Ông John Balaban là giáo sư Văn khoa Đại học bang Bắc Carolina (Mỹ) đến Việt Nam để nghiên cứu và dịch Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du thế kỷ 18 (1766-1820) sang tiếng Anh nhằm quảng bá và giới thiệu với công chúng Mỹ kiệt tác này.
Ông thường xuyên qua lại Thư viện Quốc gia Hà Nội để tìm hiểu tài liệu và rất thích không gian xung quanh hồ Gươm. Balaban cho rằng, ở đây có thể vừa thư giãn vừa nghiên cứu tài liệu rất tốt. Ông đã tìm hiểu về sự tích hồ Hoàn Kiếm và rất thích ý nghĩa sâu sắc của truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa thần sau khi đánh thắng quân xâm lược nhà Minh (thế kỷ 15).
Robetto Diviala - khách du lịch người Italy trước đây đã đến Việt Nam trong một chuyến công tác về môi trường. Anh mang về Italy một chiếc nón lá mà anh mua được ở phố cổ để tặng bạn gái. Cô bạn gái của anh rất thích và đã giới thiệu cho bạn bè rồi hẹn nhau trong kỳ nghỉ tới sẽ đi du lịch ở Việt Nam.
Trở lại Việt Nam lần này, Robetto và bạn gái dành nhiều thời gian để tìm hiểu về Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hà Nội, trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Robetto cảm nhận: “Tôi có tìm hiểu về Nho giáo phương Đông nhưng khi nghe giới thiệu về văn bia tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám-Hà Nội tôi mới biết con người Việt Nam rất tôn trọng những người hiếu học, đỗ đạt nên đã khắc bia ghi danh cho con cháu nghìn đời tưởng nhớ.
Mỗi lần đến với Việt Nam , Robeto lại lên cho mình một kế hoạch mới để khám phá về Hà Nội. Robetto tiết lộ về kế hoạch dài hơi của mình: “Lần sau trở lại tôi sẽ tìm hiểu về các làng nghề ở Thủ đô của các bạn. Tôi đã mua được một vài sản phẩm gốm ở phố cổ và bất ngờ về sự tinh tế và tài hoa của các nghệ nhân làng nghề Việt Nam.
Robeto khoe rằng, năm ngoái anh có vài lần đi ăn phở ở một quán nhỏ nằm trên khu phố cổ ở Hà Nội, năm nay trở lại bà chủ quán vẫn nhớ chuyện anh không ăn được phở có nhiều ớt cay. Lần này bà chủ quán biết ý đã không cho ớt vào tô phở của anh như trước nữa.
Đại biện lâm thời Đại sứ quán Mexico tại Việt Nam, ông Sergio Rivadeneyra Martell đã làm việc ở Hà Nội được ba năm. Ông cảm thấy thú vị nhất là khi dạo quanh khu phố cổ Hà Nội, bởi ở đây có nhiều đền, miếu mà người dân lập nên để tưởng nhớ những người có công khai dựng làng nghề, có công với đất nước.
Ông quan sát và thấy rằng, vào ngày rằm, ngày lễ, các miếu, đình, đền, chùa đều nghi ngút khói hương và rất đông người đi lễ. Ông thổ lộ: “Ở đất nước Mexico chúng tôi, những không gian tâm linh như vậy thường tách biệt với đời sống thị thành. Còn ở Hà Nội của các bạn, dường như tổ tiên, các bậc tiền nhân có công với nước, với dân được hiển hiện trong từng ngõ ngách các con phố. Chính điều này đã lý giải cho tôi biết vì sao người Hà Nội sống rất có trước, có sau và tôn trọng những giá trị truyền thống.
Ông Bin Woon đến từ Singapore và đã sống và làm việc ở Hà Nội gần 15 năm. Nơi làm việc của Bin Woon là Ancheer Spa ở 68 phố Hàng Bông. Trong quãng thời gian ở đây, đối với ông, Hà Nội là một cái gì đó thật thân quen và gần gũi.
Bin Woon đã thuộc nhiều ngõ phố Hà Nội. Đặc biệt, ông rất thích những chiếc đèn lồng treo trong các ngõ nhỏ của phố cổ bởi ở chỗ ông làm việc treo khá nhiều đèn lồng và các nhân viên ở đây cho ông biết, đèn lồng là một dấu ấn của những ngôi nhà cổ của Hà Nội xưa. Hàng ngày, những lúc rảnh rỗi ông thường dạo bộ qua phố cổ Hà Nội, ghé thăm địa chỉ số 8 Hàng Mành, nơi có cửa hàng đèn lồng của họa sĩ Nguyễn Khắc Cẩn. Chiếc đèn lồng cứ như là một cái gì đó không thể thiếu trong đời sống của anh Cẩn vậy.
Trò chuyện với anh ông mới biết, anh là chàng trai Hà Nội đã làm nghề đèn lồng gần 15 năm nay. Nhà anh chỗ nào cũng có đèn lồng. Rời Hà Nội về Singapore, ông rất nhớ đèn lồng trong lòng phố cổ, nhớ những gương mặt thân quen và thân thiện nơi Ancheer Spa. Cô bạn ở đất Hà Thành đã hát tặng ông bài hát “Nhớ về Hà Nội” mà trong đó ông nhớ mãi câu: “Xa Hà Nội, nhớ mãi Hà Nội ơi…”.
PV
Ông thường xuyên qua lại Thư viện Quốc gia Hà Nội để tìm hiểu tài liệu và rất thích không gian xung quanh hồ Gươm. Balaban cho rằng, ở đây có thể vừa thư giãn vừa nghiên cứu tài liệu rất tốt. Ông đã tìm hiểu về sự tích hồ Hoàn Kiếm và rất thích ý nghĩa sâu sắc của truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa thần sau khi đánh thắng quân xâm lược nhà Minh (thế kỷ 15).
Robetto Diviala - khách du lịch người Italy trước đây đã đến Việt Nam trong một chuyến công tác về môi trường. Anh mang về Italy một chiếc nón lá mà anh mua được ở phố cổ để tặng bạn gái. Cô bạn gái của anh rất thích và đã giới thiệu cho bạn bè rồi hẹn nhau trong kỳ nghỉ tới sẽ đi du lịch ở Việt Nam.
Trở lại Việt Nam lần này, Robetto và bạn gái dành nhiều thời gian để tìm hiểu về Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hà Nội, trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Robetto cảm nhận: “Tôi có tìm hiểu về Nho giáo phương Đông nhưng khi nghe giới thiệu về văn bia tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám-Hà Nội tôi mới biết con người Việt Nam rất tôn trọng những người hiếu học, đỗ đạt nên đã khắc bia ghi danh cho con cháu nghìn đời tưởng nhớ.
Mỗi lần đến với Việt Nam , Robeto lại lên cho mình một kế hoạch mới để khám phá về Hà Nội. Robetto tiết lộ về kế hoạch dài hơi của mình: “Lần sau trở lại tôi sẽ tìm hiểu về các làng nghề ở Thủ đô của các bạn. Tôi đã mua được một vài sản phẩm gốm ở phố cổ và bất ngờ về sự tinh tế và tài hoa của các nghệ nhân làng nghề Việt Nam.
Robeto khoe rằng, năm ngoái anh có vài lần đi ăn phở ở một quán nhỏ nằm trên khu phố cổ ở Hà Nội, năm nay trở lại bà chủ quán vẫn nhớ chuyện anh không ăn được phở có nhiều ớt cay. Lần này bà chủ quán biết ý đã không cho ớt vào tô phở của anh như trước nữa.
Đại biện lâm thời Đại sứ quán Mexico tại Việt Nam, ông Sergio Rivadeneyra Martell đã làm việc ở Hà Nội được ba năm. Ông cảm thấy thú vị nhất là khi dạo quanh khu phố cổ Hà Nội, bởi ở đây có nhiều đền, miếu mà người dân lập nên để tưởng nhớ những người có công khai dựng làng nghề, có công với đất nước.
Ông quan sát và thấy rằng, vào ngày rằm, ngày lễ, các miếu, đình, đền, chùa đều nghi ngút khói hương và rất đông người đi lễ. Ông thổ lộ: “Ở đất nước Mexico chúng tôi, những không gian tâm linh như vậy thường tách biệt với đời sống thị thành. Còn ở Hà Nội của các bạn, dường như tổ tiên, các bậc tiền nhân có công với nước, với dân được hiển hiện trong từng ngõ ngách các con phố. Chính điều này đã lý giải cho tôi biết vì sao người Hà Nội sống rất có trước, có sau và tôn trọng những giá trị truyền thống.
Ông Bin Woon đến từ Singapore và đã sống và làm việc ở Hà Nội gần 15 năm. Nơi làm việc của Bin Woon là Ancheer Spa ở 68 phố Hàng Bông. Trong quãng thời gian ở đây, đối với ông, Hà Nội là một cái gì đó thật thân quen và gần gũi.
Bin Woon đã thuộc nhiều ngõ phố Hà Nội. Đặc biệt, ông rất thích những chiếc đèn lồng treo trong các ngõ nhỏ của phố cổ bởi ở chỗ ông làm việc treo khá nhiều đèn lồng và các nhân viên ở đây cho ông biết, đèn lồng là một dấu ấn của những ngôi nhà cổ của Hà Nội xưa. Hàng ngày, những lúc rảnh rỗi ông thường dạo bộ qua phố cổ Hà Nội, ghé thăm địa chỉ số 8 Hàng Mành, nơi có cửa hàng đèn lồng của họa sĩ Nguyễn Khắc Cẩn. Chiếc đèn lồng cứ như là một cái gì đó không thể thiếu trong đời sống của anh Cẩn vậy.
Trò chuyện với anh ông mới biết, anh là chàng trai Hà Nội đã làm nghề đèn lồng gần 15 năm nay. Nhà anh chỗ nào cũng có đèn lồng. Rời Hà Nội về Singapore, ông rất nhớ đèn lồng trong lòng phố cổ, nhớ những gương mặt thân quen và thân thiện nơi Ancheer Spa. Cô bạn ở đất Hà Thành đã hát tặng ông bài hát “Nhớ về Hà Nội” mà trong đó ông nhớ mãi câu: “Xa Hà Nội, nhớ mãi Hà Nội ơi…”.
PV