Trước những vận động phức tạp của tình hình trong nước và quốc tế là người hoạch định và quyết định chiến lược trong cách mạng giải phóng dân tộc, đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức thực thi đường lối ấy, đồng chí Nguyễn Văn Cừ luôn khẳng định bản lĩnh chính trị kiên định và trí tuệ khoa học sáng tạo của người lãnh đạo cao nhất của Đảng.
Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ - Một tấm gương tiêu biểu về tinh thần tự học tập, rèn luyện và trưởng thành qua thực tiễn đấu tranh cách mạng.
Mang trong mình dòng máu yêu nước, văn hóa truyền thống của gia đình, được nuôi dưỡng trong môi trường trí thức, đồng chí Nguyễn Văn Cừ tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm. Năm 15 tuổi, với nhiệt huyết của tuổi trẻ, thông qua phong trào đấu tranh yêu nước, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã bắt gặp và giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lênin. Thực hiện chủ trương “vô sản hóa” của Hội Việt Nam Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở vùng mỏ Đông Bắc (1928-1930) đồng chí đã hòa mình vào cuộc sống của người lao động, sớm nhận thức về khả năng cách mạng to lớn của giai cấp công nhân Việt Nam. Với tinh thần quyết tâm cách mạng, đồng chí đã tổ chức nhiều cuộc mít tinh kêu gọi công nhân lao động mỏ đứng lên làm cách mạng để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp.
Năn 1930, đồng chí thành lập chi bộ cộng sản Việt Nam ở mở Mạo Khê- chi bộ đầu tiên của Đảng ta ở Quảng Ninh. Sau đó, tháng 4/1930, dưới sự chỉ đạo của đồng chí, các chi bộ đảng ở Uông Bí, Vành Danh, Hòn Gai, Cẩm Phả, Cửa Ông lần lượt ra đời. Từ một học sinh tiểu tư sản, hòa mình gắn bó với đời sống gian khổ của thợ mỏ, kết hợp với việc tích cực rèn luyện và học tập lý luận cách mạng, sau hơn 2 năm hoạt động, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã trở thành một trong những người đầu tiên xây dựng các chi bộ Đảng và Đặc khu ủy Đảng ở vùng mỏ, một cán bộ lãnh đạo chủ chốt của phong trào công nhân vùng than Đông Bắc.
Khi bị địch bắt, giam cầm, tra tấn tại nhà tù Côn Đảo (tử 1931-1936), đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã cùng với các đồng chí cán bộ trung kiên của Đảng biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng. Thông qua việc trao đổi trực tiếp với các bạn tù, kết hợp với thực tiễn hoạt động cách mạng phong phú của mình, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã nhận thức và hiểu sâu sắc nhiều vấn đề lý luận của Lý luận Mác – Lênin và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Như vậy, dưới chế độ khắc nghiệt của thực dân Pháp, các đồng chí của ta đã biến nhà tù đế quốc thành “Trường học Cộng sản”. Trong ngục tối, các đồng chí cộng sản đã cùng nhau trau dồi chủ nghĩa Mác – Lênin, thắp sáng niềm tin vào tiền đồ thắng lợi của cách mạng.
Đồng chí Nguyễn Văn Cừ là người chỉ đạo thay đổi chiến lược cách mạng, tạo ra bước ngoặt quan trọng của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1938-1942.
Năm 1936, sau khi được thả tự do, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã trở về Hà Nội tiếp tục hoạt động khôi phục cơ sở và phát triển phong trào cách mạng. Tháng 7/1937, đồng chí tham gia thành lập Xứ ủy Bắc kỳ mở đầu cho thời kỳ khôi phục các cơ sở Đảng ở Bắc kỳ và Trung Kỳ, đồng thời đưa ra thời kỳ đấu tranh của quần chúng đòi dân sinh, dân chủ và đưa Đảng ra hoạt động công khai.
Năm 1938, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ V, đồng chí Nguyễn Văn Cừ được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. Trên cương vị làm Tổng Bí thư của Đảng, đồng chí đã lãnh chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước phát triển mạnh mẽ.
Tháng 11 năm 1939, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng lần VI. Trước nguy cơ chiến tranh thế giới lần thứ hai, đồng chí đã có những ý kiến chỉ đạo rất sắc sảo rằng chiến tranh thế giới xảy ra thì đế quốc sẽ nhảy vào phát xít hóa bộ máy thống trị Đông Dương, phải mau lẹ đưa các cơ sở Đảng của ta vào hoạt động bí mật và đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Hội nghị đã đưa ra Nghị quyết nhấn mạnh: “Giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Đông Dương, tạm gác khẩu hiệu ruộng đất, đồng thời thành lập Mặt trận dân tộc phản đế thay cho Mặt trận dân chủ”. Những quyết định đúng đắn kịp thời trên của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VI đã có vai trò quan trọng to lớn cho cách mạng nước ta trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc (1939-1945).
Trải qua những biến cố lịch sử, chúng ta càng khâm phục quyết định chuyển hướng chiến lược và thay đổi phương pháp cách mạng trong tình hình mới của Đảng ta tại Hội nghị Trung ương 6 (11/1939) là hết sức sáng suốt, thể hiện tư duy chính trị nhạy bén, năng lực sáng tạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng mà đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ. Tính kịp thời và đúng đắn về chủ trương chuyển hướng chiến lược của Hội nghị Trung ương 6, đã được Ban Thường vụ Trung ương khẳng định và đánh giá cao tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 (11/1940) và Hội nghị Trung ương 8 (5/1941). Nhờ có sự chỉ đạo kịp thời của Đảng phong trào cách mạng Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ theo chiều hướng mới, lực lượng cách mạng cũng tránh được tổn thất lớn khi kẻ địch trở mặt đàn áp. Giữa lúc phong trào vận động giải phóng dân tộc mới bắt đầu tiến triển thì đầu năm 1940, đồng chí Nguyễn Văn Cừ và một số đồng chí lãnh đạo cao cấp khác của Đảng đã bị bắt. Tuy nhiên, những nhận định và quyết định sáng suốt, kịp thời, những chủ trương nhạy bén và sáng tạo do Hội nghị Trung ương 5, 6 vạch ra dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ vẫn được Đảng và nhân dân ta thực hiện một cách sáng tạo, góp phần đưa đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám lịch sử.
Sự đóng góp có giá trị của Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ vào kho tàng lý luận của Đảng.
Trên cương vị Tổng Bí thư của Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Cừ luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác xây dựng Đảng. Đồng chí quan niệm, xây dựng Đảng là phải trên những nguyên tắc đảng kiểu mới, phải thực sự trở thành một đảng chiến đấu cách mạng, rèn luyện trong lò đúc của Chủ nghĩa Mác-Lên nin.
Trên phương diện đấu tranh củng cố nội bộ, tháng 6/l939, với bút danh Trí Cường, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đã viết và cho in cuốn Tự chỉ trích. Đây là một đóng góp quan trọng của đồng chí Nguyễn Văn Cừ vào công tác xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Lần đầu tiên trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, một đồng chí lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng đã viết công khai: Những người cộng sản có bổn phận nói sự thật cho quần chúng, dẫn đường cho quần chúng chớ không phải theo đuôi hay phỉnh phờ họ. Và dù có sai lầm, có thất bại thì phải có can đảm mở to mắt ra nhìn sự thật. Phê phán những khuynh hướng sai lầm thiên tả, hoặc thiên hữu của một số cán bộ, đảng viên. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ yêu cầu Đảng phải công khai, mạnh dạn, thành thực vạch những lỗi lầm của mình và tìm phương châm sửa đổi, chống những xu hướng hoạt đầu, thỏa hiệp, như thế không phải làm yếu Đảng mà làm cho Đảng được thống nhất mạnh mẽ.
Trong sinh hoạt Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Cừ nhấn mạnh: “Mỗi đảng đề cao nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong Đảng, theo đồng chí Nguyễn Văn Cừ: phê bình Đảng là để thống nhất tư tưởng, để rèn luyện mình, để đề cao uy tín và ảnh hưởng của Đảng nhằm làm cho Đảng ngày càng mạnh và cách mạng ngày càng phát triển. Muốn vậy trong phê bình phải nắm vững mục đích xây dựng Đảng, xây dựng đồng chí mình, không được đả kích hoặc cường điệu những sai lầm khuyết điểm của đồng chí mình.
Đồng chí đã nhấn mạnh rằng, muốn nói gì thì nói, mỗi một đảng viên cần phải đinh ninh nguyên tắc đối với uy tín của Đảng, thì danh dự cá nhân mình không có nghĩa lý gì, hay nói đúng ra không có nữa, vì một người đảng viên cộng sản chỉ biết lấy uy tín, lấy danh dự chung của toàn Đảng làm danh dự của mình thôi.
Tác phẩm Tự chỉ trích ra đời cách đây hơn bảy mươi năm đã khái quát được những vấn đề tư tưởng lý luận hết sức sâu sắc mang tính thời đại cho đến nay vẫn còn giá trị thời sự. Tác phẩm Tự chỉ trích đã thể hiện sự minh triết trong tư duy chính trị của một nhà lãnh đạo giàu kinh nghiệm, tài năng xuất sắc, đồng thời thể hiện chất trí tuệ sáng ngời của Đảng ta trong việc làm giàu thêm kho tàng lý luận học thuyết Mác - Lênin.
Đồng chí Nguyễn Văn Cừ có năng lực tư duy lý luận sáng tạo, nắm bắt thực tiễn nhanh nhạy, khả năng thuyết phục, cảm hoá mạnh mẽ, nêu tấm gương sáng về tinh thần tự phê bình trong Đảng. Với kẻ thù và những phần tử phản động, phần tử Trốxkít mưu toan chia rẽ, phá hoại Đảng, đồng chí kiên quyết đấu tranh bác bỏ, không khoan nhượng. Với những sai lầm, thiếu sót của cán bộ, đảng viên, đồng chí Nguyễn Văn Cừ luôn nhỏ nhẹ, chân thành, trao đổi thường xuyên, có lý, có tình góp phần quan trọng vào việc củng cố sự đoàn kết trong Đảng, chống suy thoái, biến chất về tư tưởng chính trị trong cán bộ, đảng viên, góp phần đưa sự nghiệp cách mạng Việt Nam tiến lên.
Đồng chí Nguyễn Văn Cừ là một chiến sĩ trung kiên của Đảng, cuộc đời hoạt động cách mạng tuy không dài nhưng đồng chí đã để lại nhiều bài học vô cùng quý báu cho toàn Đảng ta. Việc tự phê bình và phê bình theo tinh thần “Tự chỉ trích” đang được Đảng ta vận dụng trong tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 để củng cố và phát triển sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã đi vào lịch sử dân tộc là một nhà lãnh đạo tài năng, nhà lý luận xuất sắc của Đảng và mãi mãi là ngôi sao sáng trên bầu trời cách mạng Việt Nam cho mỗi chúng ta học tập.
NN
Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ - Một tấm gương tiêu biểu về tinh thần tự học tập, rèn luyện và trưởng thành qua thực tiễn đấu tranh cách mạng.
Mang trong mình dòng máu yêu nước, văn hóa truyền thống của gia đình, được nuôi dưỡng trong môi trường trí thức, đồng chí Nguyễn Văn Cừ tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm. Năm 15 tuổi, với nhiệt huyết của tuổi trẻ, thông qua phong trào đấu tranh yêu nước, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã bắt gặp và giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lênin. Thực hiện chủ trương “vô sản hóa” của Hội Việt Nam Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở vùng mỏ Đông Bắc (1928-1930) đồng chí đã hòa mình vào cuộc sống của người lao động, sớm nhận thức về khả năng cách mạng to lớn của giai cấp công nhân Việt Nam. Với tinh thần quyết tâm cách mạng, đồng chí đã tổ chức nhiều cuộc mít tinh kêu gọi công nhân lao động mỏ đứng lên làm cách mạng để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp.
Năn 1930, đồng chí thành lập chi bộ cộng sản Việt Nam ở mở Mạo Khê- chi bộ đầu tiên của Đảng ta ở Quảng Ninh. Sau đó, tháng 4/1930, dưới sự chỉ đạo của đồng chí, các chi bộ đảng ở Uông Bí, Vành Danh, Hòn Gai, Cẩm Phả, Cửa Ông lần lượt ra đời. Từ một học sinh tiểu tư sản, hòa mình gắn bó với đời sống gian khổ của thợ mỏ, kết hợp với việc tích cực rèn luyện và học tập lý luận cách mạng, sau hơn 2 năm hoạt động, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã trở thành một trong những người đầu tiên xây dựng các chi bộ Đảng và Đặc khu ủy Đảng ở vùng mỏ, một cán bộ lãnh đạo chủ chốt của phong trào công nhân vùng than Đông Bắc.
Khi bị địch bắt, giam cầm, tra tấn tại nhà tù Côn Đảo (tử 1931-1936), đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã cùng với các đồng chí cán bộ trung kiên của Đảng biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng. Thông qua việc trao đổi trực tiếp với các bạn tù, kết hợp với thực tiễn hoạt động cách mạng phong phú của mình, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã nhận thức và hiểu sâu sắc nhiều vấn đề lý luận của Lý luận Mác – Lênin và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Như vậy, dưới chế độ khắc nghiệt của thực dân Pháp, các đồng chí của ta đã biến nhà tù đế quốc thành “Trường học Cộng sản”. Trong ngục tối, các đồng chí cộng sản đã cùng nhau trau dồi chủ nghĩa Mác – Lênin, thắp sáng niềm tin vào tiền đồ thắng lợi của cách mạng.
Đồng chí Nguyễn Văn Cừ là người chỉ đạo thay đổi chiến lược cách mạng, tạo ra bước ngoặt quan trọng của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1938-1942.
Năm 1936, sau khi được thả tự do, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã trở về Hà Nội tiếp tục hoạt động khôi phục cơ sở và phát triển phong trào cách mạng. Tháng 7/1937, đồng chí tham gia thành lập Xứ ủy Bắc kỳ mở đầu cho thời kỳ khôi phục các cơ sở Đảng ở Bắc kỳ và Trung Kỳ, đồng thời đưa ra thời kỳ đấu tranh của quần chúng đòi dân sinh, dân chủ và đưa Đảng ra hoạt động công khai.
Năm 1938, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ V, đồng chí Nguyễn Văn Cừ được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. Trên cương vị làm Tổng Bí thư của Đảng, đồng chí đã lãnh chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước phát triển mạnh mẽ.
Tháng 11 năm 1939, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng lần VI. Trước nguy cơ chiến tranh thế giới lần thứ hai, đồng chí đã có những ý kiến chỉ đạo rất sắc sảo rằng chiến tranh thế giới xảy ra thì đế quốc sẽ nhảy vào phát xít hóa bộ máy thống trị Đông Dương, phải mau lẹ đưa các cơ sở Đảng của ta vào hoạt động bí mật và đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Hội nghị đã đưa ra Nghị quyết nhấn mạnh: “Giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Đông Dương, tạm gác khẩu hiệu ruộng đất, đồng thời thành lập Mặt trận dân tộc phản đế thay cho Mặt trận dân chủ”. Những quyết định đúng đắn kịp thời trên của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VI đã có vai trò quan trọng to lớn cho cách mạng nước ta trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc (1939-1945).
Trải qua những biến cố lịch sử, chúng ta càng khâm phục quyết định chuyển hướng chiến lược và thay đổi phương pháp cách mạng trong tình hình mới của Đảng ta tại Hội nghị Trung ương 6 (11/1939) là hết sức sáng suốt, thể hiện tư duy chính trị nhạy bén, năng lực sáng tạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng mà đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ. Tính kịp thời và đúng đắn về chủ trương chuyển hướng chiến lược của Hội nghị Trung ương 6, đã được Ban Thường vụ Trung ương khẳng định và đánh giá cao tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 (11/1940) và Hội nghị Trung ương 8 (5/1941). Nhờ có sự chỉ đạo kịp thời của Đảng phong trào cách mạng Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ theo chiều hướng mới, lực lượng cách mạng cũng tránh được tổn thất lớn khi kẻ địch trở mặt đàn áp. Giữa lúc phong trào vận động giải phóng dân tộc mới bắt đầu tiến triển thì đầu năm 1940, đồng chí Nguyễn Văn Cừ và một số đồng chí lãnh đạo cao cấp khác của Đảng đã bị bắt. Tuy nhiên, những nhận định và quyết định sáng suốt, kịp thời, những chủ trương nhạy bén và sáng tạo do Hội nghị Trung ương 5, 6 vạch ra dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ vẫn được Đảng và nhân dân ta thực hiện một cách sáng tạo, góp phần đưa đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám lịch sử.
Sự đóng góp có giá trị của Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ vào kho tàng lý luận của Đảng.
Trên cương vị Tổng Bí thư của Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Cừ luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác xây dựng Đảng. Đồng chí quan niệm, xây dựng Đảng là phải trên những nguyên tắc đảng kiểu mới, phải thực sự trở thành một đảng chiến đấu cách mạng, rèn luyện trong lò đúc của Chủ nghĩa Mác-Lên nin.
Trên phương diện đấu tranh củng cố nội bộ, tháng 6/l939, với bút danh Trí Cường, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đã viết và cho in cuốn Tự chỉ trích. Đây là một đóng góp quan trọng của đồng chí Nguyễn Văn Cừ vào công tác xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Lần đầu tiên trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, một đồng chí lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng đã viết công khai: Những người cộng sản có bổn phận nói sự thật cho quần chúng, dẫn đường cho quần chúng chớ không phải theo đuôi hay phỉnh phờ họ. Và dù có sai lầm, có thất bại thì phải có can đảm mở to mắt ra nhìn sự thật. Phê phán những khuynh hướng sai lầm thiên tả, hoặc thiên hữu của một số cán bộ, đảng viên. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ yêu cầu Đảng phải công khai, mạnh dạn, thành thực vạch những lỗi lầm của mình và tìm phương châm sửa đổi, chống những xu hướng hoạt đầu, thỏa hiệp, như thế không phải làm yếu Đảng mà làm cho Đảng được thống nhất mạnh mẽ.
Trong sinh hoạt Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Cừ nhấn mạnh: “Mỗi đảng đề cao nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong Đảng, theo đồng chí Nguyễn Văn Cừ: phê bình Đảng là để thống nhất tư tưởng, để rèn luyện mình, để đề cao uy tín và ảnh hưởng của Đảng nhằm làm cho Đảng ngày càng mạnh và cách mạng ngày càng phát triển. Muốn vậy trong phê bình phải nắm vững mục đích xây dựng Đảng, xây dựng đồng chí mình, không được đả kích hoặc cường điệu những sai lầm khuyết điểm của đồng chí mình.
Đồng chí đã nhấn mạnh rằng, muốn nói gì thì nói, mỗi một đảng viên cần phải đinh ninh nguyên tắc đối với uy tín của Đảng, thì danh dự cá nhân mình không có nghĩa lý gì, hay nói đúng ra không có nữa, vì một người đảng viên cộng sản chỉ biết lấy uy tín, lấy danh dự chung của toàn Đảng làm danh dự của mình thôi.
Tác phẩm Tự chỉ trích ra đời cách đây hơn bảy mươi năm đã khái quát được những vấn đề tư tưởng lý luận hết sức sâu sắc mang tính thời đại cho đến nay vẫn còn giá trị thời sự. Tác phẩm Tự chỉ trích đã thể hiện sự minh triết trong tư duy chính trị của một nhà lãnh đạo giàu kinh nghiệm, tài năng xuất sắc, đồng thời thể hiện chất trí tuệ sáng ngời của Đảng ta trong việc làm giàu thêm kho tàng lý luận học thuyết Mác - Lênin.
Đồng chí Nguyễn Văn Cừ có năng lực tư duy lý luận sáng tạo, nắm bắt thực tiễn nhanh nhạy, khả năng thuyết phục, cảm hoá mạnh mẽ, nêu tấm gương sáng về tinh thần tự phê bình trong Đảng. Với kẻ thù và những phần tử phản động, phần tử Trốxkít mưu toan chia rẽ, phá hoại Đảng, đồng chí kiên quyết đấu tranh bác bỏ, không khoan nhượng. Với những sai lầm, thiếu sót của cán bộ, đảng viên, đồng chí Nguyễn Văn Cừ luôn nhỏ nhẹ, chân thành, trao đổi thường xuyên, có lý, có tình góp phần quan trọng vào việc củng cố sự đoàn kết trong Đảng, chống suy thoái, biến chất về tư tưởng chính trị trong cán bộ, đảng viên, góp phần đưa sự nghiệp cách mạng Việt Nam tiến lên.
Đồng chí Nguyễn Văn Cừ là một chiến sĩ trung kiên của Đảng, cuộc đời hoạt động cách mạng tuy không dài nhưng đồng chí đã để lại nhiều bài học vô cùng quý báu cho toàn Đảng ta. Việc tự phê bình và phê bình theo tinh thần “Tự chỉ trích” đang được Đảng ta vận dụng trong tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 để củng cố và phát triển sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã đi vào lịch sử dân tộc là một nhà lãnh đạo tài năng, nhà lý luận xuất sắc của Đảng và mãi mãi là ngôi sao sáng trên bầu trời cách mạng Việt Nam cho mỗi chúng ta học tập.
NN