Phóng viên: Trong Năm hữu nghị và đoàn kết Việt Nam - Lào 2012, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội hữu nghị Việt Nam-Lào, Hội hữu nghị Lào-Việt Nam đã phối hợp chuẩn bị cho Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam-Lào lần thứ III, ông cho biết mục đích, ý nghĩa của Liên hoan này?
Ông Vũ Xuân Hồng: Quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam phát triển từ mối quan hệ truyền thống, do Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng nền móng và chính Người cùng đồng chí Kay-xỏn Phôm-vi-hản, đồng chí Xu-pha-nu-vông và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai nước dày công vun đắp. Đi đôi với mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai Đảng, hai Nhà nước, các Bộ, ngành Trung ương còn có mối quan hệ kết nghĩa với các đối tác nước bạn Lào. Quan hệ đối ngoại nhân dân giữa hai nước thời gian qua cũng đã có nhiều đóng góp đáng kể trong vai trò làm cầu nối quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.
Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam - Lào lần thứ I được tổ chức tại Việt Nam năm 2005 và Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam - Lào lần thứ II tổ chức tại Lào năm 2007. Năm 2012, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội hữu nghị Việt Nam - Lào và Hội hữu nghị Lào - Việt Nam phối hợp tổ chức Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam - Lào lần thứ III tại Hà Nội, Ninh Bình và Tuyên Quang từ 15 đến 21/7/2012.
Đây là một trong những hoạt động lớn của Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào, đã được Ban Bí thư Trung ương Đảng và Thủ tướng Chính phủ giao cho Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội hữu nghị Việt Nam - Lào triển khai thực hiện. Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước Lào cũng rất coi trọng hoạt động này, đã giao cho đồng chí Phăn-khăm Vị-pha-văn, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao, Chủ tịch Hội hữu nghị Lào-Việt Nam dẫn đầu Đoàn đại biểu nhân dân Lào sang tham dự Liên hoan. Lãnh đạo Đoàn đại biểu Việt Nam là đồng chí Vũ Trọng Kim - Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Lào và Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Vũ Xuân Hồng. Đoàn đại biểu nhân dân của mỗi nước sẽ có 50 đại biểu, tượng trưng cho 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào.
Thành phần mỗi đoàn đại biểu đều mang tính đại diện rất cao, vừa có các đồng chí lãnh đạo tổ chức Hội ở Trung ương, vừa có các đồng chí lãnh đạo tổ chức Hội tại hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước. Bên cạnh đó là đại diện các cựu chuyên gia và cựu quân tình nguyện Việt Nam từng giúp cách mạng Lào. Điểm đặc biệt của Liên hoan lần này là sự tham dự của 14 công dân Lào - những người đã từng giúp đỡ, che chở chuyên gia và quân tình nguyện Việt Nam giúp Lào.
Phóng viên: Ông có thể cho biết những hoạt động chính sẽ diễn ra trong Liên hoan?
Ông Vũ Xuân Hồng: Trong khuôn khổ Liên hoan, đại biểu nhân dân hai nước sẽ vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập Đảng Cộng sản Đông Dương, tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào, người đặt nền móng và vun đắp cho quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt - Lào. Các đại biểu cũng sẽ cùng nhau trao đổi những kinh nghiệm trong việc triển khai các hoạt động hữu nghị tại địa phương, đơn vị mình và tham dự mít tinh kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước (5/9/1962 - 5/9/2012) và 35 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt - Lào (18/7/1977 - 18/7/2012) do Đảng và Nhà nước Việt Nam tổ chức.
Tại Hà Nội, đại diện lãnh đạo Đảng và Nhà nước sẽ tiếp Đoàn đại biểu nhân dân Việt Nam và Lào. Sau các hoạt động khai mạc tại Thủ đô, các đại biểu sẽ đi Ninh Bình, thăm chùa Bái Đính cũng như cơ sở kinh tế, xã hội của tỉnh. Liên hoan sẽ được tiếp tục tại tỉnh Tuyên Quang - căn cứ địa của cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào. Với cách mạng Việt Nam, Tuyên Quang là Thủ đô trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Với cách mạng Lào, Tuyên Quang cũng là nơi khởi nguồn cho những quyết sách lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Lào. Năm 1950, Hoàng thân Xu-pha-nu-vông và một số cán bộ cách mạng Lào đã ở và làm việc bên khe Đá Bàn dưới chân dãy núi Là (nay là thôn Đá Bàn, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn). Tại thôn Làng Ngòi của xã Mỹ Bằng, tháng 6-1950, Hoàng thân Xu-pha-nu-vông, đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản (sau này là Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào) cùng các đồng chí cán bộ cách mạng Lào đã đến ở và làm việc để chuẩn bị tổ chức Đại hội toàn quốc Mặt trận Neo Lào Ít-xa-la (Mặt trận Lào thống nhất). Sau một thời gian chuẩn bị và được sự giúp đỡ của chính quyền và nhân dân địa phương, ngày 13-8-1950, Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Neo Lào Ít-xa-la đã được tổ chức. Đại hội bầu ra Chính phủ liên hiệp kháng chiến Lào. Tháng 12-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Tân Trào đến Đá Bàn thăm và làm việc với Chính phủ kháng chiến Lào và Hoàng thân Xu-pha-nu-vông. Đã từ lâu, địa điểm diễn ra Đại hội Đại biểu toàn quốc Mặt trận Neo Lào Ít-xa-la, nơi ở và làm việc của Hoàng thân Xu-pha-nu-vông và đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản tại Làng Ngòi và làng Đá Bàn đã trở thành Khu di tích lịch sử đặc biệt của cách mạng Lào - “địa chỉ đỏ” và là điểm đến trong những chuyến đi về nguồn của các đoàn đại biểu Lào mỗi khi sang thăm Việt Nam.
Phóng viên: Là Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam - một cơ quan chuyên trách về công tác mở rộng quan hệ đoàn kết, hữu nghị, thúc đẩy hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trên thế giới, ông có suy nghĩ gì về vai trò, trách nhiệm trong việc củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trong thời gian tới?
Ông Vũ Xuân Hồng: Trong lịch sử quan hệ quốc tế, quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, hiếm có về sự gắn kết bền chặt, thủy chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội. Các vị lãnh tụ kính yêu của hai nước chúng ta đã có những câu nói bất hủ về mối quan hệ đặc biệt này: “Việt - Lào hai nước chúng ta, tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long” (Chủ tịch Hồ Chí Minh); “Núi có thể mòn, sông có thể cạn, song tình nghĩa Lào - Việt sẽ mãi mãi vững bền hơn núi, hơn sông” (Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản). Trải qua nhiều thử thách, hy sinh, gian khổ vì độc lập, tự do, hạnh phúc của hai dân tộc và nhân dân hai nước, quan hệ Việt Nam -Lào đã trở thành quy luật sống còn và sức mạnh kỳ diệu đưa tới nhiều thắng lợi vĩ đại của Việt Nam và Lào trong đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như xây dựng và bảo vệ đất nước.
Do đó, tiếp tục xây dựng, củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt - Lào là trách nhiệm chung của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và của mỗi người dân hai nước Việt Nam và Lào, trong đó có Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội hữu nghị Việt Nam-Lào cũng như của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, Hội hữu nghị Việt Nam-Lào các địa phương.
Là lực lượng nòng cốt trong việc triển khai các hoạt động giao lưu nhân dân giữa Việt Nam với các nước nói chung và với Lào nói riêng, những năm qua, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội hữu nghị Việt Nam-Lào và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, Hội hữu nghị Việt Nam-Lào các địa phương đã triển khai nhiều hoạt động đa dạng, phong phú, góp phần quan trọng vào việc tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt - Lào, được lãnh đạo cấp cao hai nước ghi nhận và đánh giá cao. Các hội hữu nghị, các Bộ ngành, đoàn thể, địa phương, nhất là các tỉnh biên giới kết nghĩa đều có những trao đổi hợp tác và mối quan hệ đó ngày càng đi vào chiều sâu với nội dung thiết thực và hiệu quả. Cộng đồng người Việt Nam tại Lào, lưu học sinh Lào, các bạn Lào đang học tập và công tác tại Việt Nam cũng đã có nhiều đóng góp đáng kể trong vai trò làm cầu nối quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.
Để tiếp tục phát huy công tác này, trong thời gian tới, lực lượng làm công tác hữu nghị trong cả nước cần tích cực và sáng tạo đề xuất nhiều hoạt động đa dạng và phong phú hơn nữa trong các hoạt động hữu nghị với nước bạn Lào. Trước mắt, cần tổ chức tốt những hoạt động lớn trong Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2012, trong đó động viên mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia cuộc thi tìm hiểu về quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào. Mặt khác, Liên hiệp và các tổ chức thành viên Hội hữu nghị Việt Nam-Lào không ngừng tăng cường tuyên truyền về mối quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước, tích cực phổ biến rộng rãi bộ Tư liệu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam giai đoạn 1930-2007’’.
Thông qua các hoạt động này, nhân dân ta sẽ hiểu biết sâu sắc hơn về mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt - Lào, là di sản to lớn vô cùng quý giá cần được củng cố, gìn giữ, là chỗ dựa tinh thần to lớn cho cả hai dân tộc cùng vững bước đi lên. Trong lĩnh vực đối ngoại nhân dân, nhiệm vụ làm thế nào để nhân dân hai nước hiểu biết, gắn bó hơn trên nền tảng sẵn có, Liên hiệp chú trọng đề ra các nội dung mới, cùng lồng ghép trong hoạt động hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục... Những tỉnh, thành trong cả nước có chuyên gia, quân tình nguyện từng hỗ trợ nước bạn sẽ là những người tiếp tục truyền ngọn lửa của tình hữu nghị sắt son đến các thế hệ trẻ... Những cơ sở quần chúng được củng cố, vun đắp sẽ góp phần vững chắc cho mối quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam -Lào.
Trân trọng cảm ơn Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam!
Hoàng Thị Hoa (thực hiện)
Ông Vũ Xuân Hồng: Quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam phát triển từ mối quan hệ truyền thống, do Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng nền móng và chính Người cùng đồng chí Kay-xỏn Phôm-vi-hản, đồng chí Xu-pha-nu-vông và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai nước dày công vun đắp. Đi đôi với mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai Đảng, hai Nhà nước, các Bộ, ngành Trung ương còn có mối quan hệ kết nghĩa với các đối tác nước bạn Lào. Quan hệ đối ngoại nhân dân giữa hai nước thời gian qua cũng đã có nhiều đóng góp đáng kể trong vai trò làm cầu nối quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.
Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam - Lào lần thứ I được tổ chức tại Việt Nam năm 2005 và Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam - Lào lần thứ II tổ chức tại Lào năm 2007. Năm 2012, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội hữu nghị Việt Nam - Lào và Hội hữu nghị Lào - Việt Nam phối hợp tổ chức Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam - Lào lần thứ III tại Hà Nội, Ninh Bình và Tuyên Quang từ 15 đến 21/7/2012.
Đây là một trong những hoạt động lớn của Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào, đã được Ban Bí thư Trung ương Đảng và Thủ tướng Chính phủ giao cho Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội hữu nghị Việt Nam - Lào triển khai thực hiện. Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước Lào cũng rất coi trọng hoạt động này, đã giao cho đồng chí Phăn-khăm Vị-pha-văn, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao, Chủ tịch Hội hữu nghị Lào-Việt Nam dẫn đầu Đoàn đại biểu nhân dân Lào sang tham dự Liên hoan. Lãnh đạo Đoàn đại biểu Việt Nam là đồng chí Vũ Trọng Kim - Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Lào và Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Vũ Xuân Hồng. Đoàn đại biểu nhân dân của mỗi nước sẽ có 50 đại biểu, tượng trưng cho 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào.
Thành phần mỗi đoàn đại biểu đều mang tính đại diện rất cao, vừa có các đồng chí lãnh đạo tổ chức Hội ở Trung ương, vừa có các đồng chí lãnh đạo tổ chức Hội tại hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước. Bên cạnh đó là đại diện các cựu chuyên gia và cựu quân tình nguyện Việt Nam từng giúp cách mạng Lào. Điểm đặc biệt của Liên hoan lần này là sự tham dự của 14 công dân Lào - những người đã từng giúp đỡ, che chở chuyên gia và quân tình nguyện Việt Nam giúp Lào.
Phóng viên: Ông có thể cho biết những hoạt động chính sẽ diễn ra trong Liên hoan?
Ông Vũ Xuân Hồng: Trong khuôn khổ Liên hoan, đại biểu nhân dân hai nước sẽ vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập Đảng Cộng sản Đông Dương, tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào, người đặt nền móng và vun đắp cho quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt - Lào. Các đại biểu cũng sẽ cùng nhau trao đổi những kinh nghiệm trong việc triển khai các hoạt động hữu nghị tại địa phương, đơn vị mình và tham dự mít tinh kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước (5/9/1962 - 5/9/2012) và 35 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt - Lào (18/7/1977 - 18/7/2012) do Đảng và Nhà nước Việt Nam tổ chức.
Tại Hà Nội, đại diện lãnh đạo Đảng và Nhà nước sẽ tiếp Đoàn đại biểu nhân dân Việt Nam và Lào. Sau các hoạt động khai mạc tại Thủ đô, các đại biểu sẽ đi Ninh Bình, thăm chùa Bái Đính cũng như cơ sở kinh tế, xã hội của tỉnh. Liên hoan sẽ được tiếp tục tại tỉnh Tuyên Quang - căn cứ địa của cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào. Với cách mạng Việt Nam, Tuyên Quang là Thủ đô trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Với cách mạng Lào, Tuyên Quang cũng là nơi khởi nguồn cho những quyết sách lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Lào. Năm 1950, Hoàng thân Xu-pha-nu-vông và một số cán bộ cách mạng Lào đã ở và làm việc bên khe Đá Bàn dưới chân dãy núi Là (nay là thôn Đá Bàn, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn). Tại thôn Làng Ngòi của xã Mỹ Bằng, tháng 6-1950, Hoàng thân Xu-pha-nu-vông, đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản (sau này là Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào) cùng các đồng chí cán bộ cách mạng Lào đã đến ở và làm việc để chuẩn bị tổ chức Đại hội toàn quốc Mặt trận Neo Lào Ít-xa-la (Mặt trận Lào thống nhất). Sau một thời gian chuẩn bị và được sự giúp đỡ của chính quyền và nhân dân địa phương, ngày 13-8-1950, Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Neo Lào Ít-xa-la đã được tổ chức. Đại hội bầu ra Chính phủ liên hiệp kháng chiến Lào. Tháng 12-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Tân Trào đến Đá Bàn thăm và làm việc với Chính phủ kháng chiến Lào và Hoàng thân Xu-pha-nu-vông. Đã từ lâu, địa điểm diễn ra Đại hội Đại biểu toàn quốc Mặt trận Neo Lào Ít-xa-la, nơi ở và làm việc của Hoàng thân Xu-pha-nu-vông và đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản tại Làng Ngòi và làng Đá Bàn đã trở thành Khu di tích lịch sử đặc biệt của cách mạng Lào - “địa chỉ đỏ” và là điểm đến trong những chuyến đi về nguồn của các đoàn đại biểu Lào mỗi khi sang thăm Việt Nam.
Phóng viên: Là Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam - một cơ quan chuyên trách về công tác mở rộng quan hệ đoàn kết, hữu nghị, thúc đẩy hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trên thế giới, ông có suy nghĩ gì về vai trò, trách nhiệm trong việc củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trong thời gian tới?
Ông Vũ Xuân Hồng: Trong lịch sử quan hệ quốc tế, quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, hiếm có về sự gắn kết bền chặt, thủy chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội. Các vị lãnh tụ kính yêu của hai nước chúng ta đã có những câu nói bất hủ về mối quan hệ đặc biệt này: “Việt - Lào hai nước chúng ta, tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long” (Chủ tịch Hồ Chí Minh); “Núi có thể mòn, sông có thể cạn, song tình nghĩa Lào - Việt sẽ mãi mãi vững bền hơn núi, hơn sông” (Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản). Trải qua nhiều thử thách, hy sinh, gian khổ vì độc lập, tự do, hạnh phúc của hai dân tộc và nhân dân hai nước, quan hệ Việt Nam -Lào đã trở thành quy luật sống còn và sức mạnh kỳ diệu đưa tới nhiều thắng lợi vĩ đại của Việt Nam và Lào trong đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như xây dựng và bảo vệ đất nước.
Do đó, tiếp tục xây dựng, củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt - Lào là trách nhiệm chung của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và của mỗi người dân hai nước Việt Nam và Lào, trong đó có Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội hữu nghị Việt Nam-Lào cũng như của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, Hội hữu nghị Việt Nam-Lào các địa phương.
Là lực lượng nòng cốt trong việc triển khai các hoạt động giao lưu nhân dân giữa Việt Nam với các nước nói chung và với Lào nói riêng, những năm qua, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội hữu nghị Việt Nam-Lào và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, Hội hữu nghị Việt Nam-Lào các địa phương đã triển khai nhiều hoạt động đa dạng, phong phú, góp phần quan trọng vào việc tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt - Lào, được lãnh đạo cấp cao hai nước ghi nhận và đánh giá cao. Các hội hữu nghị, các Bộ ngành, đoàn thể, địa phương, nhất là các tỉnh biên giới kết nghĩa đều có những trao đổi hợp tác và mối quan hệ đó ngày càng đi vào chiều sâu với nội dung thiết thực và hiệu quả. Cộng đồng người Việt Nam tại Lào, lưu học sinh Lào, các bạn Lào đang học tập và công tác tại Việt Nam cũng đã có nhiều đóng góp đáng kể trong vai trò làm cầu nối quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.
Để tiếp tục phát huy công tác này, trong thời gian tới, lực lượng làm công tác hữu nghị trong cả nước cần tích cực và sáng tạo đề xuất nhiều hoạt động đa dạng và phong phú hơn nữa trong các hoạt động hữu nghị với nước bạn Lào. Trước mắt, cần tổ chức tốt những hoạt động lớn trong Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2012, trong đó động viên mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia cuộc thi tìm hiểu về quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào. Mặt khác, Liên hiệp và các tổ chức thành viên Hội hữu nghị Việt Nam-Lào không ngừng tăng cường tuyên truyền về mối quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước, tích cực phổ biến rộng rãi bộ Tư liệu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam giai đoạn 1930-2007’’.
Thông qua các hoạt động này, nhân dân ta sẽ hiểu biết sâu sắc hơn về mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt - Lào, là di sản to lớn vô cùng quý giá cần được củng cố, gìn giữ, là chỗ dựa tinh thần to lớn cho cả hai dân tộc cùng vững bước đi lên. Trong lĩnh vực đối ngoại nhân dân, nhiệm vụ làm thế nào để nhân dân hai nước hiểu biết, gắn bó hơn trên nền tảng sẵn có, Liên hiệp chú trọng đề ra các nội dung mới, cùng lồng ghép trong hoạt động hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục... Những tỉnh, thành trong cả nước có chuyên gia, quân tình nguyện từng hỗ trợ nước bạn sẽ là những người tiếp tục truyền ngọn lửa của tình hữu nghị sắt son đến các thế hệ trẻ... Những cơ sở quần chúng được củng cố, vun đắp sẽ góp phần vững chắc cho mối quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam -Lào.
Trân trọng cảm ơn Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam!
Hoàng Thị Hoa (thực hiện)