Ông được biết đến là một nhà báo cách mạng nổi tiếng có gần 70 năm làm nghề, là một nhà lãnh đạo của Đảng với nhiều trọng trách: Tổng biên tập báo Nhân Dân, Chánh Văn phòng TW Đảng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại TW và Tông thư ký Hội đồng lý luận TW… Hơn 60 năm hoạt động ông đã có nhiều đống góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân. Ông Hông Hà còn là một nhà hoạt động quốc tế xuất sắc, một chiến sĩ hòa bình Việt Nam.
Từ một học sinh, ông tham gia cách mạng từ trước Cách mạng Tháng Tám 1945, sau đó trở thành phóng viên, nghề mà ông yêu thích. Báo Cứu quốc của Tổng bộ Việt Minh là nơi ông bắt đàu vào nghề rồi phóng viên và Tông biên tập báo Nhân dân. Ông đã viết rất nhiều bài tin xuất sắc về cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp và cuộc kháng chiên chông Mỹ cứu nước của Việt Nam.
Ông Hồng Hà là một trong những nhà bào hiếm hoi đã tham gia vào các sự kiện lịch sử trong đại đem lại hoà bình cho Việt Nam : tham gia viết về vụ phá án Ôn Như Hầu ở Hà Nội khi bọn phản cách mạng Quốc Dân đảng âm mưu lật đỏ chính quyền cách mạng năm 1946, tham gia Đại hội thành lập Uỷ ban bảo vệ hoà bình thế giới của Việt Nam ngày 19-11-1950; Công tác báo chí tại Đoàn đại biểu Bộ Tổng tư lệnh QĐNĐVN đàm phán với Đoàn đại biểu quân viễn chinh Pháp ở Hội nghị Trung Giã (Thái Nguyến 6-1954) trước khi miền Bắc được giải phóng, công tác báo chí trong đoàn đại biểu Việt Nam đàm phán với Mỹ tại Hội nghị Paris về hoà bình ở Việt Nam (7-1968/5-1973). Ông đã trực tiếp lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng khi là Trưởng Ban Đối ngoại TW từ 1991-1996, Chủ tịch Hội nghị sĩ Việt Nam hữu nghị với các nước, Phó Chủ tịch Uỷ ban Hoà bình Việt Nam.
Với cương vị một nhà báo và những vị trí được Đảng giao, ông đã tham gia nhiều hoạt động quốc tế và hiểu biết rất sâu sắc những vấn đề quốc tế và những vấn đề của thời đại và quan hệ với nhiều bạn bè trong giới báo chí quốc tế, các Đảng Cộng sản, các đảng chính trị tiền bộ, các nghị sĩ các nước và các tổ chức hoà bình hữu nghị của nhân dân các nước. Với hoạt động quốc tế của mình , ông đã có đóng góp to lớn vào việc tăng cường quan hệ các nước láng giềng anh em: Lào, Trung Quốc, ASEAN và phong trào hoà bình thế giới, phong trào đoàn kết nhân dân Á Phi và phong trào đoàn kết ủng hộ Việt nam..
Năm 2000, ông Hồng Hà được mời là Phó Chủ tịch Uỷ ban hoà bình Việt Nam .Tại buổi gặp gặp đầu tiên với chúng tôi, ông tâm sự bây giờ công việc chính của ông là ở Hội đồng lý luận TƯ và rảnh rỗi thì viết báo nên ông muốn tham gia một số hoạt động ngoại giao nhân dân, đặc biệt là hoạt động hòa bình vì cho rằng tình hình thế giới bước sang thế kỷ 21 đang diễn ra rất phức tạp và nhiều biến động. Ông muốn qua hoạt động thực tế đóng góp cho hoạt động ĐNND, và làm giàu thêm tư duy lý luận nhất là những vấn đề quốc tế. Từ đó ông trở thành thành viên tích cực của Uỷ ban Hoà bình VN, đã tham gia vào Đại hội Hội đồng Hòa bình thế giới, đã đóng góp vào việc tăng cường hoạt động của Hội đồng Hoà bình thế giới, vào quan hệ giữa Việt Nam với các tổ chức hòa bình của Trung Quốc, Lào, CHDCND Triều Tiên, Nhật Bản và các nước trong khu vực.
Ông Hông Hà đã góp công đầu vào việc tìm lại địa điểm diễn ra Đại hội thành lập Uỷ ban Hoà bình Việt Nam và xin phép Bộ Văn hoá-Thông tin công nhận địa điểm này là Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2006. Địa điểm đó cũng được coi là nơi khởi nguồn của các hoạt động hòa bình hữu nghị.
Trong một lần họp của Ban thường vụ Uỷ ban, ông nói nhân đi cùng đoàn Hội nhà bao mà ông là Phó chủ tịch để khánh thành bia kỷ niệm trụ sở Hội nhà bao trong thòi kỳ chông Pháp, ông đã giở cuôn số ghi chép từ thời đó và tìm thấy trang ghi ngày 19-11-1950 về Đại hội thành lập Ủy ban bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam tại ngôi nhà tám mái của Tổng bộ Việt minh tại Thủ đô kháng chiên chông Pháp.
Ông đã cùng Ban Thư ký UYHBVN đi lên xóm Ròng Khoa, xã Điềm Mặc huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên cách Hà Nội hàng trăm km để xác dịnh địa điểm nơi diễn ra Đại hội.. Ông đã góp ý rất sâu sắc về việc xây dựng bia kỷ niệm với là thư của Bác Hồ gửi Đại hội.
Vào dịp khánh thành bia kỷ niệm, chúng tôi đi cùng ông và được ông kể lại chi tiết về Đại hội thành lập Ủy ban và “khoe” ông có rất nhiêu tư liệu, là những cuốn sổ chép tay trong hơn 60 năm làm việc và đặc biệt là rất nhiều kỷ vật mà ông lưu giữ trong đó có cả nhưng kỉ niệm đời thường như tem phiếu sổ gạo thời bao cấp. Ông dự định sẽ giành thời gian để viết một số sách về những năm tháng diễn ra những sự kiện lịch sử của dân tộc mà ông chứng kiến..
Trong năm 2010, ông đã tham gia chủ trì rất tich cực một đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước đựoc nhiệm thu với kết quả xuất sắc về những vấn đề thời đại.
Đến với Cách mạng, ông Hồng Hà là tấm gương của một người cách mạng, cần mẫn, tận tụy với sự nghiệp. Ông không những là một nhà báo cách mạng xuất sắc mà còn là một nhà hoạt động quốc tế xuất sắc, một chiến sĩ hòa bình của Việt Nam.
Nguyễn Văn Huỳnh (Phó Chủ tịch UB Hòa bình Việt Nam)
Từ một học sinh, ông tham gia cách mạng từ trước Cách mạng Tháng Tám 1945, sau đó trở thành phóng viên, nghề mà ông yêu thích. Báo Cứu quốc của Tổng bộ Việt Minh là nơi ông bắt đàu vào nghề rồi phóng viên và Tông biên tập báo Nhân dân. Ông đã viết rất nhiều bài tin xuất sắc về cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp và cuộc kháng chiên chông Mỹ cứu nước của Việt Nam.
Ông Hồng Hà là một trong những nhà bào hiếm hoi đã tham gia vào các sự kiện lịch sử trong đại đem lại hoà bình cho Việt Nam : tham gia viết về vụ phá án Ôn Như Hầu ở Hà Nội khi bọn phản cách mạng Quốc Dân đảng âm mưu lật đỏ chính quyền cách mạng năm 1946, tham gia Đại hội thành lập Uỷ ban bảo vệ hoà bình thế giới của Việt Nam ngày 19-11-1950; Công tác báo chí tại Đoàn đại biểu Bộ Tổng tư lệnh QĐNĐVN đàm phán với Đoàn đại biểu quân viễn chinh Pháp ở Hội nghị Trung Giã (Thái Nguyến 6-1954) trước khi miền Bắc được giải phóng, công tác báo chí trong đoàn đại biểu Việt Nam đàm phán với Mỹ tại Hội nghị Paris về hoà bình ở Việt Nam (7-1968/5-1973). Ông đã trực tiếp lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng khi là Trưởng Ban Đối ngoại TW từ 1991-1996, Chủ tịch Hội nghị sĩ Việt Nam hữu nghị với các nước, Phó Chủ tịch Uỷ ban Hoà bình Việt Nam.
Với cương vị một nhà báo và những vị trí được Đảng giao, ông đã tham gia nhiều hoạt động quốc tế và hiểu biết rất sâu sắc những vấn đề quốc tế và những vấn đề của thời đại và quan hệ với nhiều bạn bè trong giới báo chí quốc tế, các Đảng Cộng sản, các đảng chính trị tiền bộ, các nghị sĩ các nước và các tổ chức hoà bình hữu nghị của nhân dân các nước. Với hoạt động quốc tế của mình , ông đã có đóng góp to lớn vào việc tăng cường quan hệ các nước láng giềng anh em: Lào, Trung Quốc, ASEAN và phong trào hoà bình thế giới, phong trào đoàn kết nhân dân Á Phi và phong trào đoàn kết ủng hộ Việt nam..
Năm 2000, ông Hồng Hà được mời là Phó Chủ tịch Uỷ ban hoà bình Việt Nam .Tại buổi gặp gặp đầu tiên với chúng tôi, ông tâm sự bây giờ công việc chính của ông là ở Hội đồng lý luận TƯ và rảnh rỗi thì viết báo nên ông muốn tham gia một số hoạt động ngoại giao nhân dân, đặc biệt là hoạt động hòa bình vì cho rằng tình hình thế giới bước sang thế kỷ 21 đang diễn ra rất phức tạp và nhiều biến động. Ông muốn qua hoạt động thực tế đóng góp cho hoạt động ĐNND, và làm giàu thêm tư duy lý luận nhất là những vấn đề quốc tế. Từ đó ông trở thành thành viên tích cực của Uỷ ban Hoà bình VN, đã tham gia vào Đại hội Hội đồng Hòa bình thế giới, đã đóng góp vào việc tăng cường hoạt động của Hội đồng Hoà bình thế giới, vào quan hệ giữa Việt Nam với các tổ chức hòa bình của Trung Quốc, Lào, CHDCND Triều Tiên, Nhật Bản và các nước trong khu vực.
Ông Hông Hà đã góp công đầu vào việc tìm lại địa điểm diễn ra Đại hội thành lập Uỷ ban Hoà bình Việt Nam và xin phép Bộ Văn hoá-Thông tin công nhận địa điểm này là Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2006. Địa điểm đó cũng được coi là nơi khởi nguồn của các hoạt động hòa bình hữu nghị.
Trong một lần họp của Ban thường vụ Uỷ ban, ông nói nhân đi cùng đoàn Hội nhà bao mà ông là Phó chủ tịch để khánh thành bia kỷ niệm trụ sở Hội nhà bao trong thòi kỳ chông Pháp, ông đã giở cuôn số ghi chép từ thời đó và tìm thấy trang ghi ngày 19-11-1950 về Đại hội thành lập Ủy ban bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam tại ngôi nhà tám mái của Tổng bộ Việt minh tại Thủ đô kháng chiên chông Pháp.
Ông đã cùng Ban Thư ký UYHBVN đi lên xóm Ròng Khoa, xã Điềm Mặc huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên cách Hà Nội hàng trăm km để xác dịnh địa điểm nơi diễn ra Đại hội.. Ông đã góp ý rất sâu sắc về việc xây dựng bia kỷ niệm với là thư của Bác Hồ gửi Đại hội.
Vào dịp khánh thành bia kỷ niệm, chúng tôi đi cùng ông và được ông kể lại chi tiết về Đại hội thành lập Ủy ban và “khoe” ông có rất nhiêu tư liệu, là những cuốn sổ chép tay trong hơn 60 năm làm việc và đặc biệt là rất nhiều kỷ vật mà ông lưu giữ trong đó có cả nhưng kỉ niệm đời thường như tem phiếu sổ gạo thời bao cấp. Ông dự định sẽ giành thời gian để viết một số sách về những năm tháng diễn ra những sự kiện lịch sử của dân tộc mà ông chứng kiến..
Trong năm 2010, ông đã tham gia chủ trì rất tich cực một đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước đựoc nhiệm thu với kết quả xuất sắc về những vấn đề thời đại.
Đến với Cách mạng, ông Hồng Hà là tấm gương của một người cách mạng, cần mẫn, tận tụy với sự nghiệp. Ông không những là một nhà báo cách mạng xuất sắc mà còn là một nhà hoạt động quốc tế xuất sắc, một chiến sĩ hòa bình của Việt Nam.
Nguyễn Văn Huỳnh (Phó Chủ tịch UB Hòa bình Việt Nam)