Nói về Chị, trước tiên là nói về một người đã liên tục lao động và cống hiến cho gia đình và đất nước. Chị tham gia hoạt động cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám. Đến năm 2003, sau khi thôi giữ chức Phó Chủ tịch nước, chị cùng nhiều bạn bè, đa số thuộc ngành đối ngoại đã nghỉ hưu xin phép thành lập Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam, một thành viên của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, để nghiên cứu những vấn đề về hòa bình và phát triển ở trong nước cũng như quốc tế. Chị trở thành Chủ tịch của Quỹ. Bên cạnh đó, chị cũng giữ chức vụ Chủ tịch của một số tổ chức xã hội khác như: Chủ tịch Quỹ bảo trợ trẻ em, Chủ tịch danh dự Hội nạn nhân da cam Việt Nam, Chủ tịch Quỹ văn hoá Phan Châu Trinh, Chủ tịch Uỷ ban giải thưởng Kovalevskaia - giải thưởng hàng năm dành cho các nhà khoa học nữ xuất sắc. Ở cương vị nào chị cũng tích cực, làm việc rất thực chất với tinh thần trách nhiệm cao. Là một cán bộ lão thành, Chị luôn được mời tham dự nhiều hoạt động liên quan đến những vấn đề trọng đại của đất nước cũng như nhiều hoạt động xã hội khác. Chị khá bận rộn nên có anh đã nói đùa: vì có “thương hiệu” nên Chị phải bận rộn. Với tính cách của mình, không bao giờ Chị góp ý hay phát biểu một cách hời hợt hoặc từ chối tham dự các hoạt động của các tổ chức mà mình tham gia. Đặc biệt đối với Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam, hầu như các buổi sáng trong tuần Chị đều đến Văn phòng của Quỹ làm việc. Chị say sưa đọc sách, đọc tài liệu, chủ trì các đề tài nghiên cứu, viết báo, viết và trả lời phỏng vấn về các vấn đề an sinh xã hội, phát triển, quốc tế như về hội nhập quốc tế, Biển Đông, vấn đề nông nghiệp, sinh vật biến đổi gien, phong trào hòa bình đoàn kết và nhất là những vấn đề về giáo dục. Chị rất sẵn lòng tiếp các bạn bè quốc tế - những người đã từng gặp chị. Cái tên “Madam Bình” đã rất nổi tiêng trên thế giới từ những năm Chị tham gia đàm phán với Mỹ tại Pari (1968-1972).
Hiện nay Chị đang là Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về “cải cách công tác đào tạo giáo viên phổ thông”. Hơn một năm qua, Chị đã dành rất nhiều công sức cho đề tài, đã đi thăm và làm việc tại rất nhiều trường Sư phạm ở Hà Nội, Thái Nguyên, Nghệ An, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh …, đã gặp rất nhiều nhà khoa học giáo dục trong và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề này. Chị cho rằng để hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước, để có một nền kinh tế tri thức, điều cơ bản nhất là phải có một nguồn nhân lực chất lượng cao, có những con người tài năng, trí tuệ, có sức khỏe và phẩm cách. Muốn có điều đó thì phải đào tạo những học sinh, thanh niên - thế hệ của tương lai đất nước. Mà điều đó phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ giáo viên tài đức. Có thầy tốt sẽ có trò tốt. Không phải chỉ với đề tài này, mà do đã từng là giáo viên, là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, nên đến bây giờ Chị vẫn trăn trở làm sao nước ta có một nền giáo dục tiên tiến “sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong đợi. Chính vì lẽ đó, việc chuẩn bị để viết một cuốn Hồi ký Chị cũng thực hiện rất tỉ mỉ, thực chất, tự tìm tư liệu từ những cuốn sổ công tác, cả những tư liệu từ những bức ảnh trong quá trình hoạt động Chị đã lưu trong gần 70 năm qua... Có thể nói chị như con ong thợ đã lao động liên tục trong suốt gần 70 năm qua với mục đích cống hiến không ngừng cho gia đình, bạn bè và đất nước.
Sau dịp Tết vừa qua, Chị thông báo đã bước đầu viết xong cuốn Hồi ký và cần nhờ một số bạn bè xem lại để điều chỉnh các địa danh và thời điểm cũng như chú thích các bức ảnh. Đó là một tin vui vì chúng tôi lúc đầu lo cho sức khỏe của Chị nhưng nay công việc đã bước đầu hoàn thành và thấy chị vẫn vui, khỏe. Tôi nhận bản thảo đã đuợc Chị sửa lần cuối và đưa in. Thật cảm động vì ngay từ trang đầu cuốn sách in hàng trăm bức ảnh của chị chụp với người thân trong gia đình, với bạn bè Việt Nam và quốc tế. Những bức ảnh xếp thứ tự theo năm tháng đã là cuốn tiểu sử của Chị - tiểu sử của một trong những phụ nữ Việt Nam tiêu biểu của Thế kỷ 20, một trong số không nhiều các chính khách nữ Việt Nam đương đại. Tôi đã đọc một mạch 300 trang sách. Bởi lời văn dung dị, dễ hiểu như chính con người Chị nên đọc xong một trang, hai trang, lại muốn đọc tiếp, đọc tiếp…đến trang cuối cùng. Điều quý nhất là cuốn Hồi ký do chính Chị viết, chính Chị suy nghĩ và nhớ lại cuộc đời mình để viết. Ngay cái tên cuốn sách cũng nói lên tất cả sự dung dị của Chị: “Gia đình bạn bè và đất nước” vừa rất rành rẽ, riêng biệt nhưng lại quyện vào nhau tạo nên một nét riêng rất Nguyễn Thị Bình - đó là bổn phận và trách nhiệm, là sự dung dị nhân hậu, là bản lĩnh kiên cường, ý chí và niềm tin vào con người, là trí tuệ và niềm tin vào tương lai đất nước và lý tưởng mà minh theo đuổi .
Trong cuốn Hồi ký Chị đã dành nhiều trang rất cảm động viết về Bác Hồ, về các đồng chí Lãnh đạo đã rèn luyện, đào tạo Chị trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong công tác ngoại giao. Chị cũng dành nhiều trang viết về bạn bè Việt Nam, bạn bè quốc tế, những người đã từng cộng tác với Chị. Có thể nói Chị là một trong những người Việt Nam có nhiều bạn bè quốc tế nhất, từ các chính khách của các nước không liên kết, các nước đang phát triển với những nguyên thủ quốc gia của họ như: Bu-mi-điêng, Buflika Tổng thống Angiêri, Sukarno, Tổng thống Inđonêsia, Thủ tưởng Ấn Độ Indira Gandhi, Tổng thống Bangladesh Sheikh Mujibur Rahman, Phi-đen và các lãnh tụ của các Đảng Cộng sản… đến các bạn bè trong phong trào hòa bình và đoàn kết. Mấy chục năm vừa qua, Chị luôn được Tổ chức Đoàn kết Nhân dân Á-Phi bầu là Phó Chủ tịch Tổ chức này. Mặc dầu do tuổi cao không tham dự được các sự kiện nhưng ở bất kỳ hoạt động nào, các bạn bè đều hỏi thăm sức khỏe của Madame Bình, và rất vui khi biết chị vẫn khỏe và vẫn làm việc. Cái tên Madame Bình đã trở thành biểu tượng của phong trào đoàn kết quốc tế vì hòa bình tự do công lý. Bà Ma-đơ-len Rip-phô, một nữ du kích Pháp thời kỳ chống chiến tranh phát-xít trong Chiến tranh Thế giới lần hai, người cùng thế hệ với Chị đã xúc động, đã khóc khi nhận chiếc áo len do Chị tặng năm 2010 giữa những ngày đông giá rét của Paris. Bà đã nói với cán bộ ta: “Hơi ấm từ chiếc áo len của Madame Bình là hơi ấm từ Việt Nam, hơi ấm đó làm cho tôi thêm nghị lực để tiếp tục sống”. Năm 2006, Chị đã gặp một phụ nữ Hy Lạp trong chuyến thăm nước này. Người phụ nữ đó nói rằng năm 1969 bà đã tham gia biểu tình ủng hộ Việt Nam chống chiến tranh và bị cảnh sát bắt giam. Trong nhà giam, đọc báo thấy hình ảnh Madame Bình đĩnh đạc, hiên ngang đứng trả lời phỏng vấn các nhà báo tại Paris, bà rất cảm động và tự hào vì đó không phải chỉ là người phụ nữ của Việt Nam mà còn là biểu tượng của phụ nữ toàn thế giới đấu tranh cho độc lập tự do và quyền bình đẳng. Bà thêm tin tưởng vào những gì mình đang làm và lý tưởng mình theo đuổi. Bà đã cất giữ tờ báo đó như là một kỷ vật cuộc đời…
Cứ như vậy, từng câu chuyện xúc động về cuộc đời Chị lần lượt hiện ra trước mắt tôi theo từng trang sách. Tôi đọc, ngẫm nghĩ và càng thấy cảm phục Chị nhiều hơn. Gấp cuốn Hồi ký lại tôi vẫn còn xúc động khi nhớ lại những hình ảnh Chị trong những lần trả lời phỏng vấn đĩnh đạc, hiên ngang trước kẻ thù nhưng dung dị, dễ mến, trí tuệ, sắc sảo, kiên định, đầy tình người và đầy sức thuyết phục. Phải chăng đó là điểm nhấn lớn nhất, điểm rất riêng trong phong cách ngoại giao Nguyễn Thị Bình!
Nguyễn Văn Huỳnh (Ủy viên Thường vụ Qũy HBPTVN)
Hiện nay Chị đang là Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về “cải cách công tác đào tạo giáo viên phổ thông”. Hơn một năm qua, Chị đã dành rất nhiều công sức cho đề tài, đã đi thăm và làm việc tại rất nhiều trường Sư phạm ở Hà Nội, Thái Nguyên, Nghệ An, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh …, đã gặp rất nhiều nhà khoa học giáo dục trong và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề này. Chị cho rằng để hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước, để có một nền kinh tế tri thức, điều cơ bản nhất là phải có một nguồn nhân lực chất lượng cao, có những con người tài năng, trí tuệ, có sức khỏe và phẩm cách. Muốn có điều đó thì phải đào tạo những học sinh, thanh niên - thế hệ của tương lai đất nước. Mà điều đó phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ giáo viên tài đức. Có thầy tốt sẽ có trò tốt. Không phải chỉ với đề tài này, mà do đã từng là giáo viên, là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, nên đến bây giờ Chị vẫn trăn trở làm sao nước ta có một nền giáo dục tiên tiến “sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong đợi. Chính vì lẽ đó, việc chuẩn bị để viết một cuốn Hồi ký Chị cũng thực hiện rất tỉ mỉ, thực chất, tự tìm tư liệu từ những cuốn sổ công tác, cả những tư liệu từ những bức ảnh trong quá trình hoạt động Chị đã lưu trong gần 70 năm qua... Có thể nói chị như con ong thợ đã lao động liên tục trong suốt gần 70 năm qua với mục đích cống hiến không ngừng cho gia đình, bạn bè và đất nước.
Sau dịp Tết vừa qua, Chị thông báo đã bước đầu viết xong cuốn Hồi ký và cần nhờ một số bạn bè xem lại để điều chỉnh các địa danh và thời điểm cũng như chú thích các bức ảnh. Đó là một tin vui vì chúng tôi lúc đầu lo cho sức khỏe của Chị nhưng nay công việc đã bước đầu hoàn thành và thấy chị vẫn vui, khỏe. Tôi nhận bản thảo đã đuợc Chị sửa lần cuối và đưa in. Thật cảm động vì ngay từ trang đầu cuốn sách in hàng trăm bức ảnh của chị chụp với người thân trong gia đình, với bạn bè Việt Nam và quốc tế. Những bức ảnh xếp thứ tự theo năm tháng đã là cuốn tiểu sử của Chị - tiểu sử của một trong những phụ nữ Việt Nam tiêu biểu của Thế kỷ 20, một trong số không nhiều các chính khách nữ Việt Nam đương đại. Tôi đã đọc một mạch 300 trang sách. Bởi lời văn dung dị, dễ hiểu như chính con người Chị nên đọc xong một trang, hai trang, lại muốn đọc tiếp, đọc tiếp…đến trang cuối cùng. Điều quý nhất là cuốn Hồi ký do chính Chị viết, chính Chị suy nghĩ và nhớ lại cuộc đời mình để viết. Ngay cái tên cuốn sách cũng nói lên tất cả sự dung dị của Chị: “Gia đình bạn bè và đất nước” vừa rất rành rẽ, riêng biệt nhưng lại quyện vào nhau tạo nên một nét riêng rất Nguyễn Thị Bình - đó là bổn phận và trách nhiệm, là sự dung dị nhân hậu, là bản lĩnh kiên cường, ý chí và niềm tin vào con người, là trí tuệ và niềm tin vào tương lai đất nước và lý tưởng mà minh theo đuổi .
Trong cuốn Hồi ký Chị đã dành nhiều trang rất cảm động viết về Bác Hồ, về các đồng chí Lãnh đạo đã rèn luyện, đào tạo Chị trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong công tác ngoại giao. Chị cũng dành nhiều trang viết về bạn bè Việt Nam, bạn bè quốc tế, những người đã từng cộng tác với Chị. Có thể nói Chị là một trong những người Việt Nam có nhiều bạn bè quốc tế nhất, từ các chính khách của các nước không liên kết, các nước đang phát triển với những nguyên thủ quốc gia của họ như: Bu-mi-điêng, Buflika Tổng thống Angiêri, Sukarno, Tổng thống Inđonêsia, Thủ tưởng Ấn Độ Indira Gandhi, Tổng thống Bangladesh Sheikh Mujibur Rahman, Phi-đen và các lãnh tụ của các Đảng Cộng sản… đến các bạn bè trong phong trào hòa bình và đoàn kết. Mấy chục năm vừa qua, Chị luôn được Tổ chức Đoàn kết Nhân dân Á-Phi bầu là Phó Chủ tịch Tổ chức này. Mặc dầu do tuổi cao không tham dự được các sự kiện nhưng ở bất kỳ hoạt động nào, các bạn bè đều hỏi thăm sức khỏe của Madame Bình, và rất vui khi biết chị vẫn khỏe và vẫn làm việc. Cái tên Madame Bình đã trở thành biểu tượng của phong trào đoàn kết quốc tế vì hòa bình tự do công lý. Bà Ma-đơ-len Rip-phô, một nữ du kích Pháp thời kỳ chống chiến tranh phát-xít trong Chiến tranh Thế giới lần hai, người cùng thế hệ với Chị đã xúc động, đã khóc khi nhận chiếc áo len do Chị tặng năm 2010 giữa những ngày đông giá rét của Paris. Bà đã nói với cán bộ ta: “Hơi ấm từ chiếc áo len của Madame Bình là hơi ấm từ Việt Nam, hơi ấm đó làm cho tôi thêm nghị lực để tiếp tục sống”. Năm 2006, Chị đã gặp một phụ nữ Hy Lạp trong chuyến thăm nước này. Người phụ nữ đó nói rằng năm 1969 bà đã tham gia biểu tình ủng hộ Việt Nam chống chiến tranh và bị cảnh sát bắt giam. Trong nhà giam, đọc báo thấy hình ảnh Madame Bình đĩnh đạc, hiên ngang đứng trả lời phỏng vấn các nhà báo tại Paris, bà rất cảm động và tự hào vì đó không phải chỉ là người phụ nữ của Việt Nam mà còn là biểu tượng của phụ nữ toàn thế giới đấu tranh cho độc lập tự do và quyền bình đẳng. Bà thêm tin tưởng vào những gì mình đang làm và lý tưởng mình theo đuổi. Bà đã cất giữ tờ báo đó như là một kỷ vật cuộc đời…
Cứ như vậy, từng câu chuyện xúc động về cuộc đời Chị lần lượt hiện ra trước mắt tôi theo từng trang sách. Tôi đọc, ngẫm nghĩ và càng thấy cảm phục Chị nhiều hơn. Gấp cuốn Hồi ký lại tôi vẫn còn xúc động khi nhớ lại những hình ảnh Chị trong những lần trả lời phỏng vấn đĩnh đạc, hiên ngang trước kẻ thù nhưng dung dị, dễ mến, trí tuệ, sắc sảo, kiên định, đầy tình người và đầy sức thuyết phục. Phải chăng đó là điểm nhấn lớn nhất, điểm rất riêng trong phong cách ngoại giao Nguyễn Thị Bình!
Nguyễn Văn Huỳnh (Ủy viên Thường vụ Qũy HBPTVN)