Đạo diễn Carlos Manuel Rodriguez đã bấm máy quay những cảnh đầu tiên ở Lăng Bác, nhà sàn Bác Hồ… để rồi tới Hải Phòng, Quảng Ninh, lên Cao Bằng trong 8 ngày trước khi làm chuyến xuyên Việt 1 tháng vào đầu tháng 9/2009, với điểm khởi đầu từ Nghệ An.
Một bộ phim kỳ công
Theo ông Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc Trung tâm Báo chí và Hợp tác truyền thông quốc tế, đơn vị sản xuất phim đại diện phía Việt Nam, ý tưởng thực hiện bộ phim về mối tình hữu nghị Việt Nam - Cuba thông qua hình ảnh 2 vị lãnh tụ tối cao của 2 dân tộc đã được nhen nhóm từ 7 năm trước.
Điểm khó của bộ phim chính là phải tìm được cách thể hiện riêng để bộ phim không rơi vào lối mòn. Vì thế cần phải có thời gian nghiên cứu để biến ý tưởng thành hiện thực. Hãng Latino, trực thuộc Đảng Cộng sản Cuba - đối tác của Việt Nam trong việc thực hiện dự án - đã cử đạo diễn Carlos Manuel Rodriguez làm tổng đạo diễn phim. Là một gương mặt nổi tiếng với nhiều phim được đánh giá cao trên thế giới, Carlos Manuel Rodriguez nhận thức một cách rõ nét tầm quan trọng của dự án mình sẽ gánh vác. Kỹ lưỡng ngay từ khâu kịch bản, trước khi khởi thảo những dòng đầu tiên, đoàn phim đã có chuyến khảo sát trong 1 tháng qua nhiều tỉnh, thành ở Việt Nam như Cao Bằng, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Bến Tre... tìm gặp những người phiên dịch, những người từng có cơ hội tiếp xúc, làm việc với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro, nghe họ kể lại kỷ niệm về hai vị lãnh tụ; đoàn cũng mời những người từng làm việc với Bác Hồ lên hang Pắc Bó, tỉnh Cao Bằng, để những hồi tưởng, cảm xúc về Bác trong mỗi người trở lại một cách chân thật và sống động. Trong quá trình khảo sát, tìm hiểu thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo diễn Carlos Manuel Rodriguez bày tỏ sự ngưỡng mộ và kính phục vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam. Đạo diễn Carlos Manuel Rodriguez chia sẻ, ở Cuba rất nhiều người biết đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều trường học, nhà trẻ... mang tên Hồ Chí Minh như Trường cấp 2 Hồ Chí Minh ở tỉnh Jarugo; trường cấp 1 Bác Hồ ở Havana...
Và cách kể đặc biệt
Tiến hành quay trong 3 tháng tại Cuba và Việt Nam, mục đích của đoàn làm phim là dựng song song 2 bộ phim, một phim về Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro; một phim về mối tình hữu nghị Việt Nam - Cuba. Riêng bộ phim về Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro (tên đặt hiện tại là Những sự trùng hợp), kịch bản được viết bởi Otto Miguel Guzman, Giám đốc Phát hành, Điện ảnh Truyền hình, Xưởng phim Mudo Latino. Đạo diễn Carlos Manuel Rodriguez đã đóng góp nhiều thông tin, cùng những ý tưởng để bộ phim được triển khai trong thực tế. Sợi dây kết nối bộ phim là tình bạn giữa Alejando (người Cuba) và Nguyễn (người Việt Nam). Cùng học ở Cuba, cả 2 đều quan tâm đến việc đi sâu, tìm hiểu về tình hữu nghị cao cả giữa hai dân tộc bởi sự tương hợp về tư tưởng, về sự hy sinh và các cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc trong lịch sử mỗi nước. Từ điểm xuất phát này, hàng loạt sự kiện có tính chất “dấu son” trong lịch sử của hai dân tộc Cuba, Việt Nam; cũng như các sự kiện gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro được tái hiện, trong sự đối sánh để tìm sự tương đồng. Như ngày 5/6/1911, Bác Hồ rời Việt Nam đi tìm đường cứu nước; cuộc tấn công trại lính Moncada ở Santiago mà Fidel và một nhóm thanh niên đã thực hiện với mục đích chiếm đoạt vũ khí và tiến lên miền núi. Tháng 6/1931, Nguyễn Ái Quốc bị giam ở Hongkong; Fidel ở phiên tòa Moncada. Nguyễn Ái Quốc viết Nhật ký trong tù. Fidel ở nhà tù Đảo Thông viết những luận cứ để tự bảo vệ mình trong phiên tòa xét xử vụ tấn công Moncada - đó là cuốn sách Lịch sử sẽ minh chứng cho chúng ta. Tháng 8/1945 Hồ Chí Minh cùng Đảng Cộng sản Việt Nam giành chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Fidel trở thành Tổng tư lệnh của quân khởi nghĩa, giành thắng lợi... Với cách kể của một phim truyện, bộ phim được thực hiện không theo những dấu mốc lịch sử có tính “biên niên” như những phim tài liệu lịch sử thường gặp, mà theo mạch cảm xúc và ký ức của nhân vật.
Một bộ phim kỳ công
Theo ông Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc Trung tâm Báo chí và Hợp tác truyền thông quốc tế, đơn vị sản xuất phim đại diện phía Việt Nam, ý tưởng thực hiện bộ phim về mối tình hữu nghị Việt Nam - Cuba thông qua hình ảnh 2 vị lãnh tụ tối cao của 2 dân tộc đã được nhen nhóm từ 7 năm trước.
Điểm khó của bộ phim chính là phải tìm được cách thể hiện riêng để bộ phim không rơi vào lối mòn. Vì thế cần phải có thời gian nghiên cứu để biến ý tưởng thành hiện thực. Hãng Latino, trực thuộc Đảng Cộng sản Cuba - đối tác của Việt Nam trong việc thực hiện dự án - đã cử đạo diễn Carlos Manuel Rodriguez làm tổng đạo diễn phim. Là một gương mặt nổi tiếng với nhiều phim được đánh giá cao trên thế giới, Carlos Manuel Rodriguez nhận thức một cách rõ nét tầm quan trọng của dự án mình sẽ gánh vác. Kỹ lưỡng ngay từ khâu kịch bản, trước khi khởi thảo những dòng đầu tiên, đoàn phim đã có chuyến khảo sát trong 1 tháng qua nhiều tỉnh, thành ở Việt Nam như Cao Bằng, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Bến Tre... tìm gặp những người phiên dịch, những người từng có cơ hội tiếp xúc, làm việc với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro, nghe họ kể lại kỷ niệm về hai vị lãnh tụ; đoàn cũng mời những người từng làm việc với Bác Hồ lên hang Pắc Bó, tỉnh Cao Bằng, để những hồi tưởng, cảm xúc về Bác trong mỗi người trở lại một cách chân thật và sống động. Trong quá trình khảo sát, tìm hiểu thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo diễn Carlos Manuel Rodriguez bày tỏ sự ngưỡng mộ và kính phục vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam. Đạo diễn Carlos Manuel Rodriguez chia sẻ, ở Cuba rất nhiều người biết đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều trường học, nhà trẻ... mang tên Hồ Chí Minh như Trường cấp 2 Hồ Chí Minh ở tỉnh Jarugo; trường cấp 1 Bác Hồ ở Havana...
Và cách kể đặc biệt
Tiến hành quay trong 3 tháng tại Cuba và Việt Nam, mục đích của đoàn làm phim là dựng song song 2 bộ phim, một phim về Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro; một phim về mối tình hữu nghị Việt Nam - Cuba. Riêng bộ phim về Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro (tên đặt hiện tại là Những sự trùng hợp), kịch bản được viết bởi Otto Miguel Guzman, Giám đốc Phát hành, Điện ảnh Truyền hình, Xưởng phim Mudo Latino. Đạo diễn Carlos Manuel Rodriguez đã đóng góp nhiều thông tin, cùng những ý tưởng để bộ phim được triển khai trong thực tế. Sợi dây kết nối bộ phim là tình bạn giữa Alejando (người Cuba) và Nguyễn (người Việt Nam). Cùng học ở Cuba, cả 2 đều quan tâm đến việc đi sâu, tìm hiểu về tình hữu nghị cao cả giữa hai dân tộc bởi sự tương hợp về tư tưởng, về sự hy sinh và các cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc trong lịch sử mỗi nước. Từ điểm xuất phát này, hàng loạt sự kiện có tính chất “dấu son” trong lịch sử của hai dân tộc Cuba, Việt Nam; cũng như các sự kiện gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro được tái hiện, trong sự đối sánh để tìm sự tương đồng. Như ngày 5/6/1911, Bác Hồ rời Việt Nam đi tìm đường cứu nước; cuộc tấn công trại lính Moncada ở Santiago mà Fidel và một nhóm thanh niên đã thực hiện với mục đích chiếm đoạt vũ khí và tiến lên miền núi. Tháng 6/1931, Nguyễn Ái Quốc bị giam ở Hongkong; Fidel ở phiên tòa Moncada. Nguyễn Ái Quốc viết Nhật ký trong tù. Fidel ở nhà tù Đảo Thông viết những luận cứ để tự bảo vệ mình trong phiên tòa xét xử vụ tấn công Moncada - đó là cuốn sách Lịch sử sẽ minh chứng cho chúng ta. Tháng 8/1945 Hồ Chí Minh cùng Đảng Cộng sản Việt Nam giành chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Fidel trở thành Tổng tư lệnh của quân khởi nghĩa, giành thắng lợi... Với cách kể của một phim truyện, bộ phim được thực hiện không theo những dấu mốc lịch sử có tính “biên niên” như những phim tài liệu lịch sử thường gặp, mà theo mạch cảm xúc và ký ức của nhân vật.