Thời đại ngày nay khó mà tìm ra một quốc gia nào có thể thôn tính và đồng hóa một quốc gia khác trong dài hạn mà không bị sa lầy. Tuy vậy vẫn có những cuộc chiến xâm lược mặc nhiều loại áo khoác khác nhau trong thế kỷ 21, dù rằng các cuộc chiến xâm lược và thực dân của thế kỷ 20 đã không khuất phục được phong trào giải phóng dân tộc khắp nơi trên thế giới.
Sức mạnh của các quốc gia không còn chỉ nằm ở quân lực hay kinh tế mà nằm ở những dạng quyền lực mềm khác như văn hóa, thể thao, nghệ thuật, khoa học xuyên biên giới, ngoại giao nhân dân cùng đan xen với nhau. Những quyền lực mềm này có khả năng vô hiệu hóa các loại quyền lực của súng gươm và ý thức hệ thù địch, góp phần bảo vệ đất nước vì hòa bình và chủ quyền quốc gia.
Vô hình chung và một cách thiên bẩm, ông cha ta đã sử dụng quyền lực mềm ấy từ thuở lập quốc như chọn lọc và cử phái bộ ngoại giao đến các nước láng giềng, thúc đẩy hôn nhân với các nước bạn, các bộ lạc dân tộc anh em, liên tục phát triển văn hóa làng xã truyền thống trong hành trình mở cõi.
Hiện nay ngoài sức mạnh của truyền thông thường được ví như đệ tứ quyền của nhân loại, thế giới phẳng hơn nhờ sức mạnh của giao thông phát triển hiện đại và viễn thông không ngừng kết nối. Bộ ba ”thông” này càng làm cho sức mạnh của quyền lực mềm-ngoại giao nhân dân có vai trò ý nghĩa hơn. Những sức mạnh ấy càng làm phong phú thêm cho kho tàng vũ khí vệ quốc bằng ngoại giao của Việt Nam.
Gần đây báo SGTT có đưa tin đồng bào dân tộc Cơ Tu vì quá yêu thích phim Hàn Quốc mà đã đặt tên con theo diễn viên Hàn Quốc. Khi đó quyền lực mềm của đất nước Đông Bắc Á này đã đóng vai trò chất thẩm thấu khôn ngoan và hòa bình qua nhiều tầng biên giới hành chánh các nơi trên thế giới.
Trong cuộc chạy đua phi vũ trang này giữa các nước, người đến đích trước sẽ là bên có bản lĩnh nhân văn, tự hào nguồn cội, sức hấp dẫn văn hóa và chiến lược phát triển ngoại giao nhân dân rộng khắp với mục tiêu không đơn thuần chỉ nhằm bán dầu gội đầu hay kim chi quốc hồn quốc túy.
Anh hùng giải phóng dân tộc Nguyễn Trãi đã thấy sức mạnh của ngoại giao đánh vào lòng người qua bức thư bức hàng Vương Thông, uy mãnh và mềm mại, chủ trương ưu tiên cho quyền lực mềm đánh vào lòng người: Ta đây mưu phạt tâm công, chẳng đánh mà người chịu khuất[2]”. Tướng Giáp đã đánh giá cao sức mạnh của tâm công hơn hẳn đánh vào thành trì vốn được cổ nhân xem là hạ sách[3], và chủ trương xây dựng nhân hải, nhân sơn trong cuộc chiến chống Pháp, thay cho thành lũy vật chất.
Ngày nay khi bàn đến tâm công, mưu công để giữ thế nước quân bình với các thế lực khác, nhân dân Việt Nam mong muốn các nhà làm chính sách tái xây dựng thế trận lòng dân, cụ thề là một nền ngoại giao nhân dân ở mọi nơi, mọi giới, người Việt trong và ngoài nước, để tranh thủ được sức mạnh của toàn nhân loại yêu chuộng hòa bình. Mỗi người Việt Nam sẽ là một đại sứ về văn hóa, khoa học, thể thao, nghệ thuật nhằm góp phần gia tăng sức mạnh của quyền lực mềm, góp phần bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của cha ông.
Đã đi qua nhiều cuộc chiến tranh đau khổ, người Việt với một sự tập hợp trở lại trong ý thức về nền ngoại giao nhân dân mềm mại uyển chuyển này, có thể chứng minh cho thế giới thấy rằng Việt Nam cần giữ gìn hòa bình. Và nền hòa bình ấy sẽ được bảo vệ trân quý không chỉ bằng cách hong khô thuốc súng mà còn bằng cách làm lan tỏa tinh thần hòa hiếu của mình bằng sức mạnh của nền ngoại giao nhân dân.
Hiểu dân, trọng dân, mở rộng lòng với dân, “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”[4] đó chính là vũ khí hữu hiệu để ngăn chận bất kỳ ý đồ nào của kẻ xâm lược. Quan trọng là tổ chức được thế trận và vũ khí ngoại giao nhưng quan trọng hơn hết là phải có người biết bảo tồn và sử dụng thế trận, vũ khí ấy trong một thế cờ bất ngờ nào đó của lịch sử!
Ngoại giao nhân dân Việt Nam sẽ giúp kéo dài hơn những ký ức về lịch sử ngắn ngủi của những người đi xâm chiếm để người Việt có thể tự vệ và sống hòa bình trong tự trọng. Ngoại giao nhân dân sẽ khơi dậy sự đồng cảm của nhân loại với một đất nước bé nhỏ oằn mình lại trước sóng gió Biển Đông, âm thầm và dũng cảm như vừa kêu gọi vừa chở che cho những người láng giềng nhỏ bé khác.
Ngoại giao nhân dân hữu hiệu có thể tạo những bức tường thành và mặt trận ủng hộ Việt Nam bảo vệ nền hòa bình và khiến những thế lực muốn chèn ép Việt Nam phải ngần ngại chùn bước trước khi manh động.
Để thực hiện được cuộc kết nối và vận động đó, nhân dân cần lãnh đạo đất nước giữ được lửa của hào khí dân tộc. Khi những nhà đại sứ có tự hào dân tộc thì họ sẽ có khả năng bảo vệ tổ quốc đĩnh đạc và hữu hiệu nhất.
Người Việt với hơn tám mươi triệu trong nước và hơn ba triệu đồng bào ngoài nước vốn đã làm một cuộc Thoát Á luôn hướng tâm hồn về quê cha đất tổ. Vận dụng được thế trận ngoại giao nhân dân rộng khắp với các nhà đại sứ con cháu Âu Lạc ở khắp nơi trên thế giới sẽ góp phần hữu hiệu để bảo vệ Tổ Quốc. Đó chính là lũy tre làng muôn năm mềm mại mà thế nước và hồn thiêng dân tộc đã dành cho bé Gióng khi lâm trận để viết nên một truyền thuyết vĩ đại của dân tộc.
Lê Vĩnh Trương (Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông)
Sức mạnh của các quốc gia không còn chỉ nằm ở quân lực hay kinh tế mà nằm ở những dạng quyền lực mềm khác như văn hóa, thể thao, nghệ thuật, khoa học xuyên biên giới, ngoại giao nhân dân cùng đan xen với nhau. Những quyền lực mềm này có khả năng vô hiệu hóa các loại quyền lực của súng gươm và ý thức hệ thù địch, góp phần bảo vệ đất nước vì hòa bình và chủ quyền quốc gia.
Vô hình chung và một cách thiên bẩm, ông cha ta đã sử dụng quyền lực mềm ấy từ thuở lập quốc như chọn lọc và cử phái bộ ngoại giao đến các nước láng giềng, thúc đẩy hôn nhân với các nước bạn, các bộ lạc dân tộc anh em, liên tục phát triển văn hóa làng xã truyền thống trong hành trình mở cõi.
Hiện nay ngoài sức mạnh của truyền thông thường được ví như đệ tứ quyền của nhân loại, thế giới phẳng hơn nhờ sức mạnh của giao thông phát triển hiện đại và viễn thông không ngừng kết nối. Bộ ba ”thông” này càng làm cho sức mạnh của quyền lực mềm-ngoại giao nhân dân có vai trò ý nghĩa hơn. Những sức mạnh ấy càng làm phong phú thêm cho kho tàng vũ khí vệ quốc bằng ngoại giao của Việt Nam.
Gần đây báo SGTT có đưa tin đồng bào dân tộc Cơ Tu vì quá yêu thích phim Hàn Quốc mà đã đặt tên con theo diễn viên Hàn Quốc. Khi đó quyền lực mềm của đất nước Đông Bắc Á này đã đóng vai trò chất thẩm thấu khôn ngoan và hòa bình qua nhiều tầng biên giới hành chánh các nơi trên thế giới.
Trong cuộc chạy đua phi vũ trang này giữa các nước, người đến đích trước sẽ là bên có bản lĩnh nhân văn, tự hào nguồn cội, sức hấp dẫn văn hóa và chiến lược phát triển ngoại giao nhân dân rộng khắp với mục tiêu không đơn thuần chỉ nhằm bán dầu gội đầu hay kim chi quốc hồn quốc túy.
Anh hùng giải phóng dân tộc Nguyễn Trãi đã thấy sức mạnh của ngoại giao đánh vào lòng người qua bức thư bức hàng Vương Thông, uy mãnh và mềm mại, chủ trương ưu tiên cho quyền lực mềm đánh vào lòng người: Ta đây mưu phạt tâm công, chẳng đánh mà người chịu khuất[2]”. Tướng Giáp đã đánh giá cao sức mạnh của tâm công hơn hẳn đánh vào thành trì vốn được cổ nhân xem là hạ sách[3], và chủ trương xây dựng nhân hải, nhân sơn trong cuộc chiến chống Pháp, thay cho thành lũy vật chất.
Ngày nay khi bàn đến tâm công, mưu công để giữ thế nước quân bình với các thế lực khác, nhân dân Việt Nam mong muốn các nhà làm chính sách tái xây dựng thế trận lòng dân, cụ thề là một nền ngoại giao nhân dân ở mọi nơi, mọi giới, người Việt trong và ngoài nước, để tranh thủ được sức mạnh của toàn nhân loại yêu chuộng hòa bình. Mỗi người Việt Nam sẽ là một đại sứ về văn hóa, khoa học, thể thao, nghệ thuật nhằm góp phần gia tăng sức mạnh của quyền lực mềm, góp phần bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của cha ông.
Đã đi qua nhiều cuộc chiến tranh đau khổ, người Việt với một sự tập hợp trở lại trong ý thức về nền ngoại giao nhân dân mềm mại uyển chuyển này, có thể chứng minh cho thế giới thấy rằng Việt Nam cần giữ gìn hòa bình. Và nền hòa bình ấy sẽ được bảo vệ trân quý không chỉ bằng cách hong khô thuốc súng mà còn bằng cách làm lan tỏa tinh thần hòa hiếu của mình bằng sức mạnh của nền ngoại giao nhân dân.
Hiểu dân, trọng dân, mở rộng lòng với dân, “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”[4] đó chính là vũ khí hữu hiệu để ngăn chận bất kỳ ý đồ nào của kẻ xâm lược. Quan trọng là tổ chức được thế trận và vũ khí ngoại giao nhưng quan trọng hơn hết là phải có người biết bảo tồn và sử dụng thế trận, vũ khí ấy trong một thế cờ bất ngờ nào đó của lịch sử!
Ngoại giao nhân dân Việt Nam sẽ giúp kéo dài hơn những ký ức về lịch sử ngắn ngủi của những người đi xâm chiếm để người Việt có thể tự vệ và sống hòa bình trong tự trọng. Ngoại giao nhân dân sẽ khơi dậy sự đồng cảm của nhân loại với một đất nước bé nhỏ oằn mình lại trước sóng gió Biển Đông, âm thầm và dũng cảm như vừa kêu gọi vừa chở che cho những người láng giềng nhỏ bé khác.
Ngoại giao nhân dân hữu hiệu có thể tạo những bức tường thành và mặt trận ủng hộ Việt Nam bảo vệ nền hòa bình và khiến những thế lực muốn chèn ép Việt Nam phải ngần ngại chùn bước trước khi manh động.
Để thực hiện được cuộc kết nối và vận động đó, nhân dân cần lãnh đạo đất nước giữ được lửa của hào khí dân tộc. Khi những nhà đại sứ có tự hào dân tộc thì họ sẽ có khả năng bảo vệ tổ quốc đĩnh đạc và hữu hiệu nhất.
Người Việt với hơn tám mươi triệu trong nước và hơn ba triệu đồng bào ngoài nước vốn đã làm một cuộc Thoát Á luôn hướng tâm hồn về quê cha đất tổ. Vận dụng được thế trận ngoại giao nhân dân rộng khắp với các nhà đại sứ con cháu Âu Lạc ở khắp nơi trên thế giới sẽ góp phần hữu hiệu để bảo vệ Tổ Quốc. Đó chính là lũy tre làng muôn năm mềm mại mà thế nước và hồn thiêng dân tộc đã dành cho bé Gióng khi lâm trận để viết nên một truyền thuyết vĩ đại của dân tộc.
Lê Vĩnh Trương (Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông)