Đây là một sự kiện văn hóa chính trị quan trọng đánh dấu một mốc son mới của tinh thần đoàn kết một lòng của nhân dân Việt Nam nói chung, của nhân dân Hà Nội-Huế-Sài Gòn nói riêng.
Đồng thời, là minh chứng hùng hồn cho tất yếu lịch sử đã trở thành chân lý của dân tộc Việt Nam, được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong Lời chúc mừng năm mới năm 1963: “Nước Việt Nam ta là một/ Dân tộc Việt Nam ta là một/ Dù cho sông cạn đá mòn/ Nhân dân Nam Bắc là con một nhà” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 11, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 1996, trang 9).
Trước ngày lễ kết nghĩa, sáng ngày 7/10/1960, gần 1.000 đại biểu cán bộ và đồng bào ở Thủ đô đã dự buổi nói chuyện về tình hình Sài Gòn và Huế do Ban vận động kết nghĩa Hà Nội-Huế-Sài Gòn tổ chức.
Giáo sư Trần Văn Giàu thay mặt Hội đồng hương Sài Gòn và đồng chí Hoàng Phương Thảo thay mặt Hội đồng hương Huế, lần lượt trình bày truyền thống bất khuất lâu đời và phong trào đấu tranh gian khổ nhưng vô cùng anh dũng của nhân dân Sài Gòn và Huế chống Mỹ-Diệm suốt sáu năm qua.
Trong lễ kết nghĩa, bác sĩ Trần Duy Hưng thay mặt nhân dân Hà Nội, đồng chí Nguyễn Hộ, thay mặt nhân dân Sài Gòn-Gia Đinh, đồng chí Hoàng Phương Thảo, thay mặt nhân dân Huế và tất cả anh chị em đồng hương Sài Gòn và Huế cũng đặc biệt nhấn mạnh mối tình đoàn kết keo sơn, gắn bó giữa nhân dân Hà Nội, Huế, Sài Gòn trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cuộc chiến tranh giải phóng kiên cường ở miền Nam với khát vọng thống nhất đất nước.
Hà Nội, Huế và Sài Gòn là những thành phố cuối cùng trong phong trào kết nghĩa giữa hai miền Nam Bắc mà mở đầu là của phong trào này là giữa hai tỉnh Hà Nam và Biên Hòa. Phong trào kết nghĩa Bắc-Nam bắt nguồn từ tinh thần yêu nước nồng nàn, tình cảm chân thật ruột thịt của nhân dân hai miền.
Trải qua các thời kỳ lịch sử, dưới thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, dòng sông Gianh vẫn không thể ngăn cách được Đàng Trong-Đàng Ngoài.
Thủ đoạn của thực dân Pháp xâm lược chia cắt đất nước ta thành “ba kỳ” cũng không đạt được mục đích.
Dòng sông Bến Hải-cầu Hiền Lương cũng chỉ là ranh giới tạm thời chia cắt trên thực tế địa lý của đất nước, không thể chia cắt được lòng người dân hai miền Nam-Bắc luôn hướng về nhau, luôn bên nhau, cùng một nhịp đập của một trái tim đưa dòng máu lưu thông nuôi sống cơ thể của đất mẹ Việt Nam.
Để đến ngày thống nhất trọn vẹn, non sông thu về một mối sau đại thắng mùa xuân 1975 lịch sử, như Thư chúc mừng năm mới (năm 1964) của Bác Hồ: “Bắc Nam như cội với cành/ Anh em ruột thịt, đấu tranh một lòng/ Rồi đây thống nhất thành công/ Bắc Nam ta lại vui chung một nhà... (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 11, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 1996, trang 187).
Phong trào đấu tranh chống Mỹ-Diệm mạnh mẽ ở miền Nam, những tin tức đấu tranh thắng lợi ở Huế, Sài Gòn đã cổ vũ nhân dân Thủ đô và cả miền Bắc, đã là sức mạnh động viên lớn đối với những người Hà Nội và những con em của Sài Gòn-Huế hiện ở miền Bắc.
Những phong trào và tin tức đó đã biến tình thương nhớ quê hương, gia đình, bạn bè thành sức mạnh kiến thiết đất nước, càng yêu mến thương nhớ miền Nam, xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
Với mối tình kết nghĩa anh em Hà Nội-Huế-Sài Gòn, mỗi người dân lại càng phấn khởi, hăng hái ra sức thi đua, tận tâm, tận lực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà.
Cuộc kháng chiến bảo vệ và giải phóng của dân tộc Việt Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước đã chứng minh rằng phong trào kết nghĩa của ba thành phố lớn của ba miền Bắc-Trung-Nam là Hà Nội, Huế, Sài Gòn nói riêng và các địa phương khác ở hai miền nói chung đã là một trong những nền tảng tạo nên sức mạnh Việt Nam, được biểu hiện cụ thể qua các phong trào “Mỗi người làm việc bằng hai”, Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, phong trào phụ nữ Ba đảm đang” và khí thế ra quân “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”...
Hàng vạn lượt người con của miền Bắc không ngại hy sinh, gian khổ vượt ngàn dặm đại ngàn Trường Sơn vào chi viện cho các chiến trường ở miền Nam, trong đó có chiến trường Huế, Sài Gòn, lập nên những chiến công huyền thoại trên con đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh lịch sử, và ở nhiều chiến trường khác ở khắp miền Nam.
Những chiến thắng vang dội khắp năm châu bốn biển như cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng giải phóng hoàn toàn miền Nam, đáp ứng nguyện vọng thống nhất đất nước của nhân dân hai miền, trong đó có nhân dân Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
Sau năm 1975, nhân dân Hà Nội lại sát cánh cùng nhân dân Huế, Thành phố Hồ Chí Minh khắc phục những hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế và vượt qua những khó khăn của một thời bao cấp (1975-1985), bước vào thời kỳ đổi mới (từ năm 1986), để đến ngày nay cùng nhau đoàn kết, tự tin bước trên con đường xây dựng nền kinh tế thị trường có định hướng Xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế tri thức.
50 năm qua, truyền thống đoàn kết hợp tác, gắn bó keo sơn của ba địa phương tiếp tục được vun đắp, tăng cường nhằm phục vụ đắc lực cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở mỗi địa phương, góp phần cùng cả nước hoàn thành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
PV
Đồng thời, là minh chứng hùng hồn cho tất yếu lịch sử đã trở thành chân lý của dân tộc Việt Nam, được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong Lời chúc mừng năm mới năm 1963: “Nước Việt Nam ta là một/ Dân tộc Việt Nam ta là một/ Dù cho sông cạn đá mòn/ Nhân dân Nam Bắc là con một nhà” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 11, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 1996, trang 9).
Trước ngày lễ kết nghĩa, sáng ngày 7/10/1960, gần 1.000 đại biểu cán bộ và đồng bào ở Thủ đô đã dự buổi nói chuyện về tình hình Sài Gòn và Huế do Ban vận động kết nghĩa Hà Nội-Huế-Sài Gòn tổ chức.
Giáo sư Trần Văn Giàu thay mặt Hội đồng hương Sài Gòn và đồng chí Hoàng Phương Thảo thay mặt Hội đồng hương Huế, lần lượt trình bày truyền thống bất khuất lâu đời và phong trào đấu tranh gian khổ nhưng vô cùng anh dũng của nhân dân Sài Gòn và Huế chống Mỹ-Diệm suốt sáu năm qua.
Trong lễ kết nghĩa, bác sĩ Trần Duy Hưng thay mặt nhân dân Hà Nội, đồng chí Nguyễn Hộ, thay mặt nhân dân Sài Gòn-Gia Đinh, đồng chí Hoàng Phương Thảo, thay mặt nhân dân Huế và tất cả anh chị em đồng hương Sài Gòn và Huế cũng đặc biệt nhấn mạnh mối tình đoàn kết keo sơn, gắn bó giữa nhân dân Hà Nội, Huế, Sài Gòn trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cuộc chiến tranh giải phóng kiên cường ở miền Nam với khát vọng thống nhất đất nước.
Hà Nội, Huế và Sài Gòn là những thành phố cuối cùng trong phong trào kết nghĩa giữa hai miền Nam Bắc mà mở đầu là của phong trào này là giữa hai tỉnh Hà Nam và Biên Hòa. Phong trào kết nghĩa Bắc-Nam bắt nguồn từ tinh thần yêu nước nồng nàn, tình cảm chân thật ruột thịt của nhân dân hai miền.
Trải qua các thời kỳ lịch sử, dưới thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, dòng sông Gianh vẫn không thể ngăn cách được Đàng Trong-Đàng Ngoài.
Thủ đoạn của thực dân Pháp xâm lược chia cắt đất nước ta thành “ba kỳ” cũng không đạt được mục đích.
Dòng sông Bến Hải-cầu Hiền Lương cũng chỉ là ranh giới tạm thời chia cắt trên thực tế địa lý của đất nước, không thể chia cắt được lòng người dân hai miền Nam-Bắc luôn hướng về nhau, luôn bên nhau, cùng một nhịp đập của một trái tim đưa dòng máu lưu thông nuôi sống cơ thể của đất mẹ Việt Nam.
Để đến ngày thống nhất trọn vẹn, non sông thu về một mối sau đại thắng mùa xuân 1975 lịch sử, như Thư chúc mừng năm mới (năm 1964) của Bác Hồ: “Bắc Nam như cội với cành/ Anh em ruột thịt, đấu tranh một lòng/ Rồi đây thống nhất thành công/ Bắc Nam ta lại vui chung một nhà... (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 11, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 1996, trang 187).
Phong trào đấu tranh chống Mỹ-Diệm mạnh mẽ ở miền Nam, những tin tức đấu tranh thắng lợi ở Huế, Sài Gòn đã cổ vũ nhân dân Thủ đô và cả miền Bắc, đã là sức mạnh động viên lớn đối với những người Hà Nội và những con em của Sài Gòn-Huế hiện ở miền Bắc.
Những phong trào và tin tức đó đã biến tình thương nhớ quê hương, gia đình, bạn bè thành sức mạnh kiến thiết đất nước, càng yêu mến thương nhớ miền Nam, xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
Với mối tình kết nghĩa anh em Hà Nội-Huế-Sài Gòn, mỗi người dân lại càng phấn khởi, hăng hái ra sức thi đua, tận tâm, tận lực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà.
Cuộc kháng chiến bảo vệ và giải phóng của dân tộc Việt Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước đã chứng minh rằng phong trào kết nghĩa của ba thành phố lớn của ba miền Bắc-Trung-Nam là Hà Nội, Huế, Sài Gòn nói riêng và các địa phương khác ở hai miền nói chung đã là một trong những nền tảng tạo nên sức mạnh Việt Nam, được biểu hiện cụ thể qua các phong trào “Mỗi người làm việc bằng hai”, Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, phong trào phụ nữ Ba đảm đang” và khí thế ra quân “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”...
Hàng vạn lượt người con của miền Bắc không ngại hy sinh, gian khổ vượt ngàn dặm đại ngàn Trường Sơn vào chi viện cho các chiến trường ở miền Nam, trong đó có chiến trường Huế, Sài Gòn, lập nên những chiến công huyền thoại trên con đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh lịch sử, và ở nhiều chiến trường khác ở khắp miền Nam.
Những chiến thắng vang dội khắp năm châu bốn biển như cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng giải phóng hoàn toàn miền Nam, đáp ứng nguyện vọng thống nhất đất nước của nhân dân hai miền, trong đó có nhân dân Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
Sau năm 1975, nhân dân Hà Nội lại sát cánh cùng nhân dân Huế, Thành phố Hồ Chí Minh khắc phục những hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế và vượt qua những khó khăn của một thời bao cấp (1975-1985), bước vào thời kỳ đổi mới (từ năm 1986), để đến ngày nay cùng nhau đoàn kết, tự tin bước trên con đường xây dựng nền kinh tế thị trường có định hướng Xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế tri thức.
50 năm qua, truyền thống đoàn kết hợp tác, gắn bó keo sơn của ba địa phương tiếp tục được vun đắp, tăng cường nhằm phục vụ đắc lực cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở mỗi địa phương, góp phần cùng cả nước hoàn thành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
PV