dấu ấn Chủ tịch Võ Chí Công. Đồng chí là người chỉ đạo trực tiếp và toàn diện cuộc tiến công và nổi dậy giải phóng thành phố. Từ đó để lại dấu ấn của nhà quân sự mưu lược Võ Chí Công rất đậm nét trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 góp phần đưa cách mạng đến thắng lợi hoàn toàn, giải phóng miền Nam, thu non sông về một mối.
Linh hoạt trong tư duy đổi mới
Với tinh thần trách nhiệm cao trước Đảng và nhân dân, trên mọi cương vị công tác, đồng chí luôn trăn trở về con đường đi lên của cách mạng, tìm tòi đổi mới tư duy về kinh tế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Xuất phát từ thực tiễn, lắng nghe ý kiến của nhân dân, đồng chí Võ Chí Công đã đưa ra những ý kiến quan trọng, góp phần vào việc ra đời Chỉ thị 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp”. Đây là một bước đột phá trên lĩnh vực nông nghiệp nói riêng và của sự nghiệp đổi mới nói chung, phù hợp với lòng dân và được nhân dân phấn khởi đón nhận. Phát huy kết quả đó, Bộ Chính trị giao cho đồng chí Võ Chí Công làm Trưởng Tiểu ban nghiên cứu vấn đề khoán trong nông nghiệp, làm cơ sở cho sự ra đời Nghị quyết 10 (1988) “cởi trói” cho nông nghiệp của Bộ Chính trị, tạo động lực mới trong sản xuất, làm tăng năng suất và sản phẩm lao động, đưa nước ta từ chỗ thiếu lương thực đến đủ ăn và từng bước có dư để xuất khẩu.
Không dừng lại ở sự đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp, đồng chí Võ Chí Công đã phát triển tư duy của mình để đóng góp cho Đảng, Nhà nước về đổi mởi cơ chế quản lý kinh tế chung của đất nước. Là Trưởng ban nghiên cứu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đồng chí đã tích cực xuống các cơ sở kinh tế, mở nhiều cuộc hội thảo, tập hợp ý kiến của các chuyên gia kinh tế, các viện nghiên cứu. Sau đó, hoàn thiện trình Bộ Chính trị ra Nghị quyết 306 về phát huy quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của đơn vị kinh tế, bao gồm cả nông nghiệp, công nghiệp và phân phối lưu thông.
Khi làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, đồng chí đã có những đóng góp quan trọng vào đổi mới hoạt động của Quốc hội, đặc biệt là công tác lập hiến và lập pháp. Trên cương vị là Chủ tịch Ủy ban sửa đổi Hiến pháp năm 1980, dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Bộ Chính trị, sự góp ý của Hội đồng Nhà nước, đồng chí Võ Chí Công đã cùng Ủy ban tập hợp ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân; tập trung được nhiều chuyên gia; nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng Hiến pháp của một số nước, vận dụng vào thực tiễn Việt Nam; kiên trì đấu tranh với những quan điểm sai trái trong việc sửa đổi Hiến pháp, giữ vững những điều cơ bản về dân chủ, về pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp sửa đổi năm 1992 – Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, được Trung ương Đảng, Quốc hội thông qua, đánh dấu mốc lịch sử về công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, làm cơ sở vững chắc cho việc xây dựng hệ thống pháp luật, quản lý mọi mặt hoạt động của đất nước. Trong thành công chung đó có sự đóng góp rất quan trọng của đồng chí Võ Chí Công.
Đồng chí Võ Chí Công là tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, với các phẩm chất tiêu biểu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, sống có tình nghĩa, hết lòng thương yêu đồng chí, đồng bào. Đồng chí Võ Chí Công đã để lại cho chúng ta hình ảnh về một nhà lãnh đạo đức độ, một nhà hoạt động thực tiễn phong phú, một chiến sĩ cách mạng tài trí kiên cường, suốt đời hy sinh phấn đấu phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước và hình ảnh của đồng chí luôn sống mãi trong trái tim mỗi người Việt Nam yêu nước.
NN
Nhà chỉ huy cách mạng sáng suốt
Trong những năm 30 của thế kỷ trước, đồng chí tham gia xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng tại quê hương Tam Kỳ, Quảng Nam và các tỉnh miền Trung. Tháng 5/1935, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và trở thành người lãnh đạo chủ chốt của tổ chức Đảng ở phủ Tam Kỳ. Bất chấp sự đàn áp, khủng bố ác liệt của kẻ thù, đồng chí kiên cường bám trụ, gầy dựng phong trào, góp phần xây dựng, củng cố các cơ sở cách mạng, giác ngộ, tập hợp các tầng lớp nhân dân, tạo nên phong trào cách mạng sôi nổi ở các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và nhiều tỉnh khác ở miền Trung trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ (1936 - 1939). Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), đồng chí ra tù, trở lại hoạt động, được cử vào Ban Thường trực Ủy ban Cứu quốc tỉnh Quảng Nam và Ban Thường trực bạo động khởi nghĩa tỉnh, trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa Hội An - tỉnh lỵ Quảng Nam (18/8/1945), góp phần đưa Quảng Nam trở thành một trong những tỉnh giành chính quyền về tay nhân dân sớm nhất trong cả nước.
Sau Cách mạng tháng Tám, trên các cương vị Ủy trưởng Tư pháp thuộc Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Quảng Nam, Chính trị viên Chi đội 1 Giải phóng quân tỉnh Quảng Nam; Phó Ban Tổ chức cán bộ, Thanh tra Quân khu V (1946); Ủy viên Ủy ban quân sự tỉnh Bình Định (1948), đồng chí tham gia xây dựng, tăng cường lực lượng kháng chiến, tổ chức lại lực lượng vũ trang, đào tạo cán bộ quân sự, xây dựng Đảng trong quân đội trên chiến trường cực Nam Trung Bộ. Năm 1950, được chỉ định làm Bí thư kiêm Chính ủy Ban Cán sự khu Đông - Bắc Miên, đồng chí đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế của Đảng, góp phần xây dựng Liên minh chiến đấu 3 nước Đông Dương. Tháng 3-1951, đồng chí được bầu vào Khu ủy Khu V, sau đó được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng (1952), đồng chí đã lãnh đạo Đảng bộ và nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng cùng với nhân dân các tỉnh duyên hải miền Trung kiên cường chiến đấu, tích cực hỗ trợ, giúp đỡ cách mạng Lào và Campuchia; chia lửa với chiến trường Điện Biên Phủ, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Sau kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân miền Nam bước vào cuộc chiến đấu mới đầy khó khăn thử thách. Đồng chí Võ Chí Công ở lại chiến trường miền Nam. Từ năm 1964 đến 1975, đồng chí được cử làm Phó Bí thư Trung ương Cục Miền Nam kiêm Bí thư Khu ủy, Chính ủy Quân khu V, đồng chí đã cùng tập thể Trung ương Cục miền Nam, Khu ủy Khu V lãnh đạo quân và dân miền Nam vượt qua muôn vàn hy sinh, gian khổ đánh bại lần lượt các chiến lược chiến tranh của Mỹ. Chiến thắng giải phóng thành phố Đà Nẵng đã ghi đậm dấu ấn Chủ tịch Võ Chí Công. Đồng chí là người chỉ đạo trực tiếp và toàn diện cuộc tiến công và nổi dậy giải phóng thành phố. Từ đó để lại dấu ấn của nhà quân sự mưu lược Võ Chí Công rất đậm nét trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 góp phần đưa cách mạng đến thắng lợi hoàn toàn, giải phóng miền Nam, thu non sông về một mối.
Linh hoạt trong tư duy đổi mới
Với tinh thần trách nhiệm cao trước Đảng và nhân dân, trên mọi cương vị công tác, đồng chí luôn trăn trở về con đường đi lên của cách mạng, tìm tòi đổi mới tư duy về kinh tế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Xuất phát từ thực tiễn, lắng nghe ý kiến của nhân dân, đồng chí Võ Chí Công đã đưa ra những ý kiến quan trọng, góp phần vào việc ra đời Chỉ thị 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp”. Đây là một bước đột phá trên lĩnh vực nông nghiệp nói riêng và của sự nghiệp đổi mới nói chung, phù hợp với lòng dân và được nhân dân phấn khởi đón nhận. Phát huy kết quả đó, Bộ Chính trị giao cho đồng chí Võ Chí Công làm Trưởng Tiểu ban nghiên cứu vấn đề khoán trong nông nghiệp, làm cơ sở cho sự ra đời Nghị quyết 10 (1988) “cởi trói” cho nông nghiệp của Bộ Chính trị, tạo động lực mới trong sản xuất, làm tăng năng suất và sản phẩm lao động, đưa nước ta từ chỗ thiếu lương thực đến đủ ăn và từng bước có dư để xuất khẩu.
Không dừng lại ở sự đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp, đồng chí Võ Chí Công đã phát triển tư duy của mình để đóng góp cho Đảng, Nhà nước về đổi mởi cơ chế quản lý kinh tế chung của đất nước. Là Trưởng ban nghiên cứu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đồng chí đã tích cực xuống các cơ sở kinh tế, mở nhiều cuộc hội thảo, tập hợp ý kiến của các chuyên gia kinh tế, các viện nghiên cứu. Sau đó, hoàn thiện trình Bộ Chính trị ra Nghị quyết 306 về phát huy quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của đơn vị kinh tế, bao gồm cả nông nghiệp, công nghiệp và phân phối lưu thông.
Khi làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, đồng chí đã có những đóng góp quan trọng vào đổi mới hoạt động của Quốc hội, đặc biệt là công tác lập hiến và lập pháp. Trên cương vị là Chủ tịch Ủy ban sửa đổi Hiến pháp năm 1980, dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Bộ Chính trị, sự góp ý của Hội đồng Nhà nước, đồng chí Võ Chí Công đã cùng Ủy ban tập hợp ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân; tập trung được nhiều chuyên gia; nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng Hiến pháp của một số nước, vận dụng vào thực tiễn Việt Nam; kiên trì đấu tranh với những quan điểm sai trái trong việc sửa đổi Hiến pháp, giữ vững những điều cơ bản về dân chủ, về pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp sửa đổi năm 1992 – Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, được Trung ương Đảng, Quốc hội thông qua, đánh dấu mốc lịch sử về công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, làm cơ sở vững chắc cho việc xây dựng hệ thống pháp luật, quản lý mọi mặt hoạt động của đất nước. Trong thành công chung đó có sự đóng góp rất quan trọng của đồng chí Võ Chí Công.
Đồng chí Võ Chí Công là tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, với các phẩm chất tiêu biểu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, sống có tình nghĩa, hết lòng thương yêu đồng chí, đồng bào. Đồng chí Võ Chí Công đã để lại cho chúng ta hình ảnh về một nhà lãnh đạo đức độ, một nhà hoạt động thực tiễn phong phú, một chiến sĩ cách mạng tài trí kiên cường, suốt đời hy sinh phấn đấu phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước và hình ảnh của đồng chí luôn sống mãi trong trái tim mỗi người Việt Nam yêu nước.
NN