Gặp lại người chiến hữu thân thiết năm xưa tại Liên hoan, những kỷ niệm thời chiến tranh năm xưa bỗng ùa về khiến ông không khỏi bồi hồi...
Sau chiến tranh, năm 1983 tôi trở về Việt Nam, công tác tại viện Lịch Sử quân sự. Theo chính sách của hai nước, hàng năm nhiều đoàn cán bộ cùng quân tinh nguyện và chuyên gia quân sự của Việt Nam từng tham gia chiến đấu và công tác tại Lào được chính phủ bạn mời sang thăm. Mỗi lần được trở về chiến trường xưa, trong tôi đều mang nhiều niềm xúc động, và mong muốn gặp lại những bạn bè, đồng đội cùng chung một chiến hào chống Mỹ gian khổ ác liệt. Và có một người tôi luôn mong gặp lại, đó là đồng chí Khămmừng Xithavông, là đại tá nguyên tỉnh đội trưởng tỉnh Xavanakhét những năm 1965-1970. Khi đó anh là trợ lý cán bộ tổ chức, còn tôi là chuyên gia giúp bạn về giáo dục . Tháng 7 năm 2012, biết tin đồng chí Khămmừng trong đoàn bạn sang thăm Việt Nam, tôi rất mừng. Sau bao lần trở lại chiến trường xưa mong gặp lại người đồng đội thân thiết của tôi không thành thì đên nay tôi lại được đón anh ngay tại thủ đô Hà Nội. Trong buổi gặp mặt hữu nghị đầu tiên, đồng chí Khămmừng và tôi nhanh chóng nhận ra nhau. Chúng tôi ôm nhau thật chặt sau bao năm xa cách. Tuy đã lâu không nói tiếng Lào, nhưng tự nhiên khi gặp lại anh và nhưng đồng chí trong đoàn, tôi như được trở lại những năm tháng chiến đấu xưa và nói tiếng Lào một cách “trôi chảy”. Dù anh Khămmừng cũng nói và nghe được tiếng Việt nhưng không nhiều, nên trong suốt những ngày anh và đoàn ở thăm Việt Nam tôi đều nói với anh bằng ngôn ngữ nước bạn. Đoàn ở Hà Nội chỉ được hai ngày, rồi lại tiếp tục đi Ninh Bình, lên Tuyên Quang thăm nơi ở và làm việc của chủ tịch Suphanuvông và đồng chí Cayxỏn Phômvihản. Suốt thời gian đoàn đi, anh và tôi tranh thủ gặp nhau ôn lại những kỷ niệm sâu sắc thời chiến tranh. Thời đó, trong công tác, chúng tôi thường xuyên gặp nhau và phối hợp nhịp nhàng. Một lần trong trân B52 của Mỹ đánh vào Na Thu, Mường Phìn, tình huống khi đó vô cùng cấp bách, phải phân tán kho gạo ngay. Đồng chí Khămmừng thì huy động bộ đội quân dân bạn. Tôi thì sử dụng anh em là cán bộ tập trung về học tập bồi dưỡng. Tất cả nhanh chóng vận chuyển xen giữa các trận đánh của địch, không biết mệt mỏi không sợ hy sinh, ngay lập tức giải phóng kịp thời hàng trăm tấn hàng trong kho chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn. Nhiều kỷ niệm giữa tôi và đồng chí Khămmừng cả trong chiến đấu và sinh hoạt đến nay chưa ai dễ quên. Anh Khămmừng luôn hỏi tôi về những cán bộ đã từng chỉ huy về Nam Lào. Anh mong muốn được gặp lại đồng đội xưa nhưng tất cả những người mà anh mong muốn được gặt nay đều đã mất. Đến địa danh nơi bác Xuvanuvông đã từng ở và làm việc, chúng tôi cùng đi trên con đường gập gềnh trên núi. Anh Khămmừng nói: “Bác Xuvannuvông là người trong những hoàng tộc nhưng lại chịu khó sống ở đây để chỉ đạo cách mạng là một sự hy sinh không thể tưởng tượng được!”. Chúng tôi càng thấm thía sự hy sinh của Bác Hồ, của Bác Xuvannuvông về sự đấu tranh cho hai dân tộc Việt Lào. Đến xã Mỹ Bằng, nơi đây vẫn giữ những nét nguyên sơ di tích xưa kia và tấm bia ghi lại nơi làm việc của bác Xuvannuvông. Tôi cho anh biết, sau này Hội cựu quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Cách mạng Lào sẽ đề nghị với các cơ quan chức năng và tỉnh Tuyên Quang nâng cấp di tích cho xứng tầm Lịch sử. Nghe tôi nói thế anh vừa mừng, vừa cảm kích. Khi xe về tới Làng Ngòi - nơi làm việc của các lãnh tụ Lào, đồng chí Khămmừng đã rất cảm động khi nơi đây được những người dân chăm chút, trở thành một vùng thanh bình với những rừng cây tươi mát, xung quanh là những đồng lúa chín vàng rực rỡ. Sau chuyến đi dài như thế, mặc dù thời gian rất gấp nhưng anh Khămmừng vẫn đề nghị với tôi một nguyện vọng, đó là nhất thiết anh phải đến nhà thắp hương đồng chí Việt Kỳ - người thanh niên từ Tuyên Quang sang tận đất nước Lào sống chiến đấu như trên đất Việt Nam. Đến nhà anh Việt Kỳ, đứng trước bàn thờ, anh Khămmừng thì thầm thành kính: “Xạ thụ, xạ thụ” ( Tôn kính bề trên ). Rồi anh nói: “Anh Kỳ ơi !Anh là chỉ huy của quân khu Nam Lào. Nhân dân quân khu Nam Lào đều nhớ anh. Với tôi anh là một vị Tướng. Anh đã dìu dắt chúng tôi trưởng thành. Người Lào chúng tôi luôn nhớ Việt Nam. Nhớ anh!”
Chúng tôi cùng thành kính đứng trước bàn thờ của vị chỉ huy năm xưa. Tôi và anh mỗi người một tâm trạng nhưng cùng nhớ và thấm thía về những gắn bó hy sinh của cả thế hệ cho hai dân tộc. Anh Việt Kỳ, anh Trần Quyết Thắng, anh Nguyễn Giềng… và rất nhiều cán bộ bộ đội tình nguyện Việt Nam đã hy sinh quên mình cho hai dân tộc. Với đất nước Lào các anh còn sống mãi. Tôi và anh Khămmừng và những đồng đội Việt Nam và Lào mãi nhắc về những gắn bó keo sơn đời đời bền vững truyền cho thế hệ mai sau.
Nguyễn Thành
Sau chiến tranh, năm 1983 tôi trở về Việt Nam, công tác tại viện Lịch Sử quân sự. Theo chính sách của hai nước, hàng năm nhiều đoàn cán bộ cùng quân tinh nguyện và chuyên gia quân sự của Việt Nam từng tham gia chiến đấu và công tác tại Lào được chính phủ bạn mời sang thăm. Mỗi lần được trở về chiến trường xưa, trong tôi đều mang nhiều niềm xúc động, và mong muốn gặp lại những bạn bè, đồng đội cùng chung một chiến hào chống Mỹ gian khổ ác liệt. Và có một người tôi luôn mong gặp lại, đó là đồng chí Khămmừng Xithavông, là đại tá nguyên tỉnh đội trưởng tỉnh Xavanakhét những năm 1965-1970. Khi đó anh là trợ lý cán bộ tổ chức, còn tôi là chuyên gia giúp bạn về giáo dục . Tháng 7 năm 2012, biết tin đồng chí Khămmừng trong đoàn bạn sang thăm Việt Nam, tôi rất mừng. Sau bao lần trở lại chiến trường xưa mong gặp lại người đồng đội thân thiết của tôi không thành thì đên nay tôi lại được đón anh ngay tại thủ đô Hà Nội. Trong buổi gặp mặt hữu nghị đầu tiên, đồng chí Khămmừng và tôi nhanh chóng nhận ra nhau. Chúng tôi ôm nhau thật chặt sau bao năm xa cách. Tuy đã lâu không nói tiếng Lào, nhưng tự nhiên khi gặp lại anh và nhưng đồng chí trong đoàn, tôi như được trở lại những năm tháng chiến đấu xưa và nói tiếng Lào một cách “trôi chảy”. Dù anh Khămmừng cũng nói và nghe được tiếng Việt nhưng không nhiều, nên trong suốt những ngày anh và đoàn ở thăm Việt Nam tôi đều nói với anh bằng ngôn ngữ nước bạn. Đoàn ở Hà Nội chỉ được hai ngày, rồi lại tiếp tục đi Ninh Bình, lên Tuyên Quang thăm nơi ở và làm việc của chủ tịch Suphanuvông và đồng chí Cayxỏn Phômvihản. Suốt thời gian đoàn đi, anh và tôi tranh thủ gặp nhau ôn lại những kỷ niệm sâu sắc thời chiến tranh. Thời đó, trong công tác, chúng tôi thường xuyên gặp nhau và phối hợp nhịp nhàng. Một lần trong trân B52 của Mỹ đánh vào Na Thu, Mường Phìn, tình huống khi đó vô cùng cấp bách, phải phân tán kho gạo ngay. Đồng chí Khămmừng thì huy động bộ đội quân dân bạn. Tôi thì sử dụng anh em là cán bộ tập trung về học tập bồi dưỡng. Tất cả nhanh chóng vận chuyển xen giữa các trận đánh của địch, không biết mệt mỏi không sợ hy sinh, ngay lập tức giải phóng kịp thời hàng trăm tấn hàng trong kho chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn. Nhiều kỷ niệm giữa tôi và đồng chí Khămmừng cả trong chiến đấu và sinh hoạt đến nay chưa ai dễ quên. Anh Khămmừng luôn hỏi tôi về những cán bộ đã từng chỉ huy về Nam Lào. Anh mong muốn được gặp lại đồng đội xưa nhưng tất cả những người mà anh mong muốn được gặt nay đều đã mất. Đến địa danh nơi bác Xuvanuvông đã từng ở và làm việc, chúng tôi cùng đi trên con đường gập gềnh trên núi. Anh Khămmừng nói: “Bác Xuvannuvông là người trong những hoàng tộc nhưng lại chịu khó sống ở đây để chỉ đạo cách mạng là một sự hy sinh không thể tưởng tượng được!”. Chúng tôi càng thấm thía sự hy sinh của Bác Hồ, của Bác Xuvannuvông về sự đấu tranh cho hai dân tộc Việt Lào. Đến xã Mỹ Bằng, nơi đây vẫn giữ những nét nguyên sơ di tích xưa kia và tấm bia ghi lại nơi làm việc của bác Xuvannuvông. Tôi cho anh biết, sau này Hội cựu quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Cách mạng Lào sẽ đề nghị với các cơ quan chức năng và tỉnh Tuyên Quang nâng cấp di tích cho xứng tầm Lịch sử. Nghe tôi nói thế anh vừa mừng, vừa cảm kích. Khi xe về tới Làng Ngòi - nơi làm việc của các lãnh tụ Lào, đồng chí Khămmừng đã rất cảm động khi nơi đây được những người dân chăm chút, trở thành một vùng thanh bình với những rừng cây tươi mát, xung quanh là những đồng lúa chín vàng rực rỡ. Sau chuyến đi dài như thế, mặc dù thời gian rất gấp nhưng anh Khămmừng vẫn đề nghị với tôi một nguyện vọng, đó là nhất thiết anh phải đến nhà thắp hương đồng chí Việt Kỳ - người thanh niên từ Tuyên Quang sang tận đất nước Lào sống chiến đấu như trên đất Việt Nam. Đến nhà anh Việt Kỳ, đứng trước bàn thờ, anh Khămmừng thì thầm thành kính: “Xạ thụ, xạ thụ” ( Tôn kính bề trên ). Rồi anh nói: “Anh Kỳ ơi !Anh là chỉ huy của quân khu Nam Lào. Nhân dân quân khu Nam Lào đều nhớ anh. Với tôi anh là một vị Tướng. Anh đã dìu dắt chúng tôi trưởng thành. Người Lào chúng tôi luôn nhớ Việt Nam. Nhớ anh!”
Chúng tôi cùng thành kính đứng trước bàn thờ của vị chỉ huy năm xưa. Tôi và anh mỗi người một tâm trạng nhưng cùng nhớ và thấm thía về những gắn bó hy sinh của cả thế hệ cho hai dân tộc. Anh Việt Kỳ, anh Trần Quyết Thắng, anh Nguyễn Giềng… và rất nhiều cán bộ bộ đội tình nguyện Việt Nam đã hy sinh quên mình cho hai dân tộc. Với đất nước Lào các anh còn sống mãi. Tôi và anh Khămmừng và những đồng đội Việt Nam và Lào mãi nhắc về những gắn bó keo sơn đời đời bền vững truyền cho thế hệ mai sau.
Nguyễn Thành