Xin ngài Đại sứ cho biết những cảm nhận đầu tiên của mình về đất nước, con người Việt Nam?
Trước tiên tôi xin cảm ơn Hội Hữu nghị Việt Nam - Séc đã cho tôi cơ hội bày tỏ những cảm nhận của mình đúng vào thời điểm tôi đang tổng kết một năm sống và làm việc ở Việt Nam và trước thềm kỷ niệm 91 năm ngày khôi phục quốc thể Séc.
Tôi phải thừa nhận là tôi đã không hẳn giống như một người hoàn toàn mới, nhưng để trở thành người am hiểu tình hình nước sở tại cũng còn cần nhiều thời gian. Trước khi sang đây, tôi thực sự muốn biết vóc dáng và cuộc sống của một đất nước mà trong quá khứ đã từng gắn bó với chúng tôi bởi biết bao điểm tương đồng và người dân của đất nước ấy đối với chúng tôi thật vô cùng gần gũi. Bởi lẽ đối với hàng vạn người trong số họ thì CH Séc đã trở thành một quê hương mới, nơi họ lao động và học tập.
Đối với tôi, Việt Nam là một đất nước đang thực sự phát triển năng động, mặc dù cũng như các nước khác, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn. Tuy nhiên, trong trường hợp Việt Nam thì đó là những khó khăn đặc trưng của sự tăng trưởng. Đó là những trở ngại mà bất kỳ nước nào muốn quyết tâm nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của người dân đều phải vượt qua. Thực tế đã chứng tỏ nói chung Việt Nam đã có sự chuẩn bị tốt để đối phó với cả những tác động khôn lường của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mà hậu quả của nó là kinh tế phát triển chậm lại. Trong mối tương quan này, nền kinh tế Việt Nam vẫn giữ được trạng thái tương đối khá, và tuy bị mất một phần thị trường nước ngoài vốn có tầm quan trọng then chốt đối với một nền kinh tế chú trọng xuất khẩu, Việt Nam cũng đã đứng vững được. Chính sự tăng liên tục thu nhập quốc dân cũng chứng tỏ điều đó.
Tài nguyên lớn nhất của mỗi nước chính là ở con người, đó là nguồn lực duy nhất thật sự không bao giờ cạn kiệt. Việt Nam là đất nước dồi dào những con người cần cù lao động, họ biết họ muốn gì. Chúng tôi biết rõ sự kiên nhẫn và sự chăm chỉ cần cù của những con người ấy khi họ ở đất nước chúng tôi, ý chí của họ thật đáng khâm phục, con em của họ trong các trường học của chúng tôi luôn là những học sinh giỏi nhất. Những con người như thế có tất cả các tố chất để thực hiện thành công mọi dự tính tại đất nước mình. Xã hội Việt Nam là một xã hội trẻ, khỏe và lành mạnh, rất có triển vọng. Người dân rất quan tâm giải quyết các vấn đề và thảo luận về chúng, thế hệ trẻ có quyết tâm nhận lấy vai trò của người quản lý thực thụ ở đất nước của họ. Tôi không thấy một lý do nào có thể khiến họ không thành công.
Còn một việc nữa khiến tôi thích ở nơi đây. Tuy là một xã hội hiện đại, nhưng Việt Nam cũng không quên truyền thống. Sự quan tâm đến di sản văn hóa là một minh chứng cho trình độ tiên tiến của một đất nước và là sự đảm bảo rằng, nhịp độ phát triển hối hả của thế giới đương đại cũng không thể làm lu mờ hay đảo ngược được những giá trị truyền thống vốn là nền tảng của xã hội trong suốt một thời gian dài.
Việt Nam và Cộng hoà Séc đã có quan hệ hợp tác truyền thống từ lâu. Ngài Đại sứ đánh giá như thế nào về quan hệ song phương hiện nay và triển vọng phát triển của mối quan hệ đó? Ngài Đại sứ có những dự định gì để có thể góp phần vào việc phát triển sự hợp tác nhiều mặt Séc - Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư mà theo chúng tôi có nhiều triển vọng?
Tôi có thể vui mừng khẳng định rằng, quan hệ đôi bên đang phát triển rất thuận lợi. Các cuộc tiếp xúc ở cấp độ chính trị đã và đang được xúc tiến mạnh mẽ. Sự giao tiếp giữa CH Séc và Việt Nam cũng đã diễn ra rất sôi động ngay cả trong thời gian CH Séc đảm nhiệm cương vị Chủ tịch EU trong nửa đầu năm 2009. CH Séc với tư cách là nước chủ tịch luân phiên EU đã tham gia vào việc tổ chức và điều phối hội nghị bộ trưởng ASEM tháng 5 năm 2009 do Việt Nam đăng cai tổ chức.
Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tháng 4 năm 2009 đã thành công tốt đẹp, trong tháng 5 Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hai nước đã gặp nhau trong khuôn khổ Hội nghị ASEM tại Hà Nội. Những chuyến thăm tiếp theo trên cấp độ quốc hội đang được chuẩn bị. Tháng 11 năm 2009, Ủy ban phát triển địa phương, quản lý công cộng và môi trường của Thượng viện CH Séc do Phó Chủ tịch Thượng viện CH Séc, Ngài J. Liska dẫn đầu sẽ tới thăm Việt Nam. Cũng trong tháng này Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam cũng sẽ thăm CH Séc.
Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế - thương mại là mối quan tâm hàng đầu trong chính sách đối ngoại nước chúng tôi. Kim ngạch thương mại giữa hai nước trong năm năm qua tăng gấp 3 lần. Mặc dù do hậu quả của khủng hoảng kinh tế, năm nay trao đổi thương mại giữa hai bên sẽ giảm nhẹ so với năm 2008, nhưng tôi tin rằng tiềm năng giữa hai nước vẫn chưa được tận dụng hết và mối quan tâm của các doanh nghiệp Séc và Việt Nam sẽ góp phần vào việc sử dụng nhiều hơn tiềm năng này và qua đó cũng góp phần vào việc tiếp tục tăng cường các mối quan hệ song phương.
(Ghi chú: Theo Tổng cục thống kê CH Séc, trao đổi mậu dịch giữa Công hòa Séc và Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7/2009 đạt 152,7 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2008 con số này là 170,3 triệu USD, cả năm 2008 đạt 285,9 triệu USD (xuất khẩu 34,1 triệu USD, nhập khẩu 251,8 triệu USD.)
Trao đổi buôn bán giữa hai nước tăng nhanh, nhưng cho đến nay, chủ yếu vẫn là do tăng nhập khẩu của Việt Nam vào Cộng hòa Séc. Điều lô gích là đang có cơ hội lớn để các doanh nghiệp Séc và cả Việt Nam cân bằng cán cân thương mại mất cân đối này. Đó là khả năng cung cấp các thiết bị công nghiệp toàn bộ cho lĩnh vực năng lượng, khai thác vật liệu xây dựng và chế biến khoáng sản, cũng như các dây chuyền chế biến và bao bì đóng gói cho ngành công nghệp thực phẩm, cung cấp thiết bị cho lĩnh vực y tế, vv. Mới đây xuất hiện khả năng cùng đầu tư, sản xuất và hợp tác trong khoa học và nghiên cứu.
Để hỗ trợ cho việc trao đổi buôn bán giữa hai nước, cuối tháng 9 năm nay, tại Praha Bộ Công Thương Cộng hòa Séc đã tổ chức hai cuộc hội thảo. Ở hội thảo thứ nhất, Tham tán thương mại Cộng hòa Séc tại Hà Nội đã giới thiệu về trao đổi mậu dịch đôi bên và tình hình đầu tư tại Việt Nam và Giám đốc Văn phòng đối ngoại của CzechTrade tại thành phố Hồ Chí Minh đã thông báo về các cơ hội cụ thể và đã nêu những trường hợp buôn bán có kết quả. Cuộc hội thảo thứ hai dành cho đại diện các doanh nghiệp chuyên về thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản. Tại cuộc hội thảo này, Tham tán thương mại đã thông báo về các cơ hội dành cho các doanh nghiệp Séc trong lĩnh vực mà sự hợp tác song phương giữa hai nước đã có truyền thống từ rất lâu. Đại diện Đại sứ quán nước CHXHCN Việt Nam cũng đã có mặt tại hai cuộc hội thảo này. Vào giữa tháng 10 năm nay, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu sẽ phối hợp tổ chức buổi giới thiệu về Cộng hòa Séc và tiềm năng thương mại của Séc. Đây sẽ là lần giới thiệu thứ 3 theo kiểu này (các cuộc trước thực hiện ở Nha Trang và Đà Nẵng). Đến tháng 11 một hoạt động tương tự cũng sẽ được tổ chức ở Hải Phòng.
Chúng tôi cũng coi trọng sự hợp tác cả trong các lĩnh vực khác. Ở đây, trước hết tôi muốn nêu bật lĩnh vực giáo dục. Nó không chỉ là một phần của sự viện trợ phát triển mà còn là một nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc.
Việt Nam vẫn tiếp tục là nước nhận viện trợ phát triển quan trọng của Cộng hòa Séc. Trên cơ sở chương trình hợp tác phát triển giữa Cộng hòa Séc và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho thời kỳ 2006-2010, Việt Nam được xếp trong danh sách các nước được ưu tiên của chương trình hợp tác phát triến với nước ngoài và hiện nay có 10 dự án dài hạn của sự hợp tác phát triển trong lĩnh vực phát triển công nghiệp, nông nghiệp, môi trường sống và phát triển xã hội đang được thực hiện. Trong năm nay, 4 dự án khu vực nhỏ cũng đang được triển khai.
Năm tới, Cộng hòa Séc và Việt Nam sẽ kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Chúng tôi cho rằng, dịp kỷ niệm này sẽ là một cơ hội đặc biệt để tiếp tục tăng cường mối quan hệ vốn đã rất tốt đẹp giữa hai nước chúng ta trên tất cả các lĩnh vực. Các cuộc tiếp xúc ở cấp độ chính trị như đã nói ở trên là tương đối sôi động. Trong tương lai, chúng tôi cũng muốn xúc tiến các mối quan hệ cả ở cấp thấp hơn, đặc biệt là quan hệ giữa các vùng và tỉnh mà theo ý kiến chúng tôi có thể phát triển các phương thức hợp tác cụ thể tùy theo nhu cầu của từng vùng.
Xin Đại sứ giới thiệu đôi nét về những thành tựu trong xây dựng và phát triển mà CH Séc đã đạt được?
Trong 16 năm tồn tại nước CH Séc và 20 năm sau những thay đổi chính trị mà nước Tiệp Khắc trước kia đã trải qua, chúng tôi đã đạt được rất nhiều mục tiêu và kế hoạch đã đề ra. Trước hết phải nói đến việc gia nhập Nato (năm 1999) và Liên minh châu Âu (năm 2004). Với hai sự kiện này, CH Séc chính thức đứng vào nhóm các nước phát triển ở Tây Âu.
Trong 6 tháng đầu năm 2009 CH Séc đã giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng EU. Việc giữ cương vị Chủ tịch đối với CH Séc như một sự thách thức có quy mô và ý nghĩa đặc biệt. Đối với CH Séc, thực tế này có hai ý nghĩa –một mặt, để chứng tỏ khả năng một nước thành viên mới vẫn có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của một nước chủ tịch, mặt khác để chỉ rõ tiềm năng của mình và thể hiện mình như là một đối tác đáng tin cậy trên trường quốc tế. CH Séc đã thành công trong cả hai trường hợp (bất chấp cả tình hình chính trị phức tạp trong nước) và đã hoàn thành nghiêm túc vai trò của một nước chủ tịch.
Chắc chắn các bạn biết chương trình làm việc của nước chủ tịch thường rất căng thẳng. Điều này cũng không có gì khác khi CH Séc giữ cương vị ấy. Hàng loạt các hoạt động đã diễn ra ở châu Á, kể cả ở Việt Nam. Chúng tôi vui mừng nhớ lại trong thời gian CH Séc giữ cương vị chủ tịch, ngoài những việc khác ra, Hội nghị ASEM do Việt Nam đăng cai tổ chức tháng 5/2009 đã thành công tốt đẹp.
Hội Hữu nghị Việt Nam - Séc và Đại sứ quán CH Séc tại Việt Nam thời gian qua đã xây dựng được mối quan hệ hữu nghị thân thiện. Xin Ngài Đại sứ cho biết, Ngài đánh giá như thế nào về vai trò của Hội trong việc cũng cố và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hòa Séc và Cộng hòa XHCN Việt Nam?
Chúng tôi rất coi trọng các hoạt động của Hội Hữu nghị Việt Nam – Séc, một tổ chức mà cơ quan đại diện của chúng tôi đã hợp tác ngày từ đầu khi mới được thành lập, đó là từ năm 1997. Chúng tôi coi hoạt động của Hội không những chỉ đóng góp mà còn có vai tò không thể thay thế được trong việc cũng cố và tăng cường quan hệ giữa Cộng hòa Séc và Việt Nam. Bởi lẽ ai có thể hiểu những mục tiêu, mong muốn cũng như những sự lo lắng của chúng tôi tốt hơn là những con người đã sống và học tập hay làm việc nhiều năm tháng ở đất nước chúng tôi. Chúng tôi tin chắc rằng, mối quan hệ này của chúng ta là vững chắc và lâu bền và trong tương lai sẽ tiếp tục phát triển có lợi cho cả hai nước.
Chúng tôi đặc biệt vui mừng là các hội viên của Hội, những người đã tốt nghiệp ở Tiệp Khắc, với kiến thức tiếp thu được khi trở về tổ quốc đã khẳng định được chỗ đứng của mình và ngày càng giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước, ở các tổ chức và cơ quan (chỉ lấy một ví dụ - Chủ tịch Hội hiện nay là ông Nguyễn Minh Hồng, Thứ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông). Vấn đề không phải ở biểu tượng mà là thành quả có thể nhìn thấy rõ-chính sự thành công của sự giúp đỡ dành cho việc đào tạo khẳng định điều này, đồng thời đó cũng là sự quảng bá tốt đẹp cho chính bản thân CH Séc. Chúng tôi tin rằng tham gia vào việc quảng bá thanh danh và nhận thức về CH Séc tại Việt Nam là một đóng góp quan trọng và không gì có thể thay thế được của Hội Hữu nghị Việt Nam – Séc và là tiền đề tốt cho việc phát triển và tăng cường sự hợp tác giữa hai nước. Hà Nội, tháng 10/2009
PV
Trước tiên tôi xin cảm ơn Hội Hữu nghị Việt Nam - Séc đã cho tôi cơ hội bày tỏ những cảm nhận của mình đúng vào thời điểm tôi đang tổng kết một năm sống và làm việc ở Việt Nam và trước thềm kỷ niệm 91 năm ngày khôi phục quốc thể Séc.
Tôi phải thừa nhận là tôi đã không hẳn giống như một người hoàn toàn mới, nhưng để trở thành người am hiểu tình hình nước sở tại cũng còn cần nhiều thời gian. Trước khi sang đây, tôi thực sự muốn biết vóc dáng và cuộc sống của một đất nước mà trong quá khứ đã từng gắn bó với chúng tôi bởi biết bao điểm tương đồng và người dân của đất nước ấy đối với chúng tôi thật vô cùng gần gũi. Bởi lẽ đối với hàng vạn người trong số họ thì CH Séc đã trở thành một quê hương mới, nơi họ lao động và học tập.
Đối với tôi, Việt Nam là một đất nước đang thực sự phát triển năng động, mặc dù cũng như các nước khác, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn. Tuy nhiên, trong trường hợp Việt Nam thì đó là những khó khăn đặc trưng của sự tăng trưởng. Đó là những trở ngại mà bất kỳ nước nào muốn quyết tâm nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của người dân đều phải vượt qua. Thực tế đã chứng tỏ nói chung Việt Nam đã có sự chuẩn bị tốt để đối phó với cả những tác động khôn lường của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mà hậu quả của nó là kinh tế phát triển chậm lại. Trong mối tương quan này, nền kinh tế Việt Nam vẫn giữ được trạng thái tương đối khá, và tuy bị mất một phần thị trường nước ngoài vốn có tầm quan trọng then chốt đối với một nền kinh tế chú trọng xuất khẩu, Việt Nam cũng đã đứng vững được. Chính sự tăng liên tục thu nhập quốc dân cũng chứng tỏ điều đó.
Tài nguyên lớn nhất của mỗi nước chính là ở con người, đó là nguồn lực duy nhất thật sự không bao giờ cạn kiệt. Việt Nam là đất nước dồi dào những con người cần cù lao động, họ biết họ muốn gì. Chúng tôi biết rõ sự kiên nhẫn và sự chăm chỉ cần cù của những con người ấy khi họ ở đất nước chúng tôi, ý chí của họ thật đáng khâm phục, con em của họ trong các trường học của chúng tôi luôn là những học sinh giỏi nhất. Những con người như thế có tất cả các tố chất để thực hiện thành công mọi dự tính tại đất nước mình. Xã hội Việt Nam là một xã hội trẻ, khỏe và lành mạnh, rất có triển vọng. Người dân rất quan tâm giải quyết các vấn đề và thảo luận về chúng, thế hệ trẻ có quyết tâm nhận lấy vai trò của người quản lý thực thụ ở đất nước của họ. Tôi không thấy một lý do nào có thể khiến họ không thành công.
Còn một việc nữa khiến tôi thích ở nơi đây. Tuy là một xã hội hiện đại, nhưng Việt Nam cũng không quên truyền thống. Sự quan tâm đến di sản văn hóa là một minh chứng cho trình độ tiên tiến của một đất nước và là sự đảm bảo rằng, nhịp độ phát triển hối hả của thế giới đương đại cũng không thể làm lu mờ hay đảo ngược được những giá trị truyền thống vốn là nền tảng của xã hội trong suốt một thời gian dài.
Việt Nam và Cộng hoà Séc đã có quan hệ hợp tác truyền thống từ lâu. Ngài Đại sứ đánh giá như thế nào về quan hệ song phương hiện nay và triển vọng phát triển của mối quan hệ đó? Ngài Đại sứ có những dự định gì để có thể góp phần vào việc phát triển sự hợp tác nhiều mặt Séc - Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư mà theo chúng tôi có nhiều triển vọng?
Tôi có thể vui mừng khẳng định rằng, quan hệ đôi bên đang phát triển rất thuận lợi. Các cuộc tiếp xúc ở cấp độ chính trị đã và đang được xúc tiến mạnh mẽ. Sự giao tiếp giữa CH Séc và Việt Nam cũng đã diễn ra rất sôi động ngay cả trong thời gian CH Séc đảm nhiệm cương vị Chủ tịch EU trong nửa đầu năm 2009. CH Séc với tư cách là nước chủ tịch luân phiên EU đã tham gia vào việc tổ chức và điều phối hội nghị bộ trưởng ASEM tháng 5 năm 2009 do Việt Nam đăng cai tổ chức.
Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tháng 4 năm 2009 đã thành công tốt đẹp, trong tháng 5 Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hai nước đã gặp nhau trong khuôn khổ Hội nghị ASEM tại Hà Nội. Những chuyến thăm tiếp theo trên cấp độ quốc hội đang được chuẩn bị. Tháng 11 năm 2009, Ủy ban phát triển địa phương, quản lý công cộng và môi trường của Thượng viện CH Séc do Phó Chủ tịch Thượng viện CH Séc, Ngài J. Liska dẫn đầu sẽ tới thăm Việt Nam. Cũng trong tháng này Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam cũng sẽ thăm CH Séc.
Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế - thương mại là mối quan tâm hàng đầu trong chính sách đối ngoại nước chúng tôi. Kim ngạch thương mại giữa hai nước trong năm năm qua tăng gấp 3 lần. Mặc dù do hậu quả của khủng hoảng kinh tế, năm nay trao đổi thương mại giữa hai bên sẽ giảm nhẹ so với năm 2008, nhưng tôi tin rằng tiềm năng giữa hai nước vẫn chưa được tận dụng hết và mối quan tâm của các doanh nghiệp Séc và Việt Nam sẽ góp phần vào việc sử dụng nhiều hơn tiềm năng này và qua đó cũng góp phần vào việc tiếp tục tăng cường các mối quan hệ song phương.
(Ghi chú: Theo Tổng cục thống kê CH Séc, trao đổi mậu dịch giữa Công hòa Séc và Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7/2009 đạt 152,7 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2008 con số này là 170,3 triệu USD, cả năm 2008 đạt 285,9 triệu USD (xuất khẩu 34,1 triệu USD, nhập khẩu 251,8 triệu USD.)
Trao đổi buôn bán giữa hai nước tăng nhanh, nhưng cho đến nay, chủ yếu vẫn là do tăng nhập khẩu của Việt Nam vào Cộng hòa Séc. Điều lô gích là đang có cơ hội lớn để các doanh nghiệp Séc và cả Việt Nam cân bằng cán cân thương mại mất cân đối này. Đó là khả năng cung cấp các thiết bị công nghiệp toàn bộ cho lĩnh vực năng lượng, khai thác vật liệu xây dựng và chế biến khoáng sản, cũng như các dây chuyền chế biến và bao bì đóng gói cho ngành công nghệp thực phẩm, cung cấp thiết bị cho lĩnh vực y tế, vv. Mới đây xuất hiện khả năng cùng đầu tư, sản xuất và hợp tác trong khoa học và nghiên cứu.
Để hỗ trợ cho việc trao đổi buôn bán giữa hai nước, cuối tháng 9 năm nay, tại Praha Bộ Công Thương Cộng hòa Séc đã tổ chức hai cuộc hội thảo. Ở hội thảo thứ nhất, Tham tán thương mại Cộng hòa Séc tại Hà Nội đã giới thiệu về trao đổi mậu dịch đôi bên và tình hình đầu tư tại Việt Nam và Giám đốc Văn phòng đối ngoại của CzechTrade tại thành phố Hồ Chí Minh đã thông báo về các cơ hội cụ thể và đã nêu những trường hợp buôn bán có kết quả. Cuộc hội thảo thứ hai dành cho đại diện các doanh nghiệp chuyên về thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản. Tại cuộc hội thảo này, Tham tán thương mại đã thông báo về các cơ hội dành cho các doanh nghiệp Séc trong lĩnh vực mà sự hợp tác song phương giữa hai nước đã có truyền thống từ rất lâu. Đại diện Đại sứ quán nước CHXHCN Việt Nam cũng đã có mặt tại hai cuộc hội thảo này. Vào giữa tháng 10 năm nay, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu sẽ phối hợp tổ chức buổi giới thiệu về Cộng hòa Séc và tiềm năng thương mại của Séc. Đây sẽ là lần giới thiệu thứ 3 theo kiểu này (các cuộc trước thực hiện ở Nha Trang và Đà Nẵng). Đến tháng 11 một hoạt động tương tự cũng sẽ được tổ chức ở Hải Phòng.
Chúng tôi cũng coi trọng sự hợp tác cả trong các lĩnh vực khác. Ở đây, trước hết tôi muốn nêu bật lĩnh vực giáo dục. Nó không chỉ là một phần của sự viện trợ phát triển mà còn là một nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc.
Việt Nam vẫn tiếp tục là nước nhận viện trợ phát triển quan trọng của Cộng hòa Séc. Trên cơ sở chương trình hợp tác phát triển giữa Cộng hòa Séc và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho thời kỳ 2006-2010, Việt Nam được xếp trong danh sách các nước được ưu tiên của chương trình hợp tác phát triến với nước ngoài và hiện nay có 10 dự án dài hạn của sự hợp tác phát triển trong lĩnh vực phát triển công nghiệp, nông nghiệp, môi trường sống và phát triển xã hội đang được thực hiện. Trong năm nay, 4 dự án khu vực nhỏ cũng đang được triển khai.
Năm tới, Cộng hòa Séc và Việt Nam sẽ kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Chúng tôi cho rằng, dịp kỷ niệm này sẽ là một cơ hội đặc biệt để tiếp tục tăng cường mối quan hệ vốn đã rất tốt đẹp giữa hai nước chúng ta trên tất cả các lĩnh vực. Các cuộc tiếp xúc ở cấp độ chính trị như đã nói ở trên là tương đối sôi động. Trong tương lai, chúng tôi cũng muốn xúc tiến các mối quan hệ cả ở cấp thấp hơn, đặc biệt là quan hệ giữa các vùng và tỉnh mà theo ý kiến chúng tôi có thể phát triển các phương thức hợp tác cụ thể tùy theo nhu cầu của từng vùng.
Xin Đại sứ giới thiệu đôi nét về những thành tựu trong xây dựng và phát triển mà CH Séc đã đạt được?
Trong 16 năm tồn tại nước CH Séc và 20 năm sau những thay đổi chính trị mà nước Tiệp Khắc trước kia đã trải qua, chúng tôi đã đạt được rất nhiều mục tiêu và kế hoạch đã đề ra. Trước hết phải nói đến việc gia nhập Nato (năm 1999) và Liên minh châu Âu (năm 2004). Với hai sự kiện này, CH Séc chính thức đứng vào nhóm các nước phát triển ở Tây Âu.
Trong 6 tháng đầu năm 2009 CH Séc đã giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng EU. Việc giữ cương vị Chủ tịch đối với CH Séc như một sự thách thức có quy mô và ý nghĩa đặc biệt. Đối với CH Séc, thực tế này có hai ý nghĩa –một mặt, để chứng tỏ khả năng một nước thành viên mới vẫn có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của một nước chủ tịch, mặt khác để chỉ rõ tiềm năng của mình và thể hiện mình như là một đối tác đáng tin cậy trên trường quốc tế. CH Séc đã thành công trong cả hai trường hợp (bất chấp cả tình hình chính trị phức tạp trong nước) và đã hoàn thành nghiêm túc vai trò của một nước chủ tịch.
Chắc chắn các bạn biết chương trình làm việc của nước chủ tịch thường rất căng thẳng. Điều này cũng không có gì khác khi CH Séc giữ cương vị ấy. Hàng loạt các hoạt động đã diễn ra ở châu Á, kể cả ở Việt Nam. Chúng tôi vui mừng nhớ lại trong thời gian CH Séc giữ cương vị chủ tịch, ngoài những việc khác ra, Hội nghị ASEM do Việt Nam đăng cai tổ chức tháng 5/2009 đã thành công tốt đẹp.
Hội Hữu nghị Việt Nam - Séc và Đại sứ quán CH Séc tại Việt Nam thời gian qua đã xây dựng được mối quan hệ hữu nghị thân thiện. Xin Ngài Đại sứ cho biết, Ngài đánh giá như thế nào về vai trò của Hội trong việc cũng cố và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hòa Séc và Cộng hòa XHCN Việt Nam?
Chúng tôi rất coi trọng các hoạt động của Hội Hữu nghị Việt Nam – Séc, một tổ chức mà cơ quan đại diện của chúng tôi đã hợp tác ngày từ đầu khi mới được thành lập, đó là từ năm 1997. Chúng tôi coi hoạt động của Hội không những chỉ đóng góp mà còn có vai tò không thể thay thế được trong việc cũng cố và tăng cường quan hệ giữa Cộng hòa Séc và Việt Nam. Bởi lẽ ai có thể hiểu những mục tiêu, mong muốn cũng như những sự lo lắng của chúng tôi tốt hơn là những con người đã sống và học tập hay làm việc nhiều năm tháng ở đất nước chúng tôi. Chúng tôi tin chắc rằng, mối quan hệ này của chúng ta là vững chắc và lâu bền và trong tương lai sẽ tiếp tục phát triển có lợi cho cả hai nước.
Chúng tôi đặc biệt vui mừng là các hội viên của Hội, những người đã tốt nghiệp ở Tiệp Khắc, với kiến thức tiếp thu được khi trở về tổ quốc đã khẳng định được chỗ đứng của mình và ngày càng giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước, ở các tổ chức và cơ quan (chỉ lấy một ví dụ - Chủ tịch Hội hiện nay là ông Nguyễn Minh Hồng, Thứ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông). Vấn đề không phải ở biểu tượng mà là thành quả có thể nhìn thấy rõ-chính sự thành công của sự giúp đỡ dành cho việc đào tạo khẳng định điều này, đồng thời đó cũng là sự quảng bá tốt đẹp cho chính bản thân CH Séc. Chúng tôi tin rằng tham gia vào việc quảng bá thanh danh và nhận thức về CH Séc tại Việt Nam là một đóng góp quan trọng và không gì có thể thay thế được của Hội Hữu nghị Việt Nam – Séc và là tiền đề tốt cho việc phát triển và tăng cường sự hợp tác giữa hai nước. Hà Nội, tháng 10/2009
PV