Suốt đời theo đuổi, đấu tranh bằng hành động cách mạng và những trang viết sắc sảo cho sự thắng thế của chủ nghĩa thế tục ở Ấn Độ, cho công bằng, sự thật và phẩm giá con người trên thế gian. 30 năm cuộc đời cống hiến cho tình hữu nghị Ấn – Việt, cho việc truyền bá những giá trị tốt đẹp của con người và đất nước Việt Nam thời đại mới mà ông tin đó là một ví dụ cho một chế độ xã hội thế tục không phân biệt đẳng cấp, đạo giáo, dân tộc, đã và đang đạt được những thành tựu đáng khâm phục trong sự nghiệp giải phóng và kiến thiết đất nước.
Geetesh Sharma sinh năm 1932, ở một làng quê hẻo lánh thuộc bang Bihar, được cho là một trong những bang có nhiều người nghèo khổ nhất ở Ấn Độ. Ông được nuôi dạy để trở thành một đạo sỹ Bà-la-môn, đẳng cấp cao nhất trong bậc thang xã hội của Ấn Độ. Với tính cách quyết liệt và tư duy sắc sảo, nhậy cảm và ý thức mạnh mẽ về công bằng và lẽ phải thể hiện ngay từ khi còn nhỏ, năm 16 tuổi ông đã dứt áo ra đi, đến thành phố cảng Cancuta (nay là Kolkata) tự sống và lập nghiệp theo chí hướng riêng của mình. Ông đã dũng cảm bỏ lại cuộc sống sung túc và con đường công danh vạch sẵn để đến với giai cấp cần lao, chịu mọi cực nhọc gian khổ để đi làm cách mạng, đấu tranh cho phẩm giá và bình đẳng của con người. Geetesh Sharma đã từng không nhà cửa, ngủ nhờ trên bàn làm việc của một tòa soạn báo, sống bằng đồng lương 2 đô la mỗi ngày… Tuổi trẻ sục sôi lý tưởng với những thăng trầm cuộc đời, nghề nhà báo cùng với những hoạt động trên trường quốc tế đã tôi luyện Geetesh Sharma thành một chiến sỹ cộng sản dạn dày sương gió và kiên định lý tưởng cách mạng nhưng thoát khỏi chủ nghĩa giáo điều, hết sức thực tế, uyển chuyển, có những phẩm chất của một nhà hoạt động chính trị - xã hội xuất sắc.
Ở Cancuta ông đã tham gia tích cực vào các hoạt động cách mạng của Đảng cộng sản, đã từng bị đi tù vì tham gia vào Phong trào nổi dậy của quần chúng năm 1968. Và, như một lẽ đương nhiên, Geetesh Sharma ngưỡng mộ Chủ tịch Hồ Chí Minh và qua Người, ông đã đến với nhân dân Việt Nam, luôn luôn dõi theo, ủng hộ với một niềm tự hào, tất cả những thắng lợi, thành tích mà Việt Nam đạt được trong công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước, cũng như sự nghiệp kiến thiết và đổi mới ngày nay. Chung thủy với tình yêu của mình, đất nước Việt Nam đã trở thành quê hương thứ hai của Geetesh Sharma một cách tự nhiên như không thể khác. Với tư cách là một nhà báo, một nhà hoạt động chính trị - xã hội, một nhà văn được nhiều người biết đến, ông đã dùng ảnh hưởng của mình bền bỉ cống hiến cho sự nghiệp thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị Ấn – Việt qua nhiều biến thiên thời cuộc. Năm 2004 ông đã được Chính phủ Việt Nam trao tặng Huân chương vì hòa bình và hữu nghị vì những công lao và đóng góp của mình.
Riêng đối với các cán bộ, nhân viên đã từng làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, Geetesh Sharma đã trở thành một cái tên “đi cùng năm tháng”. Các cán bộ trẻ thường kính trọng và trìu mến gọi ông là “Uncle”. Đại sứ Vũ Quang Diệm (cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Ấn Độ - từ 2005 đến 2010) người đã hết lòng hỗ trợ những hoạt động của Hội hữu nghị đoàn kết Ấn – Việt, Tây Bengal, đồng thời là một người bạn đặc biệt của Geetesh Sharma thì thường gọi ông là “hạt giống đỏ” của tình hữu nghị Ấn – Việt.
Chuyến thăm Việt Nam lần này có lẽ không thể đếm được là lần thứ bao nhiêu trong cuộc đời của người bạn đã trở nên quá thân thiết với rất nhiều người Việt Nam này. Nhưng chuyến đi dọc dài Bắc Nam lần này có một ý nghĩa hết sức đặc biệt với Geetesh Sharma và những người Việt Nam đã từng biết ông, có thể nói rằng đây là một dịp bày tỏ lòng tri ân với người bạn lớn năm nay tròn 80 tuổi.
Đặc biệt là, tại Hà Nội, ngày 25/5/2012 ĐSQ Ấn Độ phối hợp với Hội hữu nghị Việt Ấn (thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) sẽ tổ chức buổi ra mắt cuốn sách tâm huyết của Geetesh Sharma “Traces of Indian Culture in Vietnam” và bản dịch tiếng Việt “Những dấu vết văn hóa Ấn Độ tại Việt Nam” do Trung tâm Nghiên cứu Quốc học xuất bản. Cuốn sách đã được Geetesh Sharma thai nghén và đầu tư thời gian công sức trong suốt mấy năm trời qua lại Cancuta – Đà Nẵng (Khu vực Tháp Chàm) để thỏa mãn sự háo hức khám phá, nỗi trăn trở về một sự thật lịch sử cần được nhìn nhận: thực chất về những dấu vết cổ xưa của văn hóa Ấn Độ tại Việt Nam. Ông muốn qua công trình nghiên cứu này mang một thông điệp mạnh mẽ tới giới trí thức, chính trị, thương gia và người dân Ấn Độ: vì sao một mối quan hệ có những gắn kết lâu đời và truyền thống hòa hảo đến thế lại chưa được phát triển mạnh mẽ và toàn diện như đáng ra phải thế? Công việc thầm lặng mà có ý nghĩa quí giá của ông đã được Đại sứ Vũ Quang Diệm khích lệ. “Traces of Indian Culture in Vietnam” đã sớm được ra đời trên đất Ấn Độ. Tấm lòng yêu Việt Nam của Geetesh Sharma đã khiến các bạn Việt Nam vô cùng cảm động. Một cuộc gặp tình cờ đã khiến giáo sư Mai Quốc Liên, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc học đề xuất tài trợ cho việc dịch và in cuốn sách này ở Việt Nam. Thầy Thích Trí Minh, một vị tu hành đang du học tiến sỹ Phật giáo tại Delhi đã hảo tâm nhận lời giúp về phần dịch thuật. Câu chuyện nhỏ bé này thực ra lại cho ta thấy thật nhiều điều về tình người, tình bè bạn quốc tế đẹp đẽ và trong sáng, về sức cuốn hút của con người Geetesh Sharma khiến những người có dịp gặp gỡ ông đều ấn tượng và tin tưởng. Bởi ông, Geetesh Sharma, nhà hoạt động chính trị xã hội, nhà văn, nhà báo, Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ-Việt Nam bang Tây Ben-gan là một người bạn chí tình, thủy chung của nhân dân Việt Nam.
Phan Anh
Geetesh Sharma sinh năm 1932, ở một làng quê hẻo lánh thuộc bang Bihar, được cho là một trong những bang có nhiều người nghèo khổ nhất ở Ấn Độ. Ông được nuôi dạy để trở thành một đạo sỹ Bà-la-môn, đẳng cấp cao nhất trong bậc thang xã hội của Ấn Độ. Với tính cách quyết liệt và tư duy sắc sảo, nhậy cảm và ý thức mạnh mẽ về công bằng và lẽ phải thể hiện ngay từ khi còn nhỏ, năm 16 tuổi ông đã dứt áo ra đi, đến thành phố cảng Cancuta (nay là Kolkata) tự sống và lập nghiệp theo chí hướng riêng của mình. Ông đã dũng cảm bỏ lại cuộc sống sung túc và con đường công danh vạch sẵn để đến với giai cấp cần lao, chịu mọi cực nhọc gian khổ để đi làm cách mạng, đấu tranh cho phẩm giá và bình đẳng của con người. Geetesh Sharma đã từng không nhà cửa, ngủ nhờ trên bàn làm việc của một tòa soạn báo, sống bằng đồng lương 2 đô la mỗi ngày… Tuổi trẻ sục sôi lý tưởng với những thăng trầm cuộc đời, nghề nhà báo cùng với những hoạt động trên trường quốc tế đã tôi luyện Geetesh Sharma thành một chiến sỹ cộng sản dạn dày sương gió và kiên định lý tưởng cách mạng nhưng thoát khỏi chủ nghĩa giáo điều, hết sức thực tế, uyển chuyển, có những phẩm chất của một nhà hoạt động chính trị - xã hội xuất sắc.
Ở Cancuta ông đã tham gia tích cực vào các hoạt động cách mạng của Đảng cộng sản, đã từng bị đi tù vì tham gia vào Phong trào nổi dậy của quần chúng năm 1968. Và, như một lẽ đương nhiên, Geetesh Sharma ngưỡng mộ Chủ tịch Hồ Chí Minh và qua Người, ông đã đến với nhân dân Việt Nam, luôn luôn dõi theo, ủng hộ với một niềm tự hào, tất cả những thắng lợi, thành tích mà Việt Nam đạt được trong công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước, cũng như sự nghiệp kiến thiết và đổi mới ngày nay. Chung thủy với tình yêu của mình, đất nước Việt Nam đã trở thành quê hương thứ hai của Geetesh Sharma một cách tự nhiên như không thể khác. Với tư cách là một nhà báo, một nhà hoạt động chính trị - xã hội, một nhà văn được nhiều người biết đến, ông đã dùng ảnh hưởng của mình bền bỉ cống hiến cho sự nghiệp thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị Ấn – Việt qua nhiều biến thiên thời cuộc. Năm 2004 ông đã được Chính phủ Việt Nam trao tặng Huân chương vì hòa bình và hữu nghị vì những công lao và đóng góp của mình.
Riêng đối với các cán bộ, nhân viên đã từng làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, Geetesh Sharma đã trở thành một cái tên “đi cùng năm tháng”. Các cán bộ trẻ thường kính trọng và trìu mến gọi ông là “Uncle”. Đại sứ Vũ Quang Diệm (cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Ấn Độ - từ 2005 đến 2010) người đã hết lòng hỗ trợ những hoạt động của Hội hữu nghị đoàn kết Ấn – Việt, Tây Bengal, đồng thời là một người bạn đặc biệt của Geetesh Sharma thì thường gọi ông là “hạt giống đỏ” của tình hữu nghị Ấn – Việt.
Chuyến thăm Việt Nam lần này có lẽ không thể đếm được là lần thứ bao nhiêu trong cuộc đời của người bạn đã trở nên quá thân thiết với rất nhiều người Việt Nam này. Nhưng chuyến đi dọc dài Bắc Nam lần này có một ý nghĩa hết sức đặc biệt với Geetesh Sharma và những người Việt Nam đã từng biết ông, có thể nói rằng đây là một dịp bày tỏ lòng tri ân với người bạn lớn năm nay tròn 80 tuổi.
Đặc biệt là, tại Hà Nội, ngày 25/5/2012 ĐSQ Ấn Độ phối hợp với Hội hữu nghị Việt Ấn (thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) sẽ tổ chức buổi ra mắt cuốn sách tâm huyết của Geetesh Sharma “Traces of Indian Culture in Vietnam” và bản dịch tiếng Việt “Những dấu vết văn hóa Ấn Độ tại Việt Nam” do Trung tâm Nghiên cứu Quốc học xuất bản. Cuốn sách đã được Geetesh Sharma thai nghén và đầu tư thời gian công sức trong suốt mấy năm trời qua lại Cancuta – Đà Nẵng (Khu vực Tháp Chàm) để thỏa mãn sự háo hức khám phá, nỗi trăn trở về một sự thật lịch sử cần được nhìn nhận: thực chất về những dấu vết cổ xưa của văn hóa Ấn Độ tại Việt Nam. Ông muốn qua công trình nghiên cứu này mang một thông điệp mạnh mẽ tới giới trí thức, chính trị, thương gia và người dân Ấn Độ: vì sao một mối quan hệ có những gắn kết lâu đời và truyền thống hòa hảo đến thế lại chưa được phát triển mạnh mẽ và toàn diện như đáng ra phải thế? Công việc thầm lặng mà có ý nghĩa quí giá của ông đã được Đại sứ Vũ Quang Diệm khích lệ. “Traces of Indian Culture in Vietnam” đã sớm được ra đời trên đất Ấn Độ. Tấm lòng yêu Việt Nam của Geetesh Sharma đã khiến các bạn Việt Nam vô cùng cảm động. Một cuộc gặp tình cờ đã khiến giáo sư Mai Quốc Liên, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc học đề xuất tài trợ cho việc dịch và in cuốn sách này ở Việt Nam. Thầy Thích Trí Minh, một vị tu hành đang du học tiến sỹ Phật giáo tại Delhi đã hảo tâm nhận lời giúp về phần dịch thuật. Câu chuyện nhỏ bé này thực ra lại cho ta thấy thật nhiều điều về tình người, tình bè bạn quốc tế đẹp đẽ và trong sáng, về sức cuốn hút của con người Geetesh Sharma khiến những người có dịp gặp gỡ ông đều ấn tượng và tin tưởng. Bởi ông, Geetesh Sharma, nhà hoạt động chính trị xã hội, nhà văn, nhà báo, Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ-Việt Nam bang Tây Ben-gan là một người bạn chí tình, thủy chung của nhân dân Việt Nam.
Phan Anh