Bà nói:
Hoạt động ĐNND là vận động bạn bè các nước ủng hộ nhân dân VN trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như phấn đấu cho một thế giới hòa bình, tiến bộ và phát triển. Làm ĐNND chúng ta có thể dựa trên một nguyên lý nền tảng là nhân dân ở bất cứ quốc gia nào cũng mong muốn được sống trong hòa bình, no ấm, hạnh phúc và có quan hệ hữu nghị với nhau. Vì vậy, dù ở quốc gia, dân tộc nào thì nhân dân cũng luôn có xu hướng vì quyền lợi chính đáng của cộng đồng, luôn đứng về lẽ phải, chính nghĩa. Còn các chính quyền tư bản thường vì lợi ích giai cấp, các tập đoàn mà họ đại diện. Điều đó khiến cho đường lối chủ trương của các chính quyền đó thường khác, thậm chí ngược lại ý nguyện của nhân dân. Vì vậy việc tranh thủ nhân dân là rất quan trọng. Kể cả trong trường hợp chính quyền quốc gia nào đó có chính sách, chủ trương không phù hợp hay đối nghịch với chúng ta, nhưng chúng ta tranh thủ được nhân dân nước đó, thì lực lượng quần chúng ấy có thể tác động, buộc chính quyền họ phải thay đổi chính sách.
Bằng chứng là phong trào nhân dân thế giới ủng hộ ta trong các cuộc kháng chiến cứu nước. Đặc biệt là trong kháng chiến chống Mỹ. Người ta nói chưa có một phong trào quốc tế nào rộng lớn như phong trào đoàn kết với Việt Nam. Điển hình là các làn sóng phản chiến ở Mỹ rất mạnh mẽ. Cùng với những thắng lợi của ta trên mặt trận, thì sự đấu tranh của nhân dân Mỹ, nhân dân quốc tế đã khiến Mỹ phải rút quân khỏi Việt Nam. Như vậy có thể hiểu là nhân dân ở bất cứ đâu cũng đứng về lẽ phải. Ta có lẽ phải là có sự ủng hộ của nhân dân khắp nơi trên thế giới.
Bà đánh giá gì về tình cảm của nhân dân thế giới dành cho Việt Nam trước đây cũng như hôm nay?
Theo tôi, chưa có một dân tộc nào được nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới yêu mến như Việt Nam. Được ngưỡng mộ và yêu mến vì chúng ta đã sống, chiến đấu, chấp nhận gian khổ và sẵn sàng hi sinh cho chính nghĩa, cho lý tưởng hòa bình độc lập tự do. Lúc đó chúng ta là biểu tượng lương tri của loài người. Từ nguyên thủ, các đoàn cán bộ cho đến mỗi người dân, thậm chí chỉ cần nhắc đến hai chữ Việt Nam là ta đã nhận được sự tung hô, cổ vũ của bạn bè. Uy tín đó còn dư âm đến tận ngày nay, nhất là trong tình cảm của những người bạn thuộc thế hệ trước. Trong giai đoạn hòa bình, chúng ta cũng có những thành tựu lớn được nhân dân các nước đánh giá tốt. Ví dụ, chúng ta từ một nước thoát ra trong chiến tranh đổ nát, thiếu thốn lương thực nay đã trở thành quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Hay chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đưa đời sống nhân dân đi lên nhanh chóng… Tuy nhiên, thời đại ngày nay, như thế là chưa đủ. Quốc tế nhìn vào chúng ta thấy còn nhiều mặt chưa được. Chúng ta cần phải tích cực nhiều hơn nữa trong vấn đề vận động sự ủng hộ, đồng tình của bạn bè quốc tế. Họ sẽ góp phần giúp chúng ta khắc phục những khó khăn, yếu kém, hạn chế…
Thưa bà, bối cảnh mới của công tác ĐNND ngày nay có những đặc điểm gì?
Hoạt động ĐNND ngày nay có thuận lợi và khó khăn không giống trước kia. Trước đây, chúng ta dễ chiếm được cảm tình của thế giới bởi chúng ta phải kháng chiến cứu nước. Bản thân cuộc kháng chiến đó đã rất vĩ đại, rất đáng khâm phục rồi. Chúng ta chỉ cần nói với bạn bè về sự gian khổ, ác liệt, sự anh dũng, kiên cường và lý tưởng cao cả, lòng yêu chuộng hòa bình, thống nhất đất nước của mình đã đủ làm nên những tình cảm đẹp trong lòng bạn bè. Nhưng ngày nay chúng ta cần làm cho bạn hiểu về mọi mặt của đất nước, của nhân dân, của xã hội mình. Và cũng phải thừa nhận rằng, đất nước ta hiện nay cũng còn không ít mặt chưa làm tốt, khiến bạn bè thiếu thiện cảm. Ví dụ như giao thông, văn hóa, xã hội, giáo dục… Do vậy, hoạt động đối ngoại muốn tốt thì bản thân nhân dân, đất nước ta phải tự nâng mình lên, phát huy những giá trị truyền thống, những mặt tốt và sửa chữa những mặt chưa tốt. Sao cho để bạn bè thấy rằng chúng ta không chỉ anh hùng trong chiến đấu mà cũng rất giỏi trong xây dựng kinh tế xã hội thời bình. Được vậy rồi sau mới nói đến hoạt động chuyên môn của người làm đối ngoại.
Chúng ta có thể nhận thức và lựa chọn phương pháp hoạt động ra sao, thưa bà?
Theo tôi, công tác ĐNND thời nay là nhiệm vụ của mọi tầng lớp nhân dân vì đây là thời đại hội nhập toàn cầu. Để có bạn bè, để được tôn trọng, được yêu mến, được ủng hộ, giúp đỡ thì bắt buộc dân trí phải cao, nếp sống phải giàu văn hóa… Việc đó tự người dân làm chưa đủ mà phải có lãnh đạo, chỉ đạo, quan điểm, cơ chế, chính sách của các cấp, các bộ ngành, địa phương… Còn với người dân, việc đối ngoại đầu tiên có thể làm là hợp tác làm ăn kinh tế, thương mại. Chữ tín ở đây phải được đặt lên hàng đầu… Hàng hóa bán cho nước ngoài phải thật chất. Phải làm sao cứ nhìn thấy hàng Việt Nam là người ta tin, người ta quý. Muốn có bạn thì phải trung thực, chân thành.
Chữ “chân thành” đối với những cán bộ chuyên trách có thể được hiểu như thế nào, thưa bà?
Tôi có thời gian hoạt động chuyên trách đối ngoại. Rồi chuyển sang ngành khác. Tuy vậy nhiều bạn bè cũ muốn tìm hiểu về Việt Nam họ vẫn hỏi tôi. Họ nói: “Bà Bình nói thì tôi tin”. Nghĩa là chúng ta phải thông tin trung thực về mình, đất nước mình chứ không chỉ phô diễn một chiều, chỉ nói về những vấn đề tích cực. Trao đổi với bạn, tôi kể những thành tựu, những thắng lợi của ta nhưng những hạn chế, yếu kém mình cũng bộ bạch. Mình cần bạn chia sẻ, cảm thông và giúp đỡ. Tất nhiên sự trao đổi thì cũng phải biết chừng mực, không để ảnh hưởng tới đất nước, không để người nghe hiểu lầm… Bây giờ chúng ta thực hiện công cuộc đổi mới, chúng ta phải bày tỏ cho bạn hiểu được đường lối của mình, lý tưởng của mình họ mới dễ chia sẻ. Người cán bộ ĐNND bây giờ phải am hiểu nhiều lĩnh vực, cả chính trị, kinh tế, văn hóa… Và nhất là phải giỏi ngoại ngữ. Như vậy là chúng ta luôn phải đứng về lẽ phải, về sự tiến bộ, hòa bình và phát triển. Chúng ta không ngừng trau dồi kiến thức, bản lĩnh trí tuệ và cần chân thành trong tình bạn
Xin cảm ơn bà!
Quang Lê - Phạm Hưng
Hoạt động ĐNND là vận động bạn bè các nước ủng hộ nhân dân VN trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như phấn đấu cho một thế giới hòa bình, tiến bộ và phát triển. Làm ĐNND chúng ta có thể dựa trên một nguyên lý nền tảng là nhân dân ở bất cứ quốc gia nào cũng mong muốn được sống trong hòa bình, no ấm, hạnh phúc và có quan hệ hữu nghị với nhau. Vì vậy, dù ở quốc gia, dân tộc nào thì nhân dân cũng luôn có xu hướng vì quyền lợi chính đáng của cộng đồng, luôn đứng về lẽ phải, chính nghĩa. Còn các chính quyền tư bản thường vì lợi ích giai cấp, các tập đoàn mà họ đại diện. Điều đó khiến cho đường lối chủ trương của các chính quyền đó thường khác, thậm chí ngược lại ý nguyện của nhân dân. Vì vậy việc tranh thủ nhân dân là rất quan trọng. Kể cả trong trường hợp chính quyền quốc gia nào đó có chính sách, chủ trương không phù hợp hay đối nghịch với chúng ta, nhưng chúng ta tranh thủ được nhân dân nước đó, thì lực lượng quần chúng ấy có thể tác động, buộc chính quyền họ phải thay đổi chính sách.
Bằng chứng là phong trào nhân dân thế giới ủng hộ ta trong các cuộc kháng chiến cứu nước. Đặc biệt là trong kháng chiến chống Mỹ. Người ta nói chưa có một phong trào quốc tế nào rộng lớn như phong trào đoàn kết với Việt Nam. Điển hình là các làn sóng phản chiến ở Mỹ rất mạnh mẽ. Cùng với những thắng lợi của ta trên mặt trận, thì sự đấu tranh của nhân dân Mỹ, nhân dân quốc tế đã khiến Mỹ phải rút quân khỏi Việt Nam. Như vậy có thể hiểu là nhân dân ở bất cứ đâu cũng đứng về lẽ phải. Ta có lẽ phải là có sự ủng hộ của nhân dân khắp nơi trên thế giới.
Bà đánh giá gì về tình cảm của nhân dân thế giới dành cho Việt Nam trước đây cũng như hôm nay?
Theo tôi, chưa có một dân tộc nào được nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới yêu mến như Việt Nam. Được ngưỡng mộ và yêu mến vì chúng ta đã sống, chiến đấu, chấp nhận gian khổ và sẵn sàng hi sinh cho chính nghĩa, cho lý tưởng hòa bình độc lập tự do. Lúc đó chúng ta là biểu tượng lương tri của loài người. Từ nguyên thủ, các đoàn cán bộ cho đến mỗi người dân, thậm chí chỉ cần nhắc đến hai chữ Việt Nam là ta đã nhận được sự tung hô, cổ vũ của bạn bè. Uy tín đó còn dư âm đến tận ngày nay, nhất là trong tình cảm của những người bạn thuộc thế hệ trước. Trong giai đoạn hòa bình, chúng ta cũng có những thành tựu lớn được nhân dân các nước đánh giá tốt. Ví dụ, chúng ta từ một nước thoát ra trong chiến tranh đổ nát, thiếu thốn lương thực nay đã trở thành quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Hay chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đưa đời sống nhân dân đi lên nhanh chóng… Tuy nhiên, thời đại ngày nay, như thế là chưa đủ. Quốc tế nhìn vào chúng ta thấy còn nhiều mặt chưa được. Chúng ta cần phải tích cực nhiều hơn nữa trong vấn đề vận động sự ủng hộ, đồng tình của bạn bè quốc tế. Họ sẽ góp phần giúp chúng ta khắc phục những khó khăn, yếu kém, hạn chế…
Thưa bà, bối cảnh mới của công tác ĐNND ngày nay có những đặc điểm gì?
Hoạt động ĐNND ngày nay có thuận lợi và khó khăn không giống trước kia. Trước đây, chúng ta dễ chiếm được cảm tình của thế giới bởi chúng ta phải kháng chiến cứu nước. Bản thân cuộc kháng chiến đó đã rất vĩ đại, rất đáng khâm phục rồi. Chúng ta chỉ cần nói với bạn bè về sự gian khổ, ác liệt, sự anh dũng, kiên cường và lý tưởng cao cả, lòng yêu chuộng hòa bình, thống nhất đất nước của mình đã đủ làm nên những tình cảm đẹp trong lòng bạn bè. Nhưng ngày nay chúng ta cần làm cho bạn hiểu về mọi mặt của đất nước, của nhân dân, của xã hội mình. Và cũng phải thừa nhận rằng, đất nước ta hiện nay cũng còn không ít mặt chưa làm tốt, khiến bạn bè thiếu thiện cảm. Ví dụ như giao thông, văn hóa, xã hội, giáo dục… Do vậy, hoạt động đối ngoại muốn tốt thì bản thân nhân dân, đất nước ta phải tự nâng mình lên, phát huy những giá trị truyền thống, những mặt tốt và sửa chữa những mặt chưa tốt. Sao cho để bạn bè thấy rằng chúng ta không chỉ anh hùng trong chiến đấu mà cũng rất giỏi trong xây dựng kinh tế xã hội thời bình. Được vậy rồi sau mới nói đến hoạt động chuyên môn của người làm đối ngoại.
Chúng ta có thể nhận thức và lựa chọn phương pháp hoạt động ra sao, thưa bà?
Theo tôi, công tác ĐNND thời nay là nhiệm vụ của mọi tầng lớp nhân dân vì đây là thời đại hội nhập toàn cầu. Để có bạn bè, để được tôn trọng, được yêu mến, được ủng hộ, giúp đỡ thì bắt buộc dân trí phải cao, nếp sống phải giàu văn hóa… Việc đó tự người dân làm chưa đủ mà phải có lãnh đạo, chỉ đạo, quan điểm, cơ chế, chính sách của các cấp, các bộ ngành, địa phương… Còn với người dân, việc đối ngoại đầu tiên có thể làm là hợp tác làm ăn kinh tế, thương mại. Chữ tín ở đây phải được đặt lên hàng đầu… Hàng hóa bán cho nước ngoài phải thật chất. Phải làm sao cứ nhìn thấy hàng Việt Nam là người ta tin, người ta quý. Muốn có bạn thì phải trung thực, chân thành.
Chữ “chân thành” đối với những cán bộ chuyên trách có thể được hiểu như thế nào, thưa bà?
Tôi có thời gian hoạt động chuyên trách đối ngoại. Rồi chuyển sang ngành khác. Tuy vậy nhiều bạn bè cũ muốn tìm hiểu về Việt Nam họ vẫn hỏi tôi. Họ nói: “Bà Bình nói thì tôi tin”. Nghĩa là chúng ta phải thông tin trung thực về mình, đất nước mình chứ không chỉ phô diễn một chiều, chỉ nói về những vấn đề tích cực. Trao đổi với bạn, tôi kể những thành tựu, những thắng lợi của ta nhưng những hạn chế, yếu kém mình cũng bộ bạch. Mình cần bạn chia sẻ, cảm thông và giúp đỡ. Tất nhiên sự trao đổi thì cũng phải biết chừng mực, không để ảnh hưởng tới đất nước, không để người nghe hiểu lầm… Bây giờ chúng ta thực hiện công cuộc đổi mới, chúng ta phải bày tỏ cho bạn hiểu được đường lối của mình, lý tưởng của mình họ mới dễ chia sẻ. Người cán bộ ĐNND bây giờ phải am hiểu nhiều lĩnh vực, cả chính trị, kinh tế, văn hóa… Và nhất là phải giỏi ngoại ngữ. Như vậy là chúng ta luôn phải đứng về lẽ phải, về sự tiến bộ, hòa bình và phát triển. Chúng ta không ngừng trau dồi kiến thức, bản lĩnh trí tuệ và cần chân thành trong tình bạn
Xin cảm ơn bà!
Quang Lê - Phạm Hưng