Bản đồ mới của Trung Quốc không có cơ sở
Ngày 27-6, Đại sứ Mỹ tại Phi-líp-pin Phi-líp Gôn-bớc (Philip Goldberg) đã lên tiếng ủng hộ việc Phi-líp-pin phản đối Trung Quốc phát hành bản đồ mới. Theo ông Gôn-bớc, trên bản đồ "đường 10 đoạn", các yếu tố về cơ bản vẫn giữ nguyên như "đường 9 đoạn", nhưng nó hoàn toàn không có cơ sở theo luật quốc tế. Đại sứ Phi-líp Gôn-bớc cho rằng, hành động của Trung Quốc đã vi phạm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982). Theo ông, những nỗ lực của một nước nhằm xâm phạm quyền sử dụng vùng biển một cách hợp pháp của nước khác cần được xem là mối quan ngại. Ông khẳng định biện pháp để giải quyết tranh chấp là thông qua tòa án quốc tế, tuân thủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), thương lượng và không đe dọa.
Trước đó, ngày 26-6, Bộ Ngoại giao Phi-líp-pin đã phản đối mạnh mẽ bản đồ mới của Trung Quốc nuốt trọn gần như toàn bộ Biển Đông, cho rằng hành động đó là phi lý và hoàn toàn không thể chấp nhận được bởi nó đi ngược lại luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982 mà Trung Quốc là một bên tham gia. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phi-líp-pin Sác-lơ Hô-xê (Charles Jose) cũng khẳng định, chính tham vọng của Trung Quốc là nguyên nhân gây căng thẳng tại Biển Đông và những tranh chấp lãnh thổ cần phải được giải quyết tại tòa án trọng tài quốc tế.
Tình hình an ninh ngày càng đáng báo động
Tại hội thảo “Tình hình an ninh tại Đông Nam Á và khu vực Biển Đông”, do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược thuộc Học viện Quốc phòng Pháp (IRSEM) tổ chức tại Pa-ri (Pháp), ông Rôm-men Ban-la-oi (Rommel Banlaoi), Giáo sư về quan hệ quốc tế tại Trường Đại học Miriam - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tình báo và an ninh quốc gia của Phi-líp-pin (CINNS), đã cảnh báo tình hình an ninh ngày càng đáng báo động khi Trung Quốc tiến hành hàng loạt động thái gây bất ổn tại Biển Đông, đặc biệt việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ông khẳng định: "Rõ ràng hành động của Trung Quốc vi phạm các thỏa thuận quốc tế mà nước này đã ký kết như UNCLOS 1982 và DOC. Tất cả các hành động của Trung Quốc đều nhằm cụ thể hóa tham vọng chiếm trọn Biển Đông thông qua tuyên bố vô căn cứ về đường lưỡi bò”.
Giáo sư Ban-la-oi nhấn mạnh, chủ nghĩa bá quyền và việc sử dụng vũ lực không thể giải quyết được tình hình căng thẳng hiện nay ở Biển Đông, mà ngược lại chỉ gây ra những hậu quả tiêu cực, vì thế cần phải tiến hành đối thoại. Trung Quốc phải tôn trọng những gì họ đã cam kết và các nước ASEAN phải có tinh thần đoàn kết vì chỉ có đoàn kết và hợp tác mới góp phần giải quyết tình hình căng thẳng tại Biển Đông.
Ông Ban-la-oi cũng cho rằng, mặc dù Liên minh châu Âu (EU) đã ra tuyên bố về tình hình Biển Đông, nhưng tuyên bố đó chưa tương xứng với sức mạnh của tổ chức này. Nếu không có tiếng nói và hành động mạnh mẽ hơn, lợi ích của EU tại khu vực này sẽ bị ảnh hưởng và Trung Quốc sẽ đạt được mục đích là tiếp tục tạo ra “sự đã rồi” để từng bước chiếm trọn Biển Đông.
Bên lề hội thảo, bà Ma-ri Xi-bin đờ Viên (Marie-Sybille de Vienne), giáo sư về quan hệ quốc tế tại Viện Ngôn ngữ và Văn minh phương Đông (INALCO) ở Pa-ri, đồng thời là Giám đốc Trung tâm Nam Á và Đông Nam Á, đã bày tỏ lo ngại khi nhận thấy, Trung Quốc sẵn sàng làm mọi cách để thể hiện rằng họ đã trở thành một cường quốc, có thể làm gì tùy thích, trong khi các nước Đông Nam Á không có đủ phương tiện để ứng phó. Bà cho rằng, Trung Quốc phải thể hiện tinh thần trách nhiệm nhằm giảm bớt căng thẳng, hướng tới giải quyết hòa bình những tranh chấp hiện nay.
Trong khi đó, tại buổi hội đàm với Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Phó chủ tịch thứ nhất Ủy ban Đối ngoại Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga, ông Vla-đi-mia Gia-ba-rốp (Vladimir Dzhabarov) khẳng định: "Hội đồng Liên bang Nga nhất quán ủng hộ sự bình đẳng trong quan hệ quốc tế". Thượng nghị sĩ Nga bày tỏ hy vọng về một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp phát sinh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
NGỌC THƯ và TTXVN
Giàn khoan của Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: Mạnh Thắng. |
Trước đó, ngày 26-6, Bộ Ngoại giao Phi-líp-pin đã phản đối mạnh mẽ bản đồ mới của Trung Quốc nuốt trọn gần như toàn bộ Biển Đông, cho rằng hành động đó là phi lý và hoàn toàn không thể chấp nhận được bởi nó đi ngược lại luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982 mà Trung Quốc là một bên tham gia. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phi-líp-pin Sác-lơ Hô-xê (Charles Jose) cũng khẳng định, chính tham vọng của Trung Quốc là nguyên nhân gây căng thẳng tại Biển Đông và những tranh chấp lãnh thổ cần phải được giải quyết tại tòa án trọng tài quốc tế.
Tình hình an ninh ngày càng đáng báo động
Tại hội thảo “Tình hình an ninh tại Đông Nam Á và khu vực Biển Đông”, do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược thuộc Học viện Quốc phòng Pháp (IRSEM) tổ chức tại Pa-ri (Pháp), ông Rôm-men Ban-la-oi (Rommel Banlaoi), Giáo sư về quan hệ quốc tế tại Trường Đại học Miriam - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tình báo và an ninh quốc gia của Phi-líp-pin (CINNS), đã cảnh báo tình hình an ninh ngày càng đáng báo động khi Trung Quốc tiến hành hàng loạt động thái gây bất ổn tại Biển Đông, đặc biệt việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ông khẳng định: "Rõ ràng hành động của Trung Quốc vi phạm các thỏa thuận quốc tế mà nước này đã ký kết như UNCLOS 1982 và DOC. Tất cả các hành động của Trung Quốc đều nhằm cụ thể hóa tham vọng chiếm trọn Biển Đông thông qua tuyên bố vô căn cứ về đường lưỡi bò”.
Giáo sư Ban-la-oi nhấn mạnh, chủ nghĩa bá quyền và việc sử dụng vũ lực không thể giải quyết được tình hình căng thẳng hiện nay ở Biển Đông, mà ngược lại chỉ gây ra những hậu quả tiêu cực, vì thế cần phải tiến hành đối thoại. Trung Quốc phải tôn trọng những gì họ đã cam kết và các nước ASEAN phải có tinh thần đoàn kết vì chỉ có đoàn kết và hợp tác mới góp phần giải quyết tình hình căng thẳng tại Biển Đông.
Ông Ban-la-oi cũng cho rằng, mặc dù Liên minh châu Âu (EU) đã ra tuyên bố về tình hình Biển Đông, nhưng tuyên bố đó chưa tương xứng với sức mạnh của tổ chức này. Nếu không có tiếng nói và hành động mạnh mẽ hơn, lợi ích của EU tại khu vực này sẽ bị ảnh hưởng và Trung Quốc sẽ đạt được mục đích là tiếp tục tạo ra “sự đã rồi” để từng bước chiếm trọn Biển Đông.
Bên lề hội thảo, bà Ma-ri Xi-bin đờ Viên (Marie-Sybille de Vienne), giáo sư về quan hệ quốc tế tại Viện Ngôn ngữ và Văn minh phương Đông (INALCO) ở Pa-ri, đồng thời là Giám đốc Trung tâm Nam Á và Đông Nam Á, đã bày tỏ lo ngại khi nhận thấy, Trung Quốc sẵn sàng làm mọi cách để thể hiện rằng họ đã trở thành một cường quốc, có thể làm gì tùy thích, trong khi các nước Đông Nam Á không có đủ phương tiện để ứng phó. Bà cho rằng, Trung Quốc phải thể hiện tinh thần trách nhiệm nhằm giảm bớt căng thẳng, hướng tới giải quyết hòa bình những tranh chấp hiện nay.
Trong khi đó, tại buổi hội đàm với Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Phó chủ tịch thứ nhất Ủy ban Đối ngoại Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga, ông Vla-đi-mia Gia-ba-rốp (Vladimir Dzhabarov) khẳng định: "Hội đồng Liên bang Nga nhất quán ủng hộ sự bình đẳng trong quan hệ quốc tế". Thượng nghị sĩ Nga bày tỏ hy vọng về một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp phát sinh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
NGỌC THƯ và TTXVN